Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Thai nhi > Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Nguy Hiểm Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 16, 2022

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, ung thư, đe dọa đến tính mạng. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vấn đề đặt ra trong bài viết này là mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không? Liệu có thể lây truyền cho thai nhi? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?

Để biết mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không, chúng ta cần xem qua một số thông tin dưới đây:

Tình trạng trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ

Thai nhi có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Ước tính 10 – 20% thai phụ bị viêm gan B mạn tính và khoảng 90% mẹ bầu nhiễm virus HBV cấp tính sẽ lây truyền cho con. Thế nhưng tỷ lệ lây truyền sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp:

Nếu người mẹ nhiễm virus HBV trong lúc mang thai thì tỷ lệ lây bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm mắc viêm gan B:

  • Tỷ lệ truyền bệnh cho con là khoảng 1% nếu mẹ nhiễm virus viêm gan trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Tỷ lệ truyền bệnh cho con là khoảng 10% nếu mẹ nhiễm virus viêm gan trong 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Tỷ lệ truyền bệnh cho con lên đến 60 – 70% nếu mẹ nhiễm virus viêm gan trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Trẻ sẽ có nguy cơ bị lây bệnh cao khoảng 90% nếu người mẹ không biết bản thân mắc viêm gan B, không áp dụng phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh. Trong số này, ước tính có khoảng 50% các bé bị viêm gan B mạn tính, tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành xơ gan, suy gan, mắc ung thư gan khi trưởng thành. 

Khi mẹ bầu mắc viêm gan B từ trước, đã chữa trị ở mức ổn định, virus HBV dưới ngưỡng hoạt động thì hầu như thai nhi không bị lây bệnh.

Trường hợp mẹ bầu nhiễm virus HBV từ trước khi có thai mà chưa chữa trị hoặc điều trị không dứt điểm cũng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn vào cuối thai kỳ. Lúc này, thai nhi sẽ đối mặt vối nguy cơ cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Hầu hết virus HBV sẽ sống trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không có khả năng truyền sang nhau thai. Do đó, nó không tác động nhiều đến quá trình phát triển của em bé như những loại virus khác, điển hình là cúm, Rubella,… Mẹ bầu mắc viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật.

Chỉ khi mẹ bầu mắc viêm gan B nghiêm trọng ở 3 tháng cuối thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ sinh non. Vì thế, điều quan trọng nhất nếu mẹ bầu bị viêm gan B cần làm là phải biết cách ngăn ngừa khả năng lây bệnh cho con. 

Nhiễm virus HBV có thể sẽ rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trẻ sơ sinh chẳng may bị viêm gan B có đến 90% nguy cơ trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ hoàn toàn có thể lây truyền virus cho người khác. Trong đó, ước tính khoảng 25% trường hợp trẻ khi trưởng thành có khả năng tử vong vì bệnh ung thư hoặc xơ gan

Ngoài ra, nhiễm virus HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỷ lệ lây truyền chu sinh, cụ thể là 10%. Nếu tình trạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần thời điểm sinh, tỷ lệ lây truyền sẽ gia tăng đáng kể, báo cáo ở mức 60%. 

Phụ nữ mang thai khi đang chữa trị kháng virus cần thông báo cho bác sĩ biết để thảo luận về nguy cơ cũng như lợi ích của việc tiếp tục chữa trị. Tiếp tục liệu trình điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trong khi dừng chữa trị sẽ làm mẹ đối mặt với nguy cơ bị viêm gan bùng phát. Có thể xem xét dừng điều trị cho mẹ bầu không bị xơ gan.

Mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng của viêm gan B đến bà bầu

Mẹ bầu có thể nhiễm virus HBV trước hoặc trong lúc mang thai. Thế nhưng đa phần là bị nhiễm từ trước lúc có thai. Virus viêm gan B không tác động xấu đến quá trình mang thai và em bé trong bụng. Thai nhi vẫn có thể phát triển tốt và không đối mặt với nguy cơ bị dị tật. 

Điều quan trọng cần lưu ý là nguy cơ truyền bệnh cho em bé. Nếu không được bảo vệ sau khi sinh, 50% trong số các bé sẽ mắc bệnh viêm gan B mạn tính, đối mặt với nguy cơ chuyển thành xơ gan khi trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cấp tính ngay sau sinh ở mức 5 – 7% mà không biểu hiện dấu hiệu rõ ràng. Những mẹ bầu bị viêm gan B, C nếu phát hiện sớm sẽ được bác sĩ cảnh báo thận trọng và chỉ định khám chức năng gan định kỳ, tiến hành xử lý sớm.

Có bầu bị viêm gan B cần được điều trị như thế nào?

Thắc mắc mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vây có bầu bị viêm gan B cần được điều trị như thế nào?

Nhiều mẹ bầu có tâm lý lo lắng, hoảng sợ khi biết bản thân mắc bệnh viêm gan B. Thế nhưng các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhiều em bé sinh ra từ người mẹ nhiễm virus HBV nhưng được phòng ngừa tốt vẫn sẽ an toàn, không bị lây bệnh. Do đó, nếu chị em mắc bệnh viêm gan B thì vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết để theo dõi thai kỳ nghiêm ngặt hơn.

Điều cần làm đầu tiên đó là bạn phải đến cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm máu để xác định chính xác xem bản thân có nhiễm virus HBV hay không. Nếu kết quả dương tính bạn phải theo dõi sức khỏe thường xuyên để hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, em bé cũng cần được chủng ngừa vắc xin HBV sau khi ra đời trong vòng 12 – 14 giờ đầu. Phải tiến hành tiêm nhắc lại vắc xin theo hướng dẫn của bác sĩ. Em bé thường sẽ được chủng ngừa vắc xin HBV và Globulin miễn dịch viêm gan B. 

Có bầu bị viêm gan B cần được điều trị như thế nào?
Em bé cần được chủng ngừa vắc xin HBV sau khi ra đời trong vòng 12 – 14 giờ đầu

Cẩm nang chăm sóc bà bầu bị viêm gan B từ A – Z

Khi chăm sóc mẹ bầu bị viêm gan B cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Bà bầu bị viêm gan B nên ăn gì?

Mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra cần tăng cường thưởng thức những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, ví dụ như:

  • Các loại hoa quả, rau xanh giàu Sắt, Vitamin C.
  • Sữa và những chế phẩm từ sữa: Bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu và Canxi.
  • Các loại hạt: Cung cấp chất xơ và dinh dưỡng hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm giảm bớt gánh nặng cho gan.
  • Thực phẩm giàu Protein không chứa chất béo, ví dụ như thịt nạc bò, ức gà, cá hồi, cá thu, các loại đậu và hạt,…
  • Tăng cường những loại rau củ có màu cam, đỏ hoặc xanh đậm vì chúng chứa nhiều dưỡng chất và Vitamin tốt cho gan.

Bà bầu bị viêm gan B nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh đó, người mẹ cũng nên hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa, làm gia tăng gánh nặng cho gan, ví dụ như món chứa nhiều đường, dầu mỡ, nước ngọt,… Thức uống có cồn, rượu bia, chất kích thích phải được hạn chế hoàn toàn khi mang thai. Những chất này sẽ khiến virus HBV phát triển mạnh, làm gan bị tổn thương nhiều hơn. 

Những việc bà bầu bị viêm gan B cần tuyệt đối tránh

Mẹ bầu đừng nên quá lo lắng, ảnh hưởng đến việc ăn uống, khiến thai nhi bị tác động không tốt. Phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp mẹ bầu chủ động phòng ngừa, chăm sóc, chữa trị tốt, sinh trẻ ra hoàn toàn khỏe mạnh. Viêm gan B thường làm cơ thể mệt mỏi, do đó mẹ bầu đừng làm việc quá sức. Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý dùng thuốc chữa trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì một số thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng đến thai.

Cẩm nang chăm sóc bà bầu bị viêm gan B từ A – Z
Bà bầu bị viêm gan B nên có chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?

Bên cạnh nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi, mẹ bầu nhiễm virus viêm gan B cần lưu ý đến những biến chứng khác như: Sảy thai, sinh non, trẻ sinh dinh dưỡng, thiếu cân, bị tổn thương gan,… Vậy mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì để hạn chế biến chứng?

Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh

Đây việc làm bắt buộc phải thực hiện với trẻ sơ sinh để bảo vệ con khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh viêm gan B. Trẻ sẽ được tiêm vắc xin ngay sau khi ra đời, trong vòng 12 – 24 giờ đầu tiên với 2 liều, bao gồm:

  • 1 liều 5 mcg vắc xin viêm gan B.
  • 1 liều 0,5 ml Globulin miễn dịch viêm gan B. 

Hai mũi này sẽ được tiêm ở 2 chi khác nhau. Trẻ sẽ cần chủng ngừa nhắc lại khi được 1 tháng, 2 tháng, 1 tuổi. Có thể tiêm thêm khi lớn lên nếu chưa sở hữu đủ miễn dịch.

Điều trị viêm gan B khi mang thai

Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu làm xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó hỗ trợ kiểm xem nồng độ virus HBV trong máu thấp hay cao. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Việc chữa trị cho mẹ bầu hiện này hầu hết sử dụng Tenofovir vì mang đến hiệu quả khá tốt, an toàn cho cả thai phụ và em bé trong bụng. Bác sĩ có thể xem xét chữa trị bằng Telbivudine hoặc Lamivudine. 

Điều trị sau mang thai

Trẻ sẽ được tiêm vắc xin khi sinh ra. Mẹ vẫn có thể chăm sóc và cho con bú như bình thường. Tuy nhiên việc chữa trị vẫn cần tiếp tục duy trì để kiểm soát virus HBV xuống mức an toàn. Chữa trị bằng thuốc vẫn được bác sĩ khuyến cáo. Ngoài ra cần tiến hành tái khám thường xuyên để làm xét nghiệm, kiểm tra nồng độ virus HBV trong máu. 

Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?
Mẹ bầu bị viêm gan B có thể cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Những lưu ý dành cho bà bầu viêm gan B

Dù bị nhiễm virus HBV trước hay trong lúc mang thai, mẹ bầu cũng cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa biết về những thông tin như: Đã chữa trị chưa, mắc bệnh từ bao giờ, thời gian uống thuốc, quá trình điều trị như thế nào,… để bác sĩ tiến hành theo dõi tình hình bệnh của người mẹ đồng thời chỉ định phương pháp xử trí phù hợp.

Mẹ bầu cần áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vì viêm gan B sẽ khiến thai phụ thường cảm thấy mệt mỏi. Do đó mẹ bầu phải dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, căng thẳng. 

Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus HBV trong vòng một vài giờ đầu tiên sẽ cần tiêm mũi vắc xin viêm gan B đầu tiên cũng như liều Globulin miễn dịch (HBIG). Trong vòng 6 tháng kế tiếp, trẻ sẽ được tiêm thêm 2 liều. Sau khi hoàn thành phác đồ chủng ngừa trẻ sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra virus HBV. 

Những câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị viêm gan B

Bên cạnh thắc mắc bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thêm một số câu hỏi thường gặp dưới đây:

Mẹ bị viêm gan B có lây cho con không?

Virus HBV hoàn toàn có thể lây từ mẹ sang con. Đây cũng là lý do khiến nhiều đứa trẻ bị nhiễm bệnh. Ước tính khoảng 40% mẹ bầu bị viêm gan B sinh con ra nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, không phải trẻ nào cũng mang mầm bệnh đến suốt đời. Thời gian mẹ bầu nhiễm virus HBV trong thai kỳ sẽ góp phần quyết định nguy cơ nhiễm bệnh của trẻ. Nếu thai phụ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu, em bé sẽ có nguy cơ lây truyền thấp nhất. Càng về sau thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. 

Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?

Nhiều bạn đọc nghĩ rằng thai phụ bị viêm gan B nên sinh mổ để làm hạn chế nguy cơ truyền bệnh cho con. Thế nhưng theo các chuyên gia việc tiến hành sinh mổ là không cần thiết. Bởi phương pháp này không thể hạn chế hoàn toàn nguy cơ truyền virus cho trẻ. 

Con đường lây truyền HBV từ mẹ sang con dựa trên sự có mặt của virus bên trong hỗn hợp dịch lỏng cơ thể đi qua trong lúc sinh. Do dó, dù sinh mổ hay sinh thường thì trẻ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủng ngừa và tiến hành chăm sóc cho cả mẹ lẫn bé đúng cách. 

Những câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị viêm gan B
Ước tính khoảng 40% mẹ bầu bị viêm gan B sinh con ra nhiễm bệnh

Chắc hẳn bạn đọc đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không. Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con, do đó thai phụ nhiễm bệnh cần tuân thủ phác đồ chữa trị được bác sĩ đề ra. Chỉ như thế mới có thể hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho thai nhi. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ