Áp Xe Vú Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Áp Xe Vú Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng tư 27, 2024

Áp xe vú là nhiễm trùng ở vùng vú do vi khuẩn gây ra. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Vậy áp xe vú có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào? Cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bài viết sau nhé!

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là tình trạng viêm sưng, đỏ da, đau nhức vùng vú do tình trạng tích tụ mủ trong vú, bệnh trở nên nặng hơn khi không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đầy đủ.

Áp xe vú là tình trạng viêm sưng, đỏ da, đau nhức vùng vú do tình trạng tích tụ mủ trong vú.
Áp xe vú là tình trạng viêm sưng, đỏ da, đau nhức vùng vú do tình trạng tích tụ mủ trong vú.

Theo thống kê, có khoảng 5-11% các trường hợp áp xe vú ở phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú, thường thấy nhất là ở tuần thứ 3-8 sau khi sinh.

Theo các chuyên gia, ổ áp xe vú có thể đã hình thành từ trước, trong hoặc sau tuyến vú. Quá trình phát triển áp xe vú trải qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn viêm nhiễm, giai đoạn tạo ổ áp xe và cuối cùng là hoại tử.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu “Áp xe vú là gì?”. Dưới đây là các loại thường gặp, mời bạn tiếp tục tham khảo.

Các loại áp xe vú

Có hai loại áp xe vú thường gặp là: trong thời gian sau sinh và không liên quan đến sau sinh hoặc cho con bú:

Có hai loại áp xe vú thường gặp là: Trong thời gian sau sinh và không liên quan đến sau sinh hoặc cho con bú.
Có hai loại áp xe vú thường gặp là: Trong thời gian sau sinh và không liên quan đến sau sinh hoặc cho con bú.

Áp xe vú trong thời gian sau sinh

Áp xe vú trong thời gian sau sinh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi (trên 30) lần đầu mang thai hay thai quá 41 tuần. Phụ nữ đang cho con bú nhưng bị tắc tia sữa cũng gây viêm tuyến vú, nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến áp xe vú.

Có 2 giai đoạn khi cho con bú, người mẹ dễ bị áp xe vú nhất:

  • Tháng đầu sau khi sinh, thời điểm này người phụ nữ vừa mới quen việc cho con bú và tiết sữa sau sinh. Người mẹ không có quá nhiều kinh nghiệm, nên chưa biết cách vệ sinh núm vú, cho con bú không đúng cách gây tình trạng nứt từ đó hình thành áp xe vú. Khoảng 80% phụ nữ gặp trường hợp này vào những tháng đầu sau khi sinh.
  • Giai đoạn cai sữa, sữa bị ứ đọng, căng sữa là yếu tố dẫn đến tình trạng áp xe vú. Bên cạnh đó, khi trẻ mọc răng, ngứa lợi, trẻ cắn đầu ti khi đang bú cũng làm vú dễ bị chấn thương.

Không liên quan đến sau sinh hoặc cho con bú

Đây là loại áp xe xuất phát ngoài da hoặc qua các ống tuyến sữa. Ổ áp xe có thể hình thành ngoại vi, tại trung tâm vú. Những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu thường dễ có nguy cơ bị áp xe vú.

Vậy là chúng ta đã hiểu thêm về các loại áp xe vú thường gặp, dưới đây là những biểu hiện thường gặp, mời bạn đọc tiếp tục tham khảo.

Biểu hiện của áp xe vú

Khi bị áp xe vú, người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện thường gặp sau:

  • Sốt cao, mệt mỏi
  • Đau ở vùng vú
  • Vú đau, sưng to, nóng, rát
  • Đau vùng nách cùng bên, xuất hiện hạch dưới nách
  • Sữa khi vắt ra có màu vàng nhạt (do có mủ bên trong)
  • Siêu âm vú thấy nhiều ổ dịch không đồng nhất
  • Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu trung tính tăng
  • Xét nghiệm CRP tăng

Nếu bạn xuất hiện một trong những biểu hiện của áp xe vú trên thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Cách phòng ngừa bị áp xe vú

Áp xe vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh, các mẹ bỉm cần lưu ý một số điều sau:

  • Sau khi sinh xong, mẹ nên thường xuyên massage nhẹ nhàng đầu vú để ống dẫn sữa lưu thông.
Sau khi sinh xong, mẹ nên thường xuyên massage nhẹ nhàng đầu vú để ống dẫn sữa lưu thông.
Sau khi sinh xong, mẹ nên thường xuyên massage nhẹ nhàng đầu vú để ống dẫn sữa lưu thông.
  • Cho bé bú thường xuyên và đúng khớp ngậm.
  • Vệ sinh núm vú đúng cách, sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
  • Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên 2 bên vú hoặc vắt sữa thừa sau mỗi lần cho con bú.
  • Khi gặp trường hợp bị tắc tia sữa, cần điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn hãy xoa bóp hoặc chườm nóng lên vùng vú.
  • Hạn chế làm trầy xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa gây viêm tuyến sữa. Tránh mặc áo lót quá chật gây tổn thương vú.
  • Không cai sữa sớm, khi cai sữa nên giảm từ từ số cữ bú cho trẻ, tránh cai sữa đột ngột.

Qua đây chúng ta biết thêm cách phòng ngừa bị áp xe vú, còn nếu mẹ bỉm nào đang gặp tình trạng này có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh sau đây.

Phương pháp điều trị áp xe vú

Phương pháp điều trị áp xe vú phụ thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn của bệnh. Những biện pháp điều trị bệnh phổ biến bao gồm:

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau Ibuprofen được xem có hiệu quả nhất và có tác dụng nhiều trong việc chống viêm, phù nề. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol. Tránh dùng Tramadol cùng các opioid khác do chúng có tác dụng ức chế thần kinh đối với trẻ sơ sinh qua đường sữa khi mẹ uống vào.

Khi gặp các cơn đau nhức, bạn có thể dùng paracetamol để cảm thấy đỡ hơn.
Khi gặp các cơn đau nhức, bạn có thể dùng paracetamol để cảm thấy đỡ hơn.

Chích áp xe

Các bác sĩ sẽ rạch theo hình nan hoa không chạm vào vùng quầng vú, không gây tổn thương lên vùng ống dẫn sữa, đủ rộng để vệ sinh vết thương, dẫn lưu mủ, thuốc sát khuẩn và thay băng hàng ngày, đến khi hết mủ.

Chườm ấm, massage

Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất có thể kế đến là chườm ấm, việc này giúp giảm tắc tia sữa, tan khối sữa, giảm sưng, phù nề và làm vú bớt đau khi mẹ cho con bú. Thường xuyên massage còn giúp thông ống dẫn sữa, tránh tình trạng áp xe vú hiệu quả.

Một trong những phương pháp điều trị áp xe vú hiệu quả nhất có thể kế đến là chườm ấm.
Một trong những phương pháp điều trị áp xe vú hiệu quả nhất có thể kế đến là chườm ấm.

Hy vọng những chia sẻ về “Áp xe vú có nguy hiểm không?” cũng như biểu hiện, cách phòng ngừa và các phương pháp điều trị bệnh được Đa khoa Phương Nam gửi đến bạn đọc thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe thật tốt. Nếu cần tư vấn thêm thông tin vui lòng liên hệ ngay hotline 1800 2222 hoặc để được hỗ trợ.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ