Bà Bầu 3 Tháng Có Nên Ăn Lựu Không? Nên Ăn Thế Nào Đúng?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bà Bầu 3 Tháng Có Nên Ăn Lựu Không? Nên Ăn Thế Nào Đúng?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng hai 2, 2022

Quả lựu có vị ngọt tươi mát, rất được yêu thích. Loại trái cây này cũng sở hữu nhiều dưỡng chất hữu ích. Thế nhưng bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Nên ăn như thế nào cho đúng để phát huy tối đa công dụng, hạn chế phản ứng phụ? Có thể chế biến lựu thành những món nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không?

Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Lựu là loại quả dồi dào dưỡng chất, dễ ăn, mẹ bầu có thể bổ sung vào khẩu phần mỗi ngày. Ước tính trong 174 gam lựu sẽ có những thành phần dinh dưỡng sau:

Thành phần Công dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi
Protein (3 gam) Đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của mô và hình thành các cơ quan chính ở thai nhi như phổi, tim, não bộ,…
Chất xơ (7 gam) Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giảm tình trạng táo bón thai kỳ.
Vitamin C (30% RDI) Tăng khả năng hấp thụ Sắt cho mẹ bầu và nâng cao sức đề kháng.
Vitamin K (30% RDI) Hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi, giảm nguy cơ loãng xương ở thai phụ và hỗ trợ em bé hoàn thiện khung xương, ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống đông máu và phòng chống xuất huyết.
Folate (16% RDI) Là dưỡng chất quan trọng giúp tế bào máu phát triển, hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và đóng góp vào quá trình phát triển của hệ thần kinh.
Kali (12% RDI) Ngăn ngừa huyết áp cao, điều hòa huyết áp trong thai kỳ cho mẹ bầu.

Tóm lại, bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn lựu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ăn lựu với lượng phù hợp để cung cấp dưỡng chất tốt cho sức khỏe bản thân và thai nhi.

ba-bau-3-thang-co-nen-an-luu-khong-1
Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không?

Những lợi ích của quả lựu đối với bà bầu và thai nhi

Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Thai phụ 3 tháng đầu hoàn toàn có thể thưởng thức lựu. Với thành phần dưỡng chất dồi dào, lựu mang đến nhiều công dụng hữu ích cho cả thai nhi và mẹ bầu, cụ thể như sau:

Tác dụng của quả lựu với mẹ bầu

  • Cung cấp chất béo lành mạnh cho thai phụ, ngăn ngừa tình trạng thai nhi nhẹ cân và sinh non.
  • Nhờ hàm lượng chất đạm lành mạnh dễ hấp thụ, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ tăng cân nhanh.
  • Tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng và giúp kích thích vị giác cho mẹ bầu.
  • Bổ sung khoáng chất Sắt, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
  • Bổ sung thêm Canxi, giúp mẹ bầu giảm bị loãng xương, chuột rút trong thai kỳ.
  • Chứa các Vitamin, khoáng chất tốt cho hệ tim mạch và làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Hàm lượng Vitamin A, E giúp da thêm sáng đẹp, mịn màng, ngăn ngừa rạn da, mụn nhọt khi mang thai.

Tác dụng của lựu với thai nhi

  • Cung cấp Folate hỗ trợ ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Củng cố cũng như phát triển hệ xương cho thai nhi nhờ hàm lượng Canxi dồi dào.
  • Bảo vệ hệ thần kinh và hỗ trợ phát triển trí não nhờ hàm lượng chất đạm lành mạnh.
  • Ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ sinh non.
  • Giảm nguy cơ chấn thương nhau thai.

Lưu ý: Nhiều người cho rằng mẹ bầu trong 3 tháng đầu ăn lựu thường xuyên sẽ giúp thai nhi sinh ra có lúm đồng tiền. Tuy nhiên, điều này chưa được khoa học chứng minh. Thế nhưng, lựu vẫn là trái cây hữu ích, mẹ bầu nên bổ sung vào khẩu phần.

ba-bau-3-thang-co-nen-an-luu-khong-2
Ăn lựu giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chuột rút

Hướng dẫn cách ăn lựu đúng cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Me bầu ở 3 tháng đầu có thể ăn lựu. Tuy nhiên để quả lựu phát huy tối ưu công dụng, thai phụ cần biết cách ăn sao cho đúng.

Nên ăn lựu vào tháng thứ mấy trong thai kỳ?

Mẹ bầu có thể ăn lựu trong 3 tháng đầu cũng như cả thai kỳ để cung cấp dưỡng chất cho bản thân và thai nhi. Tuy nhiên từ tháng thứ 4 – 8 là thời điểm lý tưởng và cần thiết để bổ sung lựu vào thực đơn mỗi ngày. Lý do là vì dưỡng chất của lựu rất cần thiết cho hệ tim mạch, ngăn ngừa tiền sản giật và ổn định huyết áp hiệu quả.

Nên ăn bao nhiêu lựu mỗi ngày?

Thai phụ chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả lựu/ngày hoặc uống khoảng 50 ml nước ép mỗi ngày. Mẹ bầu không nên ăn lựu quá nhiều vì có vị ngọt, dễ gây đái tháo đường thai kỳ hoặc gia tăng huyết áp.

Nên ăn lựu vào thời điểm nào trong ngày?

Để cung cấp khoáng chất và Vitamin một cách tốt nhất, mẹ bầu 3 tháng đầu nên dùng lựu sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng. Ngoài ra, sau giấc ngủ trưa, mẹ bầu có thể kết hợp uống nước ép lựu.

Mẹ bầu ăn lựu có cần bỏ hạt không?

Mẹ bầu có thể ăn cả hạt lựu vì chúng chứa một số dưỡng chất như chống Oxy hóa, Axit giúp kháng viêm,… Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều hạt lựu cùng lúc có thể gây tắc nghẽn đường ruột. Nhất là với mẹ bầu đang bị táo bón. Do đó, tốt nhất thai phụ không nên ăn hạt lựu.

ba-bau-3-thang-co-nen-an-luu-khong-3
Thai phụ nên ăn lựu đúng cách

Những món từ lựu tốt cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn lựu với lượng vừa phải. Lưu có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống ngon. Riêng salad lựu không được khuyến khích với thai phụ vì là món chưa được chế biến. Mẹ bầu hãy tham khảo cách thực hiện 2 loại thức uống ngon từ lựu nhé:

Nước ép lựu

Nước ép lựu chứa nhiều khoáng chất và Vitamin. Bất kỳ thai phụ nào cũng có thể tự chế biến tại nhà. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 – 2 quả lựu.
  • 20 ml nước đường.
  • 10 ml nước cốt chanh.
  • Đá viên.
  • Máy ép.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch lựu và nhẹ nhàng tách lấy hạt ra.
  • Bước 2: Cho lựu vào máy ép cùng 10 ml nước cốt chanh và 20 ml đường. Mẹ bầu có gia giảm lượng đường tùy theo sở thích và độ ngọt của lựu.
  • Bước 3: Lọc bỏ phần bã lựu, chỉ lấy nước ép.
  • Bước 4: Cho nước ép lựu vào ly, thêm đá viên và thưởng thức.

Siro lựu

Để thay đổi khẩu vị, mẹ bầu cũng có thể chế biến siro lựu tại nhà. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 – 2 quả lựu.
  • ¼ bát đường cát trắng, có thể gia giảm tùy khẩu vị.
  • Một ít muối.
  • Lọ thủy tinh.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch lọ thủy tinh để rác. Lựu rửa sạch và tách lấy hạt.
  • Bước 2: Cho hạt lựu vào lọ và rải đường lên trên. Thực hiện đều đặn các lớp xen kẽ lựu và đường đến khi hết nguyên liệu.
  • Bước 3: Cất lọ vào nơi thoáng mát khoảng 2 tuần là có thể mang ra thưởng thức siro lựu.
ba-bau-3-thang-co-nen-an-luu-khong-4
Nước ép lựu rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

“Bật mí” mẹo chọn lựu ngon cho bà bầu

Để chọn được quả lựu an toàn, sạch sẽ, thơm ngon mẹ bầu nên mua ở cửa hàng uy tín, đảm bảo chất lượng. Dưới đây là một số mẹo giúp chọn được quả lựu ngon:

  • Chọn quả đầy đặn, to tròn.
  • Vỏ ngoài bóng mượt, trơn láng, hơi rám vỏ. Quả như vậy sẽ già ngọt, ngon và có hạt mẩy.
  • Nên chọn quả không bị méo mó, có hạt hơi lồi ra ngoài và cầm nặng tay.
  • Nên mua lựu đúng mùa sẽ ngon và rẻ hơn.

Những tác hại khi mẹ bầu ăn lựu sai cách

Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Thai phụ ở 3 tháng đầu có thể ăn lựu. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề như sau:

  • Mẹ sẽ lơ là bữa ăn chính, khiến cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất mỗi ngày.
  • Ăn lựu không bỏ hạt có thể khiến tình trạng táo bón của thai phụ thêm nghiêm trọng, gây khó tiêu, đau bụng.

Do đó, các chuyên gia khuyên mẹ bầu ở 3 tháng đầu mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 quả lựu hoặc uống tối đa 500 ml nước ép lựu.

ba-bau-3-thang-co-nen-an-luu-khong-5
Thai phụ có thể bị khó tiêu, đầy bụng nếu ăn hạt lựu

Những loại hoa quả khác mẹ bầu cần ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Cherry: Sở hữu hàm lượng Vitamin C, chất xơ và khoáng chất dồi dào rất hữu ích cho thai phụ. Cherry mang đến cho mẹ bầu 3 tháng những tác dụng như làm giảm cảm giác mệt mỏi, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ não bộ thai nhi phát triển, tăng cường sức đề kháng, giúp ngủ ngon giấc hơn.
  • Chuối: Loại trái cây này chứa rất nhiều dưỡng chất. Kali trong chuối còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chuột rút, tê cứng.
  • Sơ ri: Hàm lượng Vitamin C của sơ ri cao gấp đôi so với chanh, cam. Bên cạnh đó, sơ ri còn chứa nhiều khoáng chất như Protein, Kali, Canxi, Sắt,… cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu.

Bà bầu 3 tháng có nên ăn lựu không? Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể ăn lựu với lượng vừa phải nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ. Mẹ bầu cũng có thể chế biến lựu thành nhiều thức uống, món ăn ngon. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ