Bà Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bà Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 22, 2021

Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch chị em bị suy giảm, do đó rất dễ bị ho. Vậy bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều trị và chăm sóc mẹ bầu bị ho như thế nào thì an toàn và hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp chi tiết nhé!

Nguyên nhân mẹ bầu bị ho

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho nhé!

Bà Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Tình trạng ho ở bà bầu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Mẹ bầu rất dễ bị ho trong thời kỳ mang thai, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này thường không nằm ngoài những tác nhân sau:

Hệ miễn dịch bị suy yếu: Hệ miễn dịch của bà bầu rất dễ bị suy giảm trong quá trình mang thai. Do đó, thường bị virus và vi khuẩn tấn công gây bệnh. Và ho chính là biểu hiện thường gặp nhất khi bị cảm, viêm họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị ho. Bởi lúc này cơ thể chưa kịp thích nghi với môi trường, nhiệt độ, nên dễ bị ho.

Mắc bệnh lý đường hô hấp: Những mẹ bầu mắc bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang hoặc viêm họng,… thường bị ho nhiều, ho kéo dài.

Dị ứng: Tình trạng dị ứng thời tiết hoặc dị ứng thực phẩm hay dị ứng với tác nhân khác như lông thú,… cũng khiến mẹ bầu bị ho.

Ô nhiễm không khí: Môi trường sống bị ô nhiễm, không khí bị nhiễm bụi bẩn cũng là tác nhân hàng đầu khiến bà bầu thường bị ho kéo dài.

Trào ngược dà dày: Tình trạng nôn nghén, trào ngược dạ dày khi mang thai sẽ khiến các thai phụ bị ho, bởi lúc này niêm mạc họng đã bị tổn thương.

Hen suyễn: Phụ nữ mang thai có tiền sử mắc hen suyễn thì rất dễ bị ho trong thai kỳ, bởi đây là thời gian hệ hô hấp dễ bị tổn thương nhất.

Ho là triệu chứng vô cùng phổ biến ở phụ nữ mang thai, vậy liệu bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không, hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết ở phần tiếp theo nhé!

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên thực tế thì vấn đề bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không, là băn khoăn chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì hầu hết các chị em khi mang thai đều sẽ bị ho.

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? -1
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Theo các chuyên gia y tế thì triệu chứng ho không gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi hay mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài mà không tiến hành chữa trị, thì nó không những gây ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động xấu với trẻ. Do đó, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

Cụ thể, một số vấn đề mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải nếu để tình trạng ho kéo dài, không chữa trị bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Ho khiến vùng ngực bị cơ thắt dữ dội, gây đau nhức, suy nhược. Triệu chứng càng kéo dài thì càng khiến mẹ bầu mệt mỏi, tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi.
  • Nguy cơ nhiễm trùng hô hấp: Ho dai dẳng, kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân.
  • Gây sinh non, động thai: Ho nhiều và liên tục sẽ gây kích thích tới thai nhi và tử cung, gây co thắt tử cung. Thậm chí có thể dẫn tới sinh non, động thai.

Tình trạng ho kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho thai phụ, vậy cần làm gì để cải thiện triệu chứng này cho mẹ bầu? Xem phần tiếp theo để tìm giải pháp nhé!

Cách trị ho cho bà bầu

Phần lớn triệu chứng ho ở mẹ bầu đều do nguyên nhân bệnh lý gây nên, do đó cách điều trị tốt nhất là đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp chữa trị an toàn, hiệu quả.

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? -2
Bà bầu đừng tự ý sử dụng thuốc điều trị ho.

Ngoài ra, nếu tình trạng ho của mẹ bầu chỉ ở mức độ nhẹ, thì có thể thử áp dụng một số cách chữa ho hiệu quả bằng các nguyên liệu có sẵn trong nhà như:

Dùng dầu khuynh diệp: Mẹ bầu có thể sử dụng dầu khuynh diệp để thoa lên vùng cổ họng, lòng bàn tay, bàn chân và ngực để làm giảm triệu chứng ho.

Dùng mật ong: Chị em cũng có thể dùng trực tiếp mật ong hoặc pha mật ong chung với gừng và chanh để uống. Tình trạng ho sẽ được cải thiện rất hiệu quả.

Uống chanh và gừng: Bà bầu hãy giã nhỏ gừng, sau đó pha với nước ấm và chanh để uống mỗi buổi sáng. Hiện tượng ho khan, ho có đờm sẽ nhanh chóng được khắc phục. Bởi gừng có khả năng kháng viêm, chanh chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể, kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ cho ra thuốc trị ho rất tốt.

Dùng nước muối: Một trong những cách trị ho rất hiệu quả lại an toàn mà mẹ bầu có thể áo dụng ngay tại nhà đó là ngậm và súc họng với nước muối. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, làm giảm tình trạng viêm ở cổ họng, từ đó giảm ho. Hãy súc miệng và ngậm nước muối liên tục khoảng 3 – 4 lần/ ngày để đẩy lùi tình trạng ho dai dẳng.

Dùng tỏi trị ho: Tỏi chứa rất nhiều kháng sinh tự nhiên, nên việc dùng tỏi để trị ho sẽ rất hiệu quả. Bà bầu có thể ăn tỏi sống, thêm tỏi vào thức ăn,… để dễ ăn hơn.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp giảm ho, nghe thì có vẻ không hiệu quả cho lắm, tuy nhiên, đây lại là phương pháp trị ho rất khoa học đấy nhé! Nước làm dịu cổ họng, loại bỏ vi khuẩn, virus, giúp tránh tình trạng mất nước, nên có thể đẩy lùi triệu chứng ho nhanh chóng.

Bổ sung kẽm: Mẹ bầu hãy tiến hành bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như bí ngô, rau bó xôi hoặc mầm lúa mì,… Kẽm có thể ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, làm giảm các cơn ho một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cách chăm sóc khi mẹ bầu bị ho

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? -3
Hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khi bị ho.

Bên cạnh việc áp dụng các cách điều trị ho, thì để tình trạng ho nhanh chóng cải thiện, khi chăm sóc cho mẹ bầu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tăng cường cho mẹ bầu ăn nhiều rau xanh, nhiều trái cây chứa vitamin và khoáng chất.
  • Cho mẹ bầu nghỉ ngơi đầy đủ khi bị bệnh, hạn chế vận động hay lao động nặng khi mang thai.
  • Mẹ bầu nên tắm nước ấm mỗi ngày, không nên tắm bằng nước lạnh và ra gió nhiều.
  • Mẹ bầu nên súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày để làm giảm tình trạng đau rát họng do ho gây ra.
  • Bạn không nên tự ý mua thuốc về uống khi bị ho, chỉ sử dụng thuốc có chỉ định từ bác sĩ. Bởi việc mẹ bầu uống thuốc thường không được khuyến khích.
  • Nếu tình trạng ho kéo dài không giảm, phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị an toàn.

Cách phòng tránh ho mẹ bầu cần tham khảo

Để không phải lo lắng về vấn đề bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không, thì việc mà mẹ bầu nên làm là tìm cách phòng ngừa tình trạng này. Cụ thể, chị em có thể áp dụng một số cách phòng tránh triệu chứng ho hiệu quả dưới đây để có một thai kỳ an toàn:

Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khi mang thai ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, chị em hãy ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều dinh dưỡng và kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, từ đó tăng cường đề kháng, bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật.

Uống Vitamin: Một số mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống khi mang thai do việc ốm nghén quá nặng. Do đó, bạn có thể bổ sung thêm vitamin cho cơ thể bằng các loại vitamin tổng hợp. Nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng nhé!

Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ được xem là một trong những phương pháp phòng ngừa ho hiệu quả nhất cho mẹ bầu. Bởi lúc này sức khỏe của mẹ bầu được theo dõi sát sao, cẩn thận trong suốt thai kỳ.

Tiêm vắc xin: Phụ nữ mang thai nên tiêm vacxin ngừa cảm cúm – một trong những nguyên nhân chính khiến chị em bị ho trong thai kỳ. Hơn nữa, việc tiêm vacxin sẽ giúp mọi người hạn chế được sự lây nhiễm bệnh từ các nguồn khác nhau. Do vậy, hãy tiêm vacxin đầy đủ nhé!

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Phương Nam về vấn đề bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được giải đáp tận tình hơn nhé!

5/5 - (10 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ