Mẹ Bầu 3 Tháng Bị Hắt Hơi Sổ Mũi Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mẹ Bầu 3 Tháng Bị Hắt Hơi Sổ Mũi Có Nguy Hiểm Không?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Một 9, 2022

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn vô cùng quan trọng. Do đó bất kỳ sự thay đổi nào trong thể trạng của mẹ bầu cũng cần được quan tâm. Vì có thể tác động xấu đến sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? Nên xử lý và phóng tránh thế nào đúng cách? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

Hắt hơi sổ mũi ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp và cảm cúm do thời tiết thay đổi trong khi hệ miễn dịch mẹ bầu đang kém đi. Nếu triệu chứng này không kèm đau họng, ho, sốt thì có thể thai phụ chỉ bị dị ứng thời tiết và không tác động nhiều đến sức khỏe em bé.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên cảnh giác khi bị sổ mũi, hắt hơi kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, đau họng, nhức người,… vì đây có thể là triệu chứng viêm đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra. Những tác nhân này sẽ xâm nhập vào bào thai qua đường máu gây ra biến chứng nguy hiểm như sảy thải, dị tật thai nhi,… Do đó, khi mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi thì hãy đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị sớm.

bau-3-thang-bi-hat-hoi-so-mui-1
Mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp

Nguyên nhân hắt hơi sổ mũi ở bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính dưới đây:

Suy giảm hệ miễn dịch

Cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi đột ngột về hệ miễn dịch trong 3 tháng đầu mang thai. Lúc này sức đề kháng của mẹ không phải chỉ để bảo vệ bản thân, mà còn phải chia sẻ cho con. Do đó, hệ miễn dịch của thai phụ thường bị suy giảm. Đây chính là lý do khiến các loại vi khuẩn, virus dễ tấn công vào cơ thể hơn bình thường, rồi tạo thành những bệnh lý khác nhau. Điển hình là bệnh về đường hô hấp gây ra triệu chứng sổ mũi, hắt hơi.

Thay đổi nội tiết khi mang thai

Giai đoạn 3 tháng đầu là lúc nội tiết tố Estrogen thay đổi bất thường. Lượng Estrogen sẽ tăng cao nhất trong khoảng thời gian này, dễ khiến màng mũi bị đóng dịch nhầy và sưng. Đó chính là lý do khiến mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi,…

bau-3-thang-bi-hat-hoi-so-mui-2
Mẹ bầu dễ bị hắt hơi sổ mũi do suy giảm hệ miễn dịch

Triệu chứng hắt hơi sổ mũi ở bà bầu 3 tháng đầu

Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Triệu chứng sổ mũi, hắt hơi do cảm lạnh hoặc cảm cúm do vi khuẩn, virus tấn công cũng có sự khác biệt:

Bệnh cảm cúm

bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi do bệnh cảm cúm sẽ có dấu hiệu liên tục hắt hơi, chảy nước mũi thường xuyên. Nguyên nhân là do virus, vi khuẩn cúm gây ra và có khả năng lây nhiễm qua không khí. Bệnh cảm cúm do virus có nhiều chủng khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng đặc trưng thường xuất hiện là sổ mũi, hắt hơi liên tục, ho khan kéo dài, sốt, họng sưng đỏ, đau mỏi cơ hoặc đau đầu,…

Bệnh cảm lạnh

Mẹ bầu 3 tháng mắc bệnh cảm lạnh thường gây ảnh hưởng đến bộ phận xoang, mũi, họng. Triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, ngạt mũi, hơi gai lạnh, ho có đờm. Dấu hiệu bệnh thường diễn ra từ từ và sẽ tự khỏi trong vòng 3 – 4 ngày. Mẹ bầu có thể phân biệt bệnh cảm lạnh và cảm cúm bằng những điểm sau:

  • Bệnh cảm cúm: Triệu chứng thường kéo dài kèm theo dấu hiệu khác như đau cơ, sốt.
  • Bệnh cảm lạnh: Triệu chứng xuất hiện ít ngày hơn, kèm với dấu hiệu chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Ngoài ra hắt hơi, sổ mũi còn là biểu hiện của bệnh về đường hô hấp như:

  • Viêm mũi dị ứng: Khi hệ miễn dịch của thai phụ nhạy cảm với những tác nhân từ bên ngoài sẽ dễ gây ra triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường thì hệ hô hấp của thai phụ càng trở nên nhạy cảm, dễ dẫn đến những triệu chứng kể trên.
  • Viêm xoang: Thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu bị sổ mũi, hắt hơi kèm theo triệu chứng giảm khứu giác, đau đầu, có chất nhầy màu xanh,… thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang.

Viêm xoang là bệnh lý nhiễm trùng hốc xoang do virus, vi khuẩn hoặc nấm tạo ra. Bệnh thường xuất hiện khi thai phụ sống trong môi trường ô nhiễm hoặc lúc hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể sẽ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.

  • Polyp mũi: Polyp mũi là một dạng u lành tính ở xoang mặt, xoang mũi hoặc hốc mũi. Những khối u này làm ảnh hưởng đến đường thở, gây ra tình trạng kích thích niêm mạc mũi và dẫn đến triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Bệnh nhân bị Polyp mũi còn có khả năng ngáy to khi ngủ, đau hàm trên, đau đầu âm ỉ, cảm giác nặng ở phần trán, mặt,…
  • Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh lý mãn tính thuộc hệ hô hấp, khi bị hen niêm mạc ống phế quản sẽ sưng lên gây viêm nhiễm, kích ứng và xuất hiện triệu chứng sổ mũi, hắt hơi ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Bệnh lý này có thể gây ra một vài triệu chứng khác như đau thắt cơ ngực, khó thở, thở khò khè,… ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
bau-3-thang-bi-hat-hoi-so-mui-3
Mẹ bầu bị viêm xoang sẽ có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi

Bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi có nguy hiểm không?

Nếu bà bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, Polyp mũi hay cảm lạnh thoáng qua thì sẽ không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên với nhóm nguyên nhân do hen suyễn hay cảm cúm thì rất nguy hiểm vì có khả năng để lại hệ lụy cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Hệ quả với thai nhi

Trường hợp thai phụ bị hen suyễn hoặc cảm cúm kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi. Nhất là việc phát triển não bộ của trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu diễn biến bệnh quá nặng có khả năng gây dị tật bẩm sinh như sứt môi, tim bẩm sinh, dị dạng phần đầu,… Một số trường hợp mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi kèm theo triệu chứng sốt cao có thể làm co bóp tử cung, khiến thai nhi bị sinh non hoặc chết lưu.

Hệ quả với mẹ bầu

Mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, mất ngủ, ăn uống kém,… Nếu không chữa trị sẽ gây suy nhược cơ thể, stress, giảm cân nhanh, xanh xao, gầy yếu và thường xuyên ốm vặt.

bau-3-thang-bi-hat-hoi-so-mui-4
Hắt hơi, sổ mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi

Cách xử lý khi bà bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi?

Khi thấy bản thân có dấu hiệu bị hắt hơi, sổ mũi mẹ bầu cần dựa vào triệu chứng kèm theo để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.

Hắt hơi sổ mũi do hen suyễn, cúm

Trong trường hợp mẹ bầu bị sổ mũi, hắt hơi kèm theo đau họng, sốt, ho, khó thở thì hãy đến gặp bác sĩ thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Thông qua biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi.

Hắt hơi sổ mũi do viêm mũi, cảm lạnh

Nếu nguyên nhân gây sổ mũi, hắt hơi là do viêm mũi hoặc cảm lạnh thì mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Xông mũi: Đây là cách giúp thai phụ làm thông mũi an toàn và nhanh chóng. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có nước nóng và nước cốt gừng tươi. Mẹ bầu chỉ cần đặt một bát nước nóng cách mũi khoảng 50 cm, sau đó nhỏ nước cốt gừng tươi vào. Tiến hành xông đến khi nước nguội là được.
  • Súc họng, rửa mũi bằng nước muối: Mẹ bầu chỉ cần rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày thì triệu chứng sẽ giảm đi. Phương pháp này hỗ trợ thai phụ loại bỏ chất nhầy bên trong mũi, giảm bớt cảm giác khó chịu. Từ đó giúp mũi thông thoáng và hoạt động hiệu quả hơn.
  • Uống nhiều nước ấm: Cách này giúp thai phụ làm đờm loãng ra, ngăn chặn nước mũi đọng lại tại cổ họng, ngăn ngừa nguy cơ viêm họng. Mẹ bầu có thể thêm mật ong và chanh vào nước ấm để uống cũng rất tốt.
  • Cháo giải cảm hành, tiêu, lá tía tô: Tiêu và tía tô giúp làm ấm cơ thể hiệu quả. Nhờ đó mồ hôi sẽ toát ra, hỗ trợ trị long đờm và ho. Do đó khi mẹ bầu bị cảm lạnh hãy ăn cháo tía tô, hành và tiêu để làm giảm nhanh triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Tuy nhiên, mẹ bầu bị động thai, dọa sảy thai hay có cơ địa nhạy cảm thì nên hạn chế ăn món này.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và đừng quá lo lắng

Mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi không được tự ý mua và dùng bất kỳ loại thuốc nào. Vì những thành phần của thuốc có thể tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng, mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy giữ cho bản thân một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

bau-3-thang-bi-hat-hoi-so-mui-5
Mẹ bầu không được tự ý mua và uống thuốc

Cách phòng tránh hắt hơi sổ mũi do cúm khi mang thai

Mắc bệnh cảm cúm sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho cả mẹ bầu và em bé. Vì thế, cách tốt nhất là thai phụ phải có biện pháp ngăn ngừa cảm cúm. Với mẹ bầu 3 tháng đầu đang có hệ miễn dịch suy giảm nên tham khảo một số cách dưới đây:

  • Tiêm phòng cúm: Cách tốt nhất để mẹ bầu giảm nguy cơ mắc triệu chứng sổ mũi, hắt hơi là tiêm phòng cúm. Không những giúp mẹ bầu tránh bị bệnh cúm, mà còn hỗ trợ thai nhi phòng ngừa các vấn đề tiềm ẩn do cúm gây ra. Trong bất kỳ thời gian nào khi mang thai bạn cũng có thể tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, thai phụ cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.
  • Không tiếp xúc với người đang bị cúm: Bạn có thể bị nhiễm cảm cúm nếu vô tình tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh. Đặc biệt mẹ bầu trong 3 tháng đầu có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị virus cúm tấn công, xâm nhập. Do đó thai phụ nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm để bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh chạm vào miệng, mũi, mắt: Virus cúm thường lơ lửng trong không khí. Đôi khi tay của thai phụ vô tình tiếp xúc với giọt bắn từ người bệnh thông qua nắm cửa, kệ bàn,… Do đó, mẹ bầu nên dùng xà phòng vệ sinh tay thường xuyên, không chạm vào mắt, miệng để ngăn ngừa bệnh cúm.
  • Bổ sung thực phẩm nâng cao sức đề kháng: Thực phẩm chứa chất chống Oxy hóa, Vitamin C giúp tăng cường đề kháng hiệu quả như tỏi, cà chua, súp lơ, ớt chuông, bưởi, cam,… Thế nên mẹ bần cần thưởng thức chúng thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh cúm.
bau-3-thang-bi-hat-hoi-so-mui-6
Mẹ bầu nên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên

Câu hỏi liên quan đến việc mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi

Dưới đây là một số thắc mắc có liên quan đến việc mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé.

Tại sao bà bầu thường bị ngạt mũi trong 3 tháng đầu?

Ngạt mũi còn được gọi là viêm mũi thai kỳ. Ước tính khoảng 30% thai phụ mắc bệnh này trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi của nội tiết tố Estrogen. Lượng Estrogen trong cơ thể mẹ bầu tăng cao khiến niêm mạc mũi sưng lên và hình thành chất nhầy. Lưu lượng máu thay đổi cũng khiến niêm mạc bị sưng. Những tác nhân trên khi kết hợp sẽ khiến thai phụ ở tam cá nguyệt đầu tiên bị ngạt mũi.

Tại sao mang bầu hay hắt xì hơi? Sổ mũi, hắt hơi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hắt xì hơi là phản xạ của cơ thể với môi trường hoặc lúc hệ hô hấp trên như họng, mũi bị tổn thương. Thai phụ ở 3 tháng đầu sẽ có hệ miễn dịch kém, lúc này cơ thể dễ chịu kích ứng với sự thay đổi của môi trường hoặc bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh đường hô hấp. Điều này là nguyên nhân cơ bản khiến thai phụ bị hắt xì.

Mức độ ảnh hưởng đến thai nhi sẽ khác nhau tùy thuộc vào lý do gây hắt hơi, sổ mũi. Nếu mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi vì thời tiết thay đổi hoặc cảm lạnh thì không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi do vi khuẩn, virus cúm tấn công thì sẽ tác động xấu đến em bé như dị dạng đầu, dị tật bẩm sinh, sinh non, thai chết lưu,…

Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi không nên tự ý dùng thuốc. Vì giai đoạn này cơ thể thai nhi vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Những thành phần của thuốc có thể gây hại cho cả mẹ và em bé trong bụng. Do đó để tránh gặp tác dụng phụ, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

bau-3-thang-bi-hat-hoi-so-mui-7
Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ khi bị hắt hơi, sổ mũi

Chúng ta vừa tìm hiểu về triệu chứng mẹ bầu 3 tháng bị hắt hơi sổ mũi. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Thai phụ ở tam cá nguyệt thứ nhất hãy thật cẩn trọng và bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222. Chúc bạn có một thai kỳ thuận lợi, mẹ tròn con vuông nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ