Lao là bệnh lý nguy hiểm, tác động nghiêm trọng đến phổi, có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh vì có hệ miễn dịch yếu. Do đó, việc tiêm vaccine cho bé đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề được đặt ra trong bài viết này là bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!
Trước khi vaccine lao được tiêm chủng mở rộng, lao phổi là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam. Bệnh lao đã tước đi mạng sống của nhiều người, nhất là người cao tuổi và trẻ em (đối tượng có sức đề kháng yếu).
Vi khuẩn lao phổi dễ dàng lây nhiễm thông qua đường hô hấp và làm tổn thương phổi. Nó gây ra các cơn ho dữ dội, làm da xanh, đau tức lồng ngực, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Nếu kéo dài bệnh có thể gây xuất huyết, đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Thế nên phụ huynh cần tiêm ngừa bệnh lao cho con từ sớm. Vậy bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ra sao?
Để biết lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, phụ huynh hãy tham khảo lịch chủng ngừa tổng quát như sau:
Giai đoạn sơ sinh
Viêm gan B sơ sinh (mũi 0).
Lao.
Giai đoạn 6 tháng tuổi
Phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus (mũi 1).
Hội chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1). Nếu tiêm trễ mũi này hoặc bị ốm, trẻ có thể chủng ngừa bổ sung vào giai đoạn 2 tháng tuổi.
Giai đoạn 2 tháng tuổi
Viêm gan B, bại liệt, uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm màng não mủ do Hib (mũi 1).
Ngăn ngừa tiêu chảy do Rotavirus (mũi 1).
Hội chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1).
Giai đoạn 3 tháng tuổi
Viêm gan B, bại liệt, uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm màng não mủ do Hib (mũi 2).
Ngăn ngừa tiêu chảy do Rotavirus (mũi 2).
Hội chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2).
Giai đoạn 4 tháng tuổi
Viêm gan B, bại liệt, uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm màng não mủ do Hib (mũi 3).
Hội chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3).
Giai đoạn 6 tháng tuổi
Cúm (mũi 1).
Viêm não do mô cầu tuýp BC (mũi 1).
Giai đoạn 7 tháng tuổi
Cúm (mũi 2).
Giai đoạn 8 tháng tuổi
Viêm não do mô cầu tuýp BC (mũi 2).
Giai đoạn 9 tháng tuổi
Sởi (mũi 1).
Giai đoạn 10 tháng tuổi
Hội chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 4).
Giai đoạn 12 tháng tuổi
Viêm gan siêu vi A (mũi 1).
Viêm não Nhật Bản (mũi 1). Chủng ngừa mũi 2 cách mũi 1 từ 1 – 2 tuần và sau 1 năm tiêm mũi 3.
Thủy đậu (mũi 1).
Sởi – quai bị – Rubella (mũi 1).
Viêm gan A + B (mũi 1).
Giai đoạn 24 tháng tuổi
Thương hàn (mũi 1). Mỗi 3 năm tiêm nhắc một lần.
Tóm lại, trẻ nên được tiêm phòng lao từ lúc 0 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé không được chủng ngừa lao từ lúc 0 tháng tuổi vì một số lý do khách quan, chủ quan. Vậy bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?
Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?
Theo các bác sĩ, bé có thể tiêm phòng lao được ở giai đoạn 2 tháng tuổi. Nếu trẻ 2 tháng tuổi nhưng vẫn chưa được chủng ngừa lao, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế tiêm ngay. Vaccine vẫn mang đến tác dụng dù bé tiêm muộn hơn so với thời gian quy định. Do đó, mẹ đừng để bé bị mất cơ hội được vaccine bảo vệ nhé!
Khi nào thì không nên cho trẻ sơ sinh tiêm vaccine lao?
Phụ huynh không nên cho bé tiêm vaccine lao nếu rơi vào những trường hợp dưới đây:
Trẻ đang bị sốt cao.
Trẻ vừa khỏi bệnh, cơ thể vẫn chưa kịp hồi phục.
Trẻ bị viêm phổi, bệnh sởi.
Trẻ thiếu cân, nằm lồng kính, sinh non, đang được chăm sóc đặc biệt.
Trẻ bị suy dinh dưỡng, suy hệ miễn dịch.
Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có bị sốt không?
Bên cạnh câu hỏi bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc liệu con yêu có bị sốt sau khi chủng ngừa bệnh lao? Trên thực tế, trẻ chủng ngừa vaccine lao ít khi bị sốt. Tuy nhiên, vết tiêm có thể bị mưng mủ. Mụn mủ sẽ hình thành sau khi tiêm phòng lao từ 2 tuần – 2 tháng. Sau đó nó sẽ vỡ ra vào tạo thành sẹo lao. Mẹ đừng quá lo lắng vì đây là biểu hiện bình thường.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi được tiêm phòng lao
Mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây sau khi trẻ được tiêm phòng lao:
Không nên đưa con rời khỏi cơ sở y tế ngay. Nên ở lại theo dõi sau tiêm chủng khoảng 30 phút để bác sĩ theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ với vaccine.
Bố mẹ hãy tiếp tục theo dõi phản ứng của con trong 4 ngày đầu sau khi chủng ngừa. Phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ thăm khám nếu xuất hiện những triệu chứng sau sốt cao, mưng mủ, nhiễm trùng vết tiêm, nổi hạch sau chủng ngừa lao.
Mẹ nên bồi bổ nhiều hơn để có nguồn sữa chất lượng cho con bú.
Mẹ không nên chà vào vết tiêm khi tắm cho bé để tránh gây ra tình trạng kích ứng.
Tóm lại, bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Trẻ vẫn có thể tiêm vaccine lao ở giai đoạn 2 tháng tuổi nếu chưa được chủng ngừa khi mới ra đời. Phụ huynh hãy đảm bảo chủng ngừa cho con đầy đủ nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!