Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 4, 2023
Mục Lục Bài Viết
Bệnh thương hàn (sốt thương hàn) là một loại bệnh nhiễm trùng có nguồn gốc từ vi khuẩn Salmonella Typhimurium (vi khuẩn này chủ yếu sống trong ruột và máu của người). Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 8 đến 14 ngày phụ thuộc vào tỷ lệ vi khuẩn xâm nhập trong cơ thể.
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan nhanh thông qua việc tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh, các thực phẩm, nguồn nước không đạt chuẩn vệ sinh. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng vì thế khó nhận biết. Trong trường hợp nặng, bệnh gây mệt mỏi, sốt cao kéo dài, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu không nhận biết và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến thủng ruột, loét thanh mạc thậm chí là tử vong.
Bệnh thương hàn thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 15 – 30 tuổi. Việc bùng phát dịch liên quan đến nhiều vấn đề như bùng nổ dân số, xử lý chất thải không kịp thời, nguồn cung cấp nước sạch bị hạn chế. Để biết bệnh thương hàn có lây không cần nắm được nguồn lây và phương thức truyền nhiễm, cụ thể như sau:
Vi khuẩn thương hàn (Salmonella Typhimurium) là trực khuẩn gram âm, có cấu tạo cơ thể nhiều lông chuyển để di động. Vi khuẩn có khả năng sinh tồn ở môi trường ngoài từ 2 – 3 tuần, còn trong phân hoặc nước đá có thể lên tới 2 – 3 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc khuẩn thương hàn bị hạn chế trong môi trường nhiệt độ cao. Thông thường, khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể theo 2 cách:
Bệnh thương hàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua 2 con đường:
Nhìn chung, mọi người có khả năng bị bệnh thương hàn chủ yếu trong lúc đi du lịch hoặc tiếp xúc với nguồn thực phẩm nhiễm khuẩn. Ngay cả khi đã được điều trị khỏi bệnh bằng thuốc kháng sinh, người bị sốt thương hàn vẫn có khả năng mang vi khuẩn và thải ra ngoài môi trường. Vì vậy, ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này từ người khác cũng như môi trường tiếp xúc.
Sốt thương hàn thường xuất hiện ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Do đó khi dùng thực phẩm nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc với chất thải của bệnh nhân đều làm tăng nguy cơ mắc thương hàn. Sau đây là các triệu chứng lâm sàng phổ biến và triệu chứng theo các giai đoạn của bệnh bạn nên biết:
Triệu chứng bắt đầu biểu hiện từ 1 – 2 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, bao gồm:
Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như đau cơ, sốt, mệt mỏi, táo bón. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau bụng, tiêu chảy, phát ban, kèm các biểu hiện như bên dưới:
Bệnh nhân bị sốt thương hàn thường có các biểu hiện như ho khan và dễ tiến triển thành viêm phổi.
Ở giai đoạn bệnh nặng hơn, người bệnh bắt đầu xuất hiện tình trạng chán ăn, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, họ có thể đi đại tiện ra máu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thêm triệu chứng táo bón, đau bụng âm ỉ và tiêu chảy.
Một vài trường hợp khác, người sốt thương hàn thường phát ban trên da. Ban có thể hình thành ở vùng ngực và bụng. Cùng với đó, người bệnh còn bị vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu hơn so với bình thường.
Thời kỳ khởi phát bắt đầu khi vi khuẩn trong cơ thể đạt đến một mức độ nhất định, người sốt thương hàn có các biểu hiện:
Bệnh thương hàn là một bệnh thường gặp vì vậy cần nắm rõ phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thương hàn nhằm hạn chế khả năng lây truyền bệnh và phát triển thành dịch.
Để chẩn đoán sốt thương hàn chính xác, cần đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện lớn với trang thiết bị dụng cụ đầy đủ cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Tại đây, chuyên gia sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh dựa trên những biểu hiện lâm sàng như sốt hơn 1 tuần kèm rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên môn cũng xác định bệnh dựa vào phương pháp cận lâm sàng: Bạch cầu máu không tăng, phản ứng với huyết thanh Widal, RIA, ELISA,…
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Đây là 2 cách phổ biến chữa trị bệnh:
Khi người bệnh xuất hiện các biến chứng nặng hơn, có thể kết hợp các phương pháp sau đây:
Để đảm bảo an toàn, điều trị bệnh hiệu quả, tránh những vấn đề ngoài ý muốn. Bệnh nhân phải đi thăm khám, nhận chỉ định sử dụng thuốc theo chẩn đoán từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà mà không có hướng dẫn từ chuyên gia.
Bởi tùy vào nguyên nhân, triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất.
Để phòng ngừa bệnh thương hàn hiệu quả, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thực phẩm, nguồn nước (đảm bảo vệ sinh) trước khi sử dụng. Mọi người nên có thói quen ăn chín, uống sôi và vệ sinh tay khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rộng rãi người dân tiêm phòng bệnh thương hàn, đặc biệt là những ai đang lưu trú hay đi du lịch ở những vùng dịch. Typhoid Vi và Typhim Vi hiện đang là 2 loại vacxin sốt thương hàn phổ biến tại Việt Nam hiện nay.