Đậu phộng là thực phẩm giàu dưỡng chất và rất được yêu thích. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phù hợp để dùng đậu phộng. Vấn đề đặt ra trong bài viết này là bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Vì sao? Khi bị vết thương hở nên và không nên ăn thực phẩm nào? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!
Để giải đáp thắc mắc bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này trước. Đậu phộng là một trong những loại đậu được tin dùng nhất. Bạn có thể chế biến đậu theo nhiều cách như rang, luộc hoặc kết hợp cùng những loại thực phẩm khác. Ước tính trong 100 gam đậu phộng nguyên hạt chứa các dưỡng chất như sau:
Calo: 567 kcal
Đường: 4,7 gam
Chất béo: 49,2 gam
Chất xơ: 8,5 gam
Carbohydrate: 16,1 gam
Chất đạm: 25,8 gam
Nước: 7%
Bên cạnh đó, đậu phộng cũng cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và Vitamin hữu ích như Folate, Niacin, Biotin, Mangan, Magie, Phốt pho, Đồng, Vitamin B1, C, E,… Nhờ những thành phần kể trên, đậu phộng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý. Trong đó, đậu phộng làm quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, thúc đẩy chức năng sinh sản của phụ nữ.
Một vài nghiên cứu cho thấy nếu bạn ăn khoảng 2 lần đậu phộng/tuần sẽ làm giảm nguy cơ tăng cân. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa chứng trầm cảm, ổn định đường huyết, ngăn ngừa sỏi mật hiệu quả. Đặc biệt, đậu phộng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và Cholesterol xấu, ngăn ngừa ung thư. Thành phần của đậu phộng cũng sở hữu nhiều chất chống Oxy hóa, điển hình là Axit Oleic có khả năng ngăn chặn gốc tự do bên trong cơ thể. Vậy bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không?
Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không?
Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Theo các bác sĩ, đậu phộng sẽ ảnh hưởng lớn đến vết thương hở. Do đó nếu bạn đang có vết thương hở thì không nên dùng đậu phộng. Chất Procoagulant trong đậu phộng có thể khiến vết thương sưng tấy, chỗ bầm lâu khỏi thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, đậu phộng cung cấp từ 22 – 30% calo, nguồn đạm đa dạng và dồi dào như Conarachin, Arachin,.. Những chất này có khả năng gây dị ứng, nếu nghiêm trọng sẽ đe dọa đến tính mạng. Tóm lại, bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Đáp án là không nên ăn đậu phộng bạn nhé. Thay vào đó, bạn nên bổ sung những loại đậu khác giúp ích cho làn da hay các thực phẩm dinh dưỡng như yến mạch, sữa, thịt nạc,…
Ăn đậu phộng cần lưu ý những gì?
Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Như đã đề cập ở phần trên, đậu phộng là thực phẩm cần kiêng khi có vết thương hở. Tuy nhiên, ngay cả khi vết thương đã lành thì bạn vẫn phải đề phòng loại đậu này, vì có những tác hại như sau:
Tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc: Nếu không được bảo quản tốt có khả năng đậu phộng sẽ bị nhiễm chất độc Aflatoxin. Khi nhiễm độc sẽ có những biểu hiện như mắt bị vàng, chán ăn, chức năng gan kém, thậm chí là suy gan, ung thư. Vì vậy bạn cần bảo quản đậu phộng cẩn thận khi sử dụng, chọn loại không lên mầm, còn tươi,…
Giảm đi giá trị dinh dưỡng: Đậu phộng vốn chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên trong trường hợp cơ địa không hấp thụ được hoặc chế biến đậu phộng với các thực phẩm khác chưa đúng cách có thể gây ức chế, làm suy giảm giá trị dinh dưỡng. Ví dụ như Axit Phytic có khả năng làm giảm khả năng hấp thụ Kẽm và Sắt.
Tăng nguy cơ mắc bệnh: Bạn nên hạn chế dùng đậu phộng nếu mắc phải một số bệnh như cao huyết áp, gout, bị nhiệt,… Đặc biệt nếu có cơ địa dị ứng với đậu phộng thì tuyệt đối không nên ăn, vì sẽ gây ra triệu chứng chóng mặt, mạch đập nhanh, khó nuốt,…
Hệ tiêu hóa kém: Bạn nên hạn chế dùng đậu phộng nếu dạ dày hoạt động kém. Vì hệ tiêu hóa đang suy yếu nên khó hấp thụ được dưỡng chất từ đậu phộng, gây ra tình trạng khó chịu.
Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị vết thương hở?
Bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Đậu phộng là thực phẩm cần kiêng khi có vết thương hở. Vậy chúng ta nên và không nên ăn gì trong trường hợp này?
Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm giàu đạm: Thời điểm quan trọng nhất để bổ sung đạm là ngay khi bị tổn thương. Bạn nên dùng thực phẩm chứa đạm lành tính như lòng đỏ trứng, thịt lợn, ức gà để gia tăng chuyển hóa năng lượng, đồng thời hỗ trợ sản sinh các mô mới, thúc đẩy vết thương hồi phục nhanh chóng hơn.
Bổ sung Vitamin E, C, B: Đây chính là cách hữu hiệu giúp bạn nâng cao sức đề kháng, chống lại nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Bên cạnh đó, Vitamin C, E còn tái tạo và làm mát da. Những loại Vitamin này có nhiều trong cà rốt, diếp cá, đu đủ, rau ngót, thanh long, bưởi,…
Bổ sung Axit Folic và Sắt: Các nguyên tố này giúp sản sinh và làm lành mô tổn thương hiệu quả. Bạn nên bổ sung Axit Folic và Sắt từ các loại sữa, phô mai, gan, thịt,…
Thực phẩm cần kiêng
Kiêng ăn đồ nếp và da gà: Vì theo nghiên cứu món chế biến từ gạo nếp hay phần da gà sẽ khiến vết thương ngứa ngáy, mưng mủ, sưng viêm. Thậm chí là nhiễm trùng khiến cho vết thương lâu lành.
Kiêng ăn rau muống: Rau muống có thể gây ra sẹo lồi. Rau muống sở hữu nhiều chất xơ nhưng lại tăng sinh tế bào, sản sinh Collagen nhanh chóng. Do đó tế bào mới dễ đùn ra ngoài. Tuy không gây mưng mủ hay nhiễm trùng vết thương nhưng sẽ hình thành sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.
Kiêng ăn thịt bò: Thịt bò sở hữu nhiều Protein nhưng không phù hợp để ăn khi có vết thương. Vì thịt bò có thể làm sản sinh sắc tố Melanin nhiều hơn gây ra hiện tượng thâm sẹo. Mà các vết thâm xuất hiện do chế độ dinh dưỡng sẽ rất khó để làm mờ.
Kiêng ăn lòng trắng trứng: Khi có vết thương bạn không nên ăn lòng trắng trứng. Vì khi lành lại vết thương sẽ trắng hơn những vùng da khác, tựa như lang ben vô cùng mất thẩm mỹ.
Sau khi mổ có được ăn đậu phộng không?
Ca mổ hoàn tất sẽ để lại cho bạn một vết thương. Dù kích thước có lớn hay không thì bạn cũng cần kiêng đậu phộng trong 1 – 2 tuần sau khi phẫu thuật. Đậu phộng vốn rất giàu năng lượng nhưng lại có tính nóng nên sẽ làm chậm quá trình hồi phục, lành thương.
Tóm lại, bị vết thương hở có được ăn đậu phộng không? Bạn nên kiêng ăn đậu phộng khi có vết thương hở. Ngay cả khi vết thương đã hồi phục bạn cũng cần cân nhắc, hạn chế dùng đậu phộng thêm một khoảng thời gian nữa. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!