Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ mắc cảm cúm nhé!
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh cảm cúm, nguyên nhân chính là do sự tấn công của virus gây bệnh cảm cúm.
Hơn nữa, vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ nhiễm bệnh ở các nguồn khác nhau.
Đặc biệt, trẻ còn bị lây cảm khi tiếp xúc với người mắc bệnh, nhất là khi ở gần, bởi virus cảm rất dễ lây qua đường hô hấp, khi nói chuyện hay hắt – xì.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm cao do thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, sống trong môi trường vệ sinh kém hoặc không được bú sữa mẹ thường xuyên.
Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm sẽ có những triệu chứng phổ biến như:
Một số trường hợp nặng hơn trẻ có thể xuất hiện các biểu hiện bất thường như:
Hiện nay, cảm cúm ở trẻ sơ sinh thường có một số triệu chứng giống với cảm lạnh, nên nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này. Điều này khiến nhiều người chủ quan, dẫn đến những trường hợp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể trẻ đang bị cảm lạnh chứ không phải cảm cúm:
Cảm lạnh có thể dẫn đến biến chứng viêm xoang, suyễn hay viêm phế quản nếu không sớm điều trị.
Nếu bé được chẩn đoán mắc cảm cúm thì phụ huynh có thể áp dụng cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh dưới đây để giúp trẻ nhanh khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý là phải tuyệt đối tuân thủ những chỉ định khoa học từ bác sĩ.
Cụ thể cách chữa bé bị cảm cúm là:
Hãy sử dụng thuốc hạ sốt, điều trị cảm theo chỉ định của bác sĩ đúng liều lượng, thời gian. Phụ huynh cũng có thể sử dụng miếng dán hạ sốt hoặc đắp khăn lạnh lên trán để trẻ hạ sốt nhanh hơn.
Phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, giúp trẻ loại bỏ đờm ở mũi lẫn cổ họng để dễ thở hơn. Ngoài ra, cũng nên dùng máy tạo độ ẩm, máy xông hơi để hỗ trợ giảm dịch nhờn cổ họng hiệu quả.
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn trong lúc bị cảm cúm để giúp bé nhanh chóng phục hồi. Lưu ý khi mí mắt bé sụp xuống thì mẹ nên cho bé ngủ ngay, nên để bé nằm ngửa và nằm trong nôi hoặc trong củi để bé dễ ngủ hơn.
Nên cho trẻ tắm nước ấm để giúp loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn, virus, từ đó trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn.
Ngoài ra, một trong những cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất đó là tăng cường cho trẻ bú mẹ, bởi vì sữa mẹ có thể giúp trẻ nâng cao đề kháng, tăng cường miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của virus gây bệnh. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng với bé trong giai đoạn này vì thế mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp bé nhanh chóng cải thiện sức khỏe. Với những bé > 6 tháng, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng trực tiếp bằng cách cho bé uống thêm 1 chút nước hoa quả, nước súp ấm.
Khi trẻ bị cảm, mẹ có thể mang trẻ đi phơi nắng vào sáng sớm, nguồn vitamin D trong ánh nắng sớm rất hữu ích cho việc phục hồi của trẻ.
Bên cạnh đó, phụ huynh hãy cho trẻ mặc quần áo thật thoải mái, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác, nên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày.
Bệnh cảm cúm có thể lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp, đặc biệt có hơn 100 chủng loại gây cúm. Vì thế nếu trẻ bị cảm cúm thì nên cách lây để tránh lây nhiễm, đặc biệt trong nhà có nhiều bé. Ngoài ra, việc cách ly còn giúp tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại.
Trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm, do đó, bên cạnh việc áp dụng cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh, thì để tránh trường hợp trẻ gặp những vấn đề ngoài ý muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì trong quá trình chăm sóc, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc: Đừng quá băn khoăn trẻ sơ sinh bị cảm cúm uống thuốc gì, bởi phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu dùng thuốc không đúng cách có thể khiến trẻ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
Không cho trẻ dùng kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị cảm cúm, nên đừng tự ý cho trẻ uống kháng sinh.
Không nên cho trẻ dùng mật ong: Mật ong có tác dụng giảm cảm cúm vô cùng hiệu quả nhưng nó lại nguy hiểm với trẻ sơ sinh bởi khả năng gây ngộ độc, đặc biệt là những trẻ dưới 12 tháng tuổi. Do vậy, không nên cho trẻ uống mật ong khi bị cảm.
Tránh xa khói thuốc: Trẻ sơ sinh khi bị cảm mà hút phải khói thuốc sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, do đó, cần đưa trẻ tránh xa khói thuốc lá.
Vệ sinh thân thể và môi trường sống của trẻ: Hãy vệ sinh thân thể và môi trường sống của trẻ, nếu có thể hãy khử khuẩn thường xuyên, việc này sẽ giúp giảm thiểu virus, vi khuẩn hay nấm gây bệnh hiệu quả.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm và có thể phát triển thành dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa. Để bảo vệ con yêu tốt nhất, phụ huynh nên áp dụng các phương pháp phòng bệnh cảm cúm dưới đây nhé!
Không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh cảm: Trẻ sơ sinh rất dễ bị lây bệnh khi tiếp xúc với người đang bị cảm, vì vậy, cha mẹ đừng để những người đang mắc bệnh đến gần trẻ nhé!
Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ không những tốt cho trẻ, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng trẻ mà còn có tác dụng tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ lên mức tốt nhất. Tạo lá chắn virus hoàn hảo, ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh. Do vậy cách phòng bệnh cảm cúm tốt nhất đó chính là tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ.
Thường xuyên khử khuẩn đồ chơi của trẻ: Đồ chơi của trẻ thường bám rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây bệnh, nên việc khử khuẩn thường xuyên là hết sức cần thiết.
Cha mẹ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng: Cha mẹ là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhất, do đó, phải thường xuyên rửa tay sát khuẩn với xà phòng trước khi bế trẻ. Như vậy sẽ ngăn chặn được nguy cơ lây nhiễm virus cho trẻ.
Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ: Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh cúm, từ đó bảo vệ trẻ tốt nhất.