Cách trị cảm cúm cho trẻ như thế nào? Giữa cảm và cúm có sự khác biệt ra sao? Liệu có biện pháp ngừa bệnh hiệu quả không? Để giúp bố mẹ có được những thông tin hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe con yêu trước bệnh cảm lạnh và cúm nguy hiểm, Đa khoa Phương Nam đã soạn thảo ra bài viết này. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Việc phân biệt cảm và cúm ở trẻ vô cùng quan trọng. Vì giúp bố mẹ nhận thức được tình trạng sức khỏe của con. Từ đó, nhanh chóng có cách trị cảm cúm cho trẻ và chăm sóc sao cho phù hợp.
Bố mẹ nên biết cách phân biệt triệu chứng của cảm và cúm
Sự khác biệt được thể hiện cụ thể qua các triệu chứng dưới đây:
Triệu chứng
Bệnh cảm
Bệnh cúm
Sốt
Chỉ sốt nhẹ hoặc hiếm khi sốt
Sốt cao kéo dài nhiều ngày, từ 39 – 40 độ
Đau đầu
Ít khi xảy ra
Liên tục và đau nhiều
Đau cơ
Nhẹ
Nặng
Đau họng
Thưởng gặp phải
Thỉnh thoảng
Đau ngực
Ít khi xảy ra
Có thể bị khó thở, nặng ngực
Mệt mỏi
Nhẹ
Kiệt sức và kéo dài nhiều ngày
Hắt hơi
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ho
Nhẹ đến vừa
Nhiều
Sổ mũi, nghẹt mũi
Phổ biến
Thỉnh thoảng
Trên đây là điểm khác biệt giữa cảm và cúm ở trẻ em. Bố mẹ hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của con để nhận diện bệnh chính xác nhé. Vậy cách trị cảm cúm cho trẻ như thế nào?
Cách trị cảm cho trẻ
Bệnh cảm ở trẻ em hay còn gọi là cảm lạnh. Nếu so với cúm, cảm lạnh ít nguy hiểm hơn những vẫn tiềm ẩn những rủi ro nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị và phòng ngừa ra sao?
Nguyên nhân
Cảm lạnh là một loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Nếu miễn dịch của bé không đủ mạnh để chống lại virus, việc mắc cảm lạnh là điều không thể tránh khỏi. Những nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh cảm lạnh ở trẻ điển hình là:
Do trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với một người nhiễm bệnh cảm lạnh.
Người mắc bệnh không rửa tay chạm vào miệng hoặc mũi bé, từ đó tạo điều kiện cho virus lây lan.
Trẻ tiếp xúc với bề mặt, vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, đồ chơi,…
Hít phải khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân điển hình.
Nếu trẻ ở ngoài trời gió, khô, lạnh quá lâu rất dễ mắc bệnh.
Cách điều trị
Với trường hợp cảm lạnh thông thường, việc chữa trị có thể được thực hiện tại nhà, nhằm mục đích mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho con. Cụ thể như sau:
Tăng cường bổ sung sữa cho bé. Bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể cho trẻ uống thêm một ít nước.
Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ chuyên dụng hút sạch dịch tiết ra ngoài.
Nâng cao độ ẩm của không khí xung quanh bằng máy làm ẩm. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem nên chọn máy làm ẩm nóng hay mát. Nếu sử dụng máy làm ẩm nóng, cần có cách bảo quản phù hợp, vì tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng ở trẻ.
Thuốc kháng sinh không có khả năng đặc trị cảm lạnh. Cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe con yêu là giữ ấm.
Nếu trẻ sốt, bỏ bú/ăn, ngủ li bì, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Mẹ nên tăng cường cho con bú
Cách phòng ngừa
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ loại vacxin nào giúp bé phòng chống cảm lạnh. Do đó, mẹ nên chủ động ngừa bệnh giúp con bằng cách:
Nếu trẻ xuất hiện biểu hiện nghẹt mũi, mẹ hãy tăng cường cho con uống nước.
Thỉnh thoảng, hãy cho trẻ dùng nước mật ong để ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên, chỉ áp dụng khi con đã hơn 12 tháng tuổi.
Tốt nhất, mẹ nên tắm bé bằng nước ấm, đặc biệt là vào ngày có thời tiết hanh khô, lạnh.
Nếu trẻ vừa đi ngoài trời lạnh trở về nhà, mẹ có thể cho con dùng một ít nước ấm hoặc cháo nóng để phòng ngừa cảm lạnh.
Hãy bảo vệ sức đề kháng cho bé bằng việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong phương pháp chữa cảm lạnh giúp bé. Vậy còn cách trị cảm cúm cho trẻ thì sao? Tiếp tục theo dõi bài viết để khám phá thôi.
Cách trị cúm cho trẻ
Cách trị cảm cúm cho trẻ luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Vì bệnh cảm cúm ở trẻ em thường có triệu chứng nặng hơn cảm lạnh, cũng như tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống phù hợp nhé.
Nguyên nhân
Thông qua không khí, thực phẩm, nước, tiếp xúc hằng ngày virus cúm sẽ lây lan từ người này sang người khác. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
Tiếp xúc với người mắc bệnh cúm khi họ hắt hơi.
Dùng chung đồ hoặc tiếp xúc với đứa bé khác đang bị cúm. Virus có thể tồn tại ở nhiều vật dụng khác nhau trong cuộc sống.
Ăn chung hoặc uống chung bình nước với người bị cúm.
Kể từ lúc bị nhiễm bệnh, các triệu chứng cúm ở trẻ sẽ lần lượt xuất hiện và kéo dài liên tục khoảng 7 ngày. Trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhiễm cúm, virus dễ lây lan cho người khác. Vì thế, việc ngăn ngừa cúm cũng trở nên khó khăn hơn.
Trẻ có thể bị lây cúm khi chơi chung đồ chơi
Cách điều trị
Tùy vào điều kiện sức khỏe, thể trạng, tiểu sử bệnh lý, độ tuổi bác sĩ sẽ có cách trị cảm cúm cho trẻ sao cho phù hợp nhất. Quá trình điều trị sẽ bao gồm một số điều như:
Trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì? Thuốc giảm đau Ibuprofen và thuốc hạ sốt Paracetamol được chỉ định dùng cho các triệu chứng đau nhức cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng. Để rút ngắn thời gian hồi phục, bác sĩ có thể cân nhắc cho trẻ dùng một số loại thuốc kháng virus. Lưu ý thêm rằng, những loại thuốc này không có công năng chữa bệnh.
Trẻ cần có thời gian nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục.
Không điều trị triệu chứng ho và đau họng bằng các thuốc bán trên thị trường. Toa thuốc cần dựa trên chỉ định của bác sĩ.
Trẻ nên được uống nhiều nước để nâng cao sức bền của cơ thể.
Trên đây là cách trị cảm cúm cho trẻ, bố mẹ cần cẩn trọng trong quá trình theo dõi sức khỏe của con. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào, cần liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn.
Cách phòng ngừa
Cách trị cảm cúm cho trẻquan trọng, nhưng phương pháp phòng ngừa cũng đóng vai trò vô cùng lớn, giúp con yêu bảo vệ sức khỏe thật tốt. Để giúp bé ngừa bệnh cúm, bạn nên:
Tiêm vacxin phòng ngừa cúm cho con, nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Thường xuyên rửa tay trẻ.
Sau khi bé hắt hơi, ho, ăn uống xong,… cần vệ sinh cổ họng ngay.
Tránh để con tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
Hạn chế cho bé dùng chung đồ chơi.
Mẹ nên tăng cường rau xanh trong khẩu phần, nếu bé đã ăn dặm.
Không gian sống của bé cần được giữ vệ sinh sạch sẽ.
Cách chăm sóc trẻ bị cúm, cảm lạnh
Bên cạnh cách trị cảm cúm cho trẻ và phương pháp cải thiện bệnh cảm lạnh.
Mẹ phải vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày
Bố mẹ nên lưu ý một số điều sau khi chăm sóc con yêu:
Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên giữ con trong nhà để chăm sóc. Đừng cho bé đến nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Nếu thật sự cần thiết phải ra khỏi nhà, bố mẹ nên đeo khẩu trang cho con cẩn thận.
Tất cả mọi người nên hạn chế tiếp xúc với trẻ khi không cần thiết. Trong lúc chăm sóc bé, bố mẹ, người thân nên đeo khẩu trang.
Không tự ý áp dụng các phương pháp dân gian khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ chữa trị.
Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% là điều bắt buộc phải thực hiện để giúp con mau chóng bình phục.
Nên bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch cho bé. Mẹ nên cân nhắc chế độ ăn uống phù hợp với các món mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như các món cháo trị cảm cho bé.
Thường xuyên vệ sinh tất cả vật dùng của bé trong sinh hoạt.
Bảo đảm con yêu luôn được giữ ấm, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh.
Quần áo trẻ mặc phải là loại mềm mại, thấm hút tốt. Trong trường hợp con sốt, mẹ có thể tắm thật nhanh cho bé bằng nước ấm trong không gian kín gió. (Tham khảo:Lá tắm trị cảm cúm cho bé)
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn cách trị cảm cúm cho trẻ, cũng như phương pháp cải thiện sức khỏe khi con yêu mắc bệnh cảm lạnh. Mong rằng với những thông tin ở trên sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và bảo vệ bé trước các bệnh lý nguy hiểm. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!