Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 15, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trước khi khám phá cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem hiện có bao nhiêu nhóm máu.
Nhóm máu hiện được phân thành hai hệ chính là: Hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Hệ ABO có 4 nhóm máu chính là A, B, O, AB:
Chính vì mỗi nhóm máu có cấu tạo khác nhau nên việc truyền nhầm nhóm máu sẽ vô cùng nguy hiểm. Bất kỳ lúc nào trong quá trình truyền máu cũng có thể gây tử vong.
Mặt khác, nhóm máu còn chia theo hệ Rh – một loại kháng nguyên khác. Ước tính có hơn 84% người dân Anh sở hữu kháng nguyên Rh. Những đối tượng này được gọi là kháng nguyên Rh dương tính. Các trường hợp còn lại là kháng nguyên Rh âm tính.
Trạng thái dương tính hay âm tính sẽ được viết cùng nhóm máu ABO của từng người. Chẳng hạn như người sở hữu nhóm máu A, Rh dương tính sẽ được gọi là A dương tính (A+).
Dưới đây là 5 cách giúp bạn nhận biết chính xác nhóm máu của bản thân:
Hiện có một vài cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm, bạn hãy cùng tham khảo nhé:
Trường hợp muốn biết nhóm máu nhưng bản thân bạn chưa từng đi xét nghiệm thì có thể hỏi thành viên trong gia đình, cụ thể là bố, mẹ, anh/chị/em ruột. Nếu cả bố và mẹ đều có cùng nhóm máu thì bạn cũng sở hữu nhóm máu đó. Nếu bố nhóm máu O, mẹ có nhóm máu A thì bạn có thể sở hữu nhóm máu O hoặc A. Thực hiện tương tự với những nhóm máu khác.
Chuẩn bị dụng cụ:
Để thực hiện cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm này, bạn cần mua dụng cụ ở các cơ sở y tế uy tín. Hãy đảm bảo có đầy đủ dụng cụ, bao gồm thẻ kiểm tra và kim nhọn. Bạn có thể dùng kim khâu nếu bộ dụng cụ đã mua không kèm theo kim nhọn. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn bạn bắt buộc phải khử trùng trước khi dùng.
Cách thực hiện:
Để nhỏ máu vào vùng của thẻ kiểm tra, bạn hãy dùng kim nhọn đâm nhẹ vào ngón tay. Hãy đảm bảo rằng tất cả các vùng trên thẻ đều sở hữu kháng thể để loại chất này phản ứng với kháng nguyên hiện có trong máu của bạn. Tiếp theo, dùng que nhọn hoặc tăm quét đều máu lên các vùng của thẻ kiểm tra.
Sau khi làm 2 bước kể trên, bạn hãy tiến hành quan sát hiện tượng rồi đưa ra kết luận về nhóm máu của bản thân. Cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm dựa vào cơ sở lý thuyết sau:
Ngoài các cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm kể trên, bạn có thể thử phán đoán nhóm máu của mình thông qua tính cách:
Nhóm máu A: Dè dặt, nhút nhát
Hầu hết người sở hữu nhóm máu A đều có nét tính cách điềm tĩnh, ôn hòa, kiên nhẫn và trách nhiệm. Nhóm người này theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo nên hay đề phòng, dễ bị ám ảnh, rất nhạy cảm. Vì thế, người nhóm máu A sẽ có xu hướng tìm đến nơi yên tĩnh để tận hưởng cuộc sống bình yên.
Nhóm máu B: Táo bạo và cạnh tranh
Đây là những người sáng tạo, thích sự tự do và lạc quan. Họ có lối tư duy độc lập và cầu tiến nhưng nhiều khi lại thích xem mình là trung tâm, rất bốc đồng. Bên cạnh đó, họ còn có nét khó đoán, thâm sâu, khiến người khác muốn tìm hiểu.
Nhóm máu AB: Quy củ và thụ động
Người mang nhóm máu AB có tính tổ chức và sống khá nguyên tắc. Dù họ sở hữu trực giác tương đối tốt nhưng khả năng phán đoán lại chậm. Vì thế, nhóm người này dễ bị lạc giữa sự hướng nội và hướng ngoại. Dù bản thân thích sự yên tĩnh, nhưng người có nhóm máu AB lại rất linh hoạt khi ngoại giao.
Nhóm máu O: Hoạt bát và hướng ngoại
Người sở hữu nhóm máu thường sở hữu tính cách vui vẻ, cởi mở, hướng ngoại, tham vọng, tự tin và sống có mục đích. Đôi khi người có nhóm máu O hơi hống hạch vì họ có thiên hướng thích lãnh đạo.
Cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm này dễ thực hiện và cũng rất ý nghĩa, giúp được cho nhiều người. Bạn chỉ cần đến hiến máu ở các trung tâm hiến máu của địa phương hay bệnh viện là được. Bạn sẽ được nhân viên y tế lấy máu khi hiến máu. Lúc này, bạn hãy hỏi nhân viên y tế về nhóm máu của mình để nhận được đáp án nhé. Thế nhưng, bạn cũng cần lưu ý đến một số tiêu chí không đủ điều kiện để tiến hành hiến máu:
Chúng ta vừa tìm hiểu về cách xác định nhóm máu không cần xét nghiệm. Vậy xem nhóm máu trong giấy xét nghiệm như thế nào?
Bạn hãy tìm chữa GS (PP.Gelcard) trong tất cả các thông số xuất hiện trên kết quả xét nghiệm máu. Tại đây sẽ ghi ra hệ thống nhóm máu ABO của bạn. Ví dụ, nếu thấy GS A, tức là bạn sở hữu nhóm máu A.
Hãy xem tiếp dòng bên dưới kết quả xét nghiệm máu GS (PP.Gelcard). Nếu thấy Rh+ tức là hệ thống nhóm máu Rh mà bạn đang sở hữu thuộc nhóm máu Rh+ (dương tính). Ngược lại, nếu thấy Rh- có nghĩa là nhóm máu thuộc Rh- (âm tính).
5 loại kháng nguyên cấu tạo nên hệ thống nhóm máu Rh gồm có D, C, c, e, E tương ứng với 6 gen D, d, C, c, E, e. Trên thực tế, chúng ta chưa tìm thấy kháng thể chống lại nhóm máu d. Do đó, gen d chỉ là giả thiết.
Trong thực hành lâm sàng, kháng nguyên D được xem là loại kháng nguyên mạnh và phổ biến nhất. Thế nên, giới khoa học đã xác định người mang gen D là nhóm máu Rh+. Ngược lại, người không sở hữu gen D là Rh-.
Sẽ không có bất thường nếu người có nhóm máu Rh+ lần đầu hiến máu cho người sở hữu nhóm máu Rh-. Thế nhưng, sau 2 – 4 tháng kể từ lúc truyền máu, nồng độ kháng thể mới đạt mức cao nhất. Nếu tiếp tục hiến máu của người thuộc nhóm Rh+ cho người sở hữu nhóm máu Rh- sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề.