Xét nghiệm máu là kỹ thuật quan trọng để kiểm tra sức khỏe cũng như giúp phát hiện những triệu chứng tiềm ẩn bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết cách xem kết quả xét nghiệm máu sao cho chính xác nhất. Đừng lo, Đa khoa Phương Nam sẽ giải mã vấn đề này giúp bạn trong bài viết dưới đây.
Cách đọc và hiểu kết quả xét nghiệm máu
Chắc chắn ai cũng biết, sau mỗi lần xét nghiệm máu, kết quả sẽ được thể hiện rõ ràng thông qua các chỉ số, ký hiệu riêng. Mỗi chỉ số sẽ biểu đạt một ý nghĩa, giúp phân tích rõ ràng những yếu tố bên trong cơ thể. Vì thế, người bệnh cần phải hiểu rõ thì mới có thể đọc được các kết quả xét nghiệm máu này.
Để hiểu rõ kết quả xét nghiệm, bạn cần chú ý đến:
Giá trị kết quả: Đây là giá trị thực tế mà bạn nhận được từ xét nghiệm. Nó thể hiện mức độ của mỗi chỉ số máu cụ thể như hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu, glucose, cholesterol,…
Giá trị tham chiếu: Đây là khoảng giá trị bình thường cho từng chỉ số, giá trị tham chiếu sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi của từng bệnh nhân. Ví dụ: Một số chỉ số nhất định ở nam giới thường có giá trị tham chiếu cao hơn so với nữ giới.
Đơn vị đo: Mỗi chỉ số sẽ được đo lường bằng một đơn vị cụ thể. Một số đơn vị thường gặp trong kết quả xét nghiệm máu bao gồm: g/dL, mmol/L, mg/dL, IU/L,…
Cụ thể, cách xem kết quả xét nghiệm máu chính xác sẽ như sau:
Glu: Đây là mức đường trong máu, rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Chỉ số có khoảng tham chiếu từ 4.1 – 5.9 mmol/l. Nếu vượt cao hơn khoảng này thì sẽ cảnh báo nguy cơ bị tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose. Nếu thấp hơn thì liên quan đến vấn đề hạ đường huyết hoặc một số bệnh lý nội tiết.
SGOT và SGPT: Cả hai chỉ số này đều là enzym gan, thường được dùng để đánh giá chức năng gan. Chỉ số SGOT trong khoảng 9 – 48, chỉ số SGPT trong khoảng 5 – 49. Chỉ số này tăng cao hơn ngưỡng bình thường sẽ phản ánh tình trạng viêm gan, tổn thương gan hoặc bệnh lý về gan.
HDL-C, LDL-C: Nhóm chỉ số thể hiện mức mỡ máu trong cơ thể. HDL-C bình thường nằm trong khoảng 1.03 – 1.55mmol/l, LDL-C bình thường nằm trong khoảng ≤ 3.4 mmol/l. Nếu chỉ số xét nghiệm cho kết quả vượt ngoài khoảng này thì bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch cao.
GGT: Đây là một loại enzyme được sử dụng để đánh giá chức năng gan, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng rượu hoặc các bệnh lý gan khác. Giá trị tham chiếu trong khoảng 0 – 55 U/L. Nếu cao hơn khoảng này, phản ánh bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu, viêm gan hoặc bệnh lý đường mật.
Cre: Chỉ số được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Mức tham chiếu dao động trong khoảng 74 – 120 umol/l (nam giới) và 53 – 100 umol/l (nữ giới). Nếu xét nghiệm cho kết quả ở mức cao sẽ đánh giá mức độ suy thận hoặc tổn thương thận.
Uric: Mức axit uric trong máu liên quan đến bệnh gút và các bệnh lý chuyển hóa khác. Chỉ số acid uric máu an toàn sẽ nằm trong mức180 – 420 umol/l (nam giới) và 50 – 360 umol/l (nữ giới). Nếu cao hơn mức này sẽ chỉ ra bệnh gút hoặc sỏi thận. Thấp hơn sẽ phản ánh bệnh lý gan hoặc thận.
HCT: Đây là tỷ lệ phần trăm của hồng cầu trong tổng thể tích máu, giúp đánh giá tình trạng thiếu máu hoặc đa hồng cầu. Chỉ số HCT an toàn nằm trong khoảng 42 – 47 % (nam giới) và 37 – 42 % (nữ giới). HCT cao phản ánh tình trạng mất nước, bệnh lý tim mạch, hoặc bệnh lý phổi. HCT thấp là do thiếu máu hoặc các bệnh lý về máu khác.
MCV: MCV là chỉ số đo kích thước trung bình của hồng cầu, giúp xác định tình trạng thiếu máu. Chỉ số MCV an toàn ở trong khoảng 85 – 95 fL. MCV cao biểu hiện rõ rệt ở bệnh nhân suy giáp, nghiện rượu, thiếu vitamin B12, gan,… MCV thấp do suy thận mạn, thiếu máu nguyên hồng cầu, thiếu sắt, thalassemia,…
LYM: Lympho là loại bạch cầu liên quan đến hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng. Giá trị tham chiếu trong khoảng 16.8 – 45.3%. LYM cao phản ánh nhiễm trùng mãn tính, bệnh bạch cầu, hoặc các bệnh lý tự miễn. LYM thấp thường gặp ở người ung thư, HIV/AIDS, ức chế tủy xương do hóa trị,…
Bạch cầu Mono: Đây là một loại bạch cầu tham gia vào việc loại bỏ tế bào chết và mầm bệnh. Bình thường, bạch cầu Mono chiếm khoảng 4.7 – 12 % tổng số bạch cầu. Chỉ số này tăng sẽ liên quan đến nhiễm trùng mãn tính, bệnh bạch cầu, hoặc các bệnh lý viêm mãn tính. Nếu bạch cầu Mono ở mức thấp là do bệnh ung thư hoặc suy tủy gây thiếu máu.
Mặc dù ý nghĩ của các chỉ số đã được trình bày cụ thể bên trên thế nhưng để đảm bảo chính xác nhất thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý giải mã kết quả bởi vì những lý do sau đây:
Việc tự ý đọc kết quả xét nghiệm máu khi không nắm rõ kiến thức chuyên môn có thể làm đánh giá sai lệch tình trạng sức khỏe. Bởi vì dù thể hiện chung một chỉ số nhưng ở mức độ cao hay thấp có thể phản ánh những bệnh lý khác nhau.
Chỉ có bác sĩ có chuyên môn mới có thể dựa vào các yếu tố như triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, tình trạng hiện tại của từng bệnh nhân để chẩn đoán. Đây là điều mà người bình thường không thể tự làm được.
Ngoài ra, chỉ có bác sĩ mới có thể dựa trên kết quả xét nghiệm để đưa ra các hướng dẫn điều trị và các bước tiếp theo cho bệnh nhân.
Các website và ứng dụng hỗ trợ xem kết quả xét nghiệm máu online
Vì nhu cầu xét nghiệm máu của người dân ngày càng nhiều nên hiện nay, có khá nhiều website cũng như ứng dụng hỗ trợ xem và quản lý kết quả xét nghiệm máu online. Điều này sẽ giúp người bệnh có thể dễ dàng tra cứu thông tin sức khỏe một cách thuận tiện. Dưới đây là một gợi ý mà mọi người nên tham khảo:
Ứng dụng của bệnh viện: Một số bệnh viện lớn đã phát triển các ứng dụng di động hoặc cổng thông tin trực tuyến dành riêng cho bệnh nhân để thuận lợi hơn cho việc tra cứu kết quả xét nghiệm máu cùng với các thông tin y tế khác.
Ứng dụng sức khỏe: Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, rất nhiều ứng dụng sức khỏe tích hợp trên điện thoại thông minh đã ra đời nhằm hỗ trợ cho người bệnh dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe. Một số ứng dụng như MyFitnessPal, Google Fit, Apple Health… sẽ cho phép mọi người lưu trữ cùng quản lý kết quả xét nghiệm một cách tiện lợi và riêng tư nhất.
Website chuyên ngành y tế: Rất nhiều website chuyên ngành y tế cũng được ra đời nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các loại xét nghiệm máu cùng với cách xem kết quả xét nghiệm máu chính xác.
Tóm lại, việc đọc hiểu và đánh giá chính xác kết quả xét nghiệm máu rất quan trọng nên bạn không thể chủ quan tự ý thực hiện một mình được. Hãy tham khảo sự tư vấn, dặn dò từ các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo tính chính xác cao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cách xem kết quả xét nghiệm máu và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bản thân mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!