Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Hai 17, 2023
Mục Lục Bài Viết
Dưới đây là một số đặc điểm của cam thảo bắc, bạn hãy tham khảo nhé:
Cam thảo bắc có thân ngầm và hệ thống rễ rất phát triển. Nó là loại cây nhỏ, sống nhiều năm. Phần rễ dài có màu vàng nhạt. Thân ngầm có khả năng đâm ngang đến 2 mét. Các thân cây trên mặt đất sẽ mọc lên từ thân ngầm. Thân sẽ mọc thẳng đứng, cây nhô trên mặt đất cao khoảng 0,4 – 0,7 mét. Xuất hiện nhiều khía dọc trên thân non. Lá mọc kép, so le, có lông, gồm khoảng 9 – 17 lá chét bầu dục. Gân lá hình lông chim, mép lá có răng cưa ở nửa cuối thân.
Hoa màu tím nhạt, hình bướm. Cụm hoa của loài G. glabra dày hơn loài G. uralensis. Ở nách lá cụm hoa sẽ nhỏ hơn. Hoa nhỏ hơn mọc riêng lẻ hoặc thành từng đôi xen ở kẽ lá, có màu trắng. Quả loại đậu, loài G. uralensis có quả cong, lông cứng. Loài G. glabra có quả thẳng và nhẵn. Phần cuống của quả dài khoảng 0,8 – 1,5 cm. Vỏ quả cong có hình lưỡi liềm, rộng 6 – 8 mm, dài 3 – 4 mm. Quả ở kẽ lá và có màu nâu đen. Đài đồng trưởng và quả bên trong hơi tròn, ở đỉnh quả có núm nhụy thò ra, dài 1 – 2 mm.
Dưới đây là hình ảnh của cây cam thảo bắc:
Theo y học cổ truyền: Cam thảo có vị ngọt, tính bình, giúp tả hỏa, giải độc. Cam thảo tẩm mật sao vàng (chích thảo) sẽ có tính ẩm, mang đến công dụng điều hòa các vị thuốc, bổ (ôn trung) nhuận phế. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng cam thảo để chữa tiêu chảy, ngộ độc, đau dạ dày, viêm họng, ho, mất tiếng, cảm. Chích thảo được sử dụng để chữa tiêu chảy, kém ăn, thân thể mệt mỏi, tỳ vị hư nhược, khát nước do vị hư, ho vì phế hư.
Theo y học hiện đại: Cam thảo mang đến công dụng lợi tiểu, nhuận tràng, giải độc, chống dị ứng, kháng viêm, tăng tiết dịch vị của Histamin, tăng bài tiết mật, giải co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho, trấn tĩnh.
Các chuyên gia khuyến cáo có thể dùng từ 4 – 20 gam cam thảo bắc trong ngày dưới dạng cao mềm, nước nấu, thuốc bột, hãm.
Chữa ho lâu ngày, ho lau: Dùng 120 gam cam thảo nướng, tán bột, uống 4 gam/lần, 3 – 4 lần/ngày.
Loét dạ dày: Hòa tan cao cam thảo, uống 3 lần/ngày, 1 thìa cà phê/lần, không dùng liên tục quá 3 tuần.
Chữa tâm phế suy nhược, mệt xỉu, khó thở, mạch nhỏ yếu (hạ đường huyết hay huyết áp thấp): Dùng 8 gam nhị sâm, 10 gam đương quy, 12 gam cam thảo. Tán bột để uống 4 gam/lần, dùng 3 – 4 lần/ngày hay sắc uống trong tình huống nguy cấp.
Chữa ngộ độc, mụn nhọt: Sử dụng cao mềm cam thảo, uống 1 – 2 thìa cà phê/ngày.
Không sử dụng chung với các vị cam toại, hải tỏa, nguyên hoa, đại kích. Nếu lạm dụng cam thảo (10 – 14 gam/ngày), hàm lượng Kali sẽ bị đào thải qua thận dẫn đến tình trạng phù nề, tăng huyết áp, thở ngắn, đau đầu. Triệu chứng này xuất hiện là do chất chuyển hóa của Axit Glycyrrhetinic mang đến công dụng ức chế Enzym chuyển hóa Cortisol thành Cortison không hoạt tính có trong thận. Người cao huyết áp không nên dùng cam thảo. Dùng cam thảo không đúng cách tìm ẩn nguy cơ gây đục thủy tinh thể.
Sấy khô cam thảo bắc sau đó tán thành bột mịn và mang đi bảo quản trong môi trường khô thoáng.