Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 4, 2022
Mục Lục Bài Viết
Định nghĩa về hội chứng hậu Covid-19 đã được WHO công bố chính thức. Theo đó, tình trạng hậu Covid-19 diễn ra ở người có tiền sử nhiễm bệnh với những dấu hiệu, triệu chứng kéo dài tối thiểu 2 tháng mà các chẩn đoán thay thế không thể giải thích được.
Hội chứng hậu Covid-19 sẽ làm suy giảm sức khỏe kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quay lại công việc và tham gia vào cuộc sống thường nhật. Hậu Covid tác động đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, gây ra những gánh nặng kinh tế cho bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội. Vậy triệu chứng báo hiệu tình trạng hậu Covid là gì? Nên chăm sóc sức khỏe hậu Covid thế nào?
Ước tính có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến tình trạng hậu Covid, đặc biệt là ở những bệnh nhân đã trải qua quá trình chữa trị hồi sức tích cực. Người nhiễm Covid sau nhiều tuần đến nhiều tháng khỏi bệnh vẫn còn gặp các triệu chứng và di chứng kéo dài như rụng tóc, đau cơ, mệt mỏi, ho kéo dài, khó thở, sốt nhẹ, đánh trống ngực, tim đập nhanh, xơ phổi, rối loạn nội tiết,… Một số trường hợp còn bị phát ban, rối loạn khứu giác hoặc vị giác, rối loạn tiêu hóa,…
Bệnh nhân trong giai đoạn hậu Covid cũng có thể gặp những dị chứng về tâm thần như bồn chồn, trầm cảm, lo âm, giảm sự tập trung, rối loạn tâm lý, giấc ngủ và mau quên. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị thay đổi tâm trạng, giảm trí nhớ ngắn hạn, đọc chậm, nhận thức kém, não sương mù,…
Người có bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, nhất là viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính,… khi nhiễm Covid sẽ khiến các tổn thương thêm nặng.
Người đã nhiễm Covid nghiêm trọng có thể gặp tình trạng tổn thương đa cơ quan hoặc mắc bệnh tự miễn dịch kéo dài kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần đến nhiều tháng. Ngoài triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân còn có thể gặp các bất thường cận lâm sàng như giảm độ lọc cầu thận, rối loạn Hormone giáp, rối loạn đường huyết, tăng men tim kéo dài, rối loạn chức năng tâm thần và hô hấp,…
Chúng ta vừa tìm hiểu về các triệu chứng báo hiệu tình trạng hậu Covid. Tiếp theo, Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ đến bạn 6 cách chăm sóc sức khỏe hậu Covid tại nhà hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé.
Chăm sóc sức khỏe hậu Covid tại nhà thế nào? Dưới đây là 6 cách chăm sóc sức khỏe hậu Covid tại nhà an toàn và hiệu quả. Mọi người hãy cùng tham khảo nhé.
Tập thể dục đều đặn
Ban đầu, trong giai đoạn phục hồi sau Covid việc tập thể dục có thể gây ra rắc rối vì cơ thể vẫn còn yếu. Thế nhưng nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày, bệnh nhân sẽ khỏe mạnh hơn cả về tinh thần và thể chất. Bệnh nhân có dấu hiệu hụt hơi, khó thở nên thực hiện các bài tập về đường hô hấp.
Ăn uống đủ dưỡng chất
Để giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn, người bệnh nên tăng cường bổ sung dưỡng chất qua chế độ ăn uống. Một vài bệnh nhân cũng bị tăng cân hoặc giảm cân không giải thích được nguyên do. Thế nên người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học với các sản phẩm hữu cơ, trứng, rau và gia cầm để cải thiện cảm giác ngon miệng. Thực phẩm phải sạch sẽ và được nấu chín. Người bệnh nên dùng thức ăn mà bản thân yêu thích.
Rèn luyện bộ nhớ mỗi ngày
Các tế bào của bộ nhớ sẽ bị virus làm tổn thương. Để lấy lại tư duy nhận thức và trí nhớ đã mất bệnh nhân cần dành thời gian rèn luyện như học ngoại ngữ, tham gia các hoạt động giúp bản thân làm việc hiệu quả, tích cực hơn,… Đồng thời kết hợp tập yoga, khí công, ngồi thiền để đầu óc được thư giãn.
Vượt lên chính mình
Bạn đừng mong đợi sức khỏe bản thân sẽ quay trở lại bình thường ngay khi âm tính với Covid. Hãy tập thích nghi lại với những hoạt động từng làm trước khi nhiễm bệnh. Bệnh nhân mắc Covid sẽ dễ bị trầm cảm, bất an do virus tấn công vào các cơ quan nội tạng (đặc biệt là thần kinh) và hệ thống miễn dịch. Thế nên người bệnh cần xây dựng cho bản thân một ý chí kiên cường, tự tin để vượt qua mọi khó khăn về sức khỏe.
Sớm phát hiện triệu chứng hậu Covid và giữ liên lạc với bác sĩ điều trị
Ngay cả khi triệu chứng hậu Covid diễn ra đơn giản như choáng váng, khó thở, rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu, yếu liệt tay chân thì bạn cũng cần đến cơ sở y tế thăm khám. Bạn hãy giữ liên lạc với bác sĩ điều trị để nhận tư vấn khi xuất hiện triệu chứng bất thường trong giai đoạn hậu Covid. Nếu được chỉ định đơn thuốc, bạn phải uống đúng giờ và tuân thủ liều lượng. Tránh tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
Hỗ trợ bệnh nhân hòa nhập cộng đồng
Gia đình, bạn bè, người thân cần động viên, chia sẻ để bệnh nhân hòa nhập với xã hội. Giúp họ chống lại sự kỳ thị từ người khác,…
Chúng ta vừa tìm hiểu xong 6 cách chăm sóc sức khỏe hậu Covid tại nhà hiệu quả. Vậy khi nào cần đi khám hậu Covid?
Theo ghi nhận của các cơ sở y tế, người bệnh thường đến khám hậu Covid khi xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, đau khớp, mất tập trung, đau đầu, triệu chứng hệ hô hấp,… Các bác sĩ cũng cho biết hậu Covid thường ảnh hưởng đến gan, thận, phổi, tình trạng thiếu máu và đông máu. Nguyên nhân chính gây ra các di chứng trên là do rối loạn đông máu. Thế nên khi kiểm soát được tình trạng rối loạn động máu thì sức khỏe sẽ ổn định hơn.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi có bất kỳ triệu chứng nào cũng cần đi thăm khám. Một số bệnh đã tồn tại sẵn nhưng khi nhiễm Covid mới bắt đầu bộc lộ ra và cũng có thể là do di chứng hậu Covid. Vấn đề đầu tiên khi khám hậu Covid cần giải quyết đó là xác định xem có hay không tình trạng rối loạn đông máu để chữa trị sớm. Vì đây là vấn đề căn nguyên. Những dấu hiệu khác như mệt mỏi, ho chỉ là triệu chứng.
Nếu không bị rối loạn đông máu người bệnh chỉ cần dùng một số loại thuốc bổ, tăng cường Kẽm, Canxi, Magie,… Bệnh nhân cũng cần được hướng dẫn tập thở. Trường hợp có rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị tại nhà, không cần nhập viện. Để ngăn ngừa rối loạn đông máu, khi ở nhà người bệnh cần tắm ấm, ăn ấm, uống nước ấm và chăm sóc sức khỏe hậu Covid thật tốt.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân phải nhập viện điều trị hậu Covid khi các triệu chứng như xuất huyết tiêu hóa, thần kinh, hô hấp (phải thở máy),… chưa được cải thiện. Những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hậu Covid chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng, có khả năng thực hiện các hoạt động thông thường thì chỉ cần tuân thủ phương pháp điều trị tại nhà. Thăm khám là để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như nhồi máu thận, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,… do rối loạn đông máu.
Bên cạnh việc tìm hiểu chăm sóc sức khỏe hậu Covid hiệu quả, bạn nên lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:
Covid-19 có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, tổn thương cơ tim, gây ra tình trạng viêm mạch máu và làm xuất hiện cục máu đông,… Tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, suy tim, tắc tĩnh mạch hoặc mạch máu hệ thống. Do đó, nếu bạn thấy nhịp tim nhanh hay bị đánh trống ngực hậu Covid thì hãy tranh thủ đi khám.
Sự gia tăng nhịp tim tạm thời có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả tình trạng mất nước. Do đó, người bệnh cần uống đủ nước, nhất là khi bị sốt. Covid cũng tác động đến khả năng bơm máu của tim.
Một số bài tập thở và biện pháp vật lý trị liệu có thể hữu ích với đối tượng sau nhiễm Covid-19, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn, ít gặp di chứng. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị và hướng dẫn của Bộ Y Tế, F0 nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục đều đặn để nâng cao khả năng hồi phục. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp người bệnh thư giãn các cơ, tăng độ dẻo dai, hỗ trợ lưu thông máu,…
Mắc Covid dễ gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi, thậm chí rất khó ăn khi bị nhiễm trùng, sốt, suy hô hấp. Thế nên sau khoảng thời điều trị, sức khỏe sẽ bị suy giảm, hệ tiêu hóa và hô hấp yếu đi, thậm chí có nguy cơ gặp tình trạng suy dinh dưỡng ở những mức độ khác nhau. Suy dinh dưỡng sẽ khiến người bệnh suy kiệt, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch và sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng.
Tình trạng dinh dưỡng và các chức năng của cơ thể sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Người sau chữa trị Covid thường chán ăn, mệt mỏi. Do đó cần ăn khoảng 5 lần/ngày, tuy nhiên nên tránh dùng bữa quá no sẽ gây khó thở. Hãy ưu tiên ăn những món mềm, được hầm kỹ, thái nhỏ để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ. Bạn cũng nên thay đổi thực đơn thường xuyên để ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra nên bổ sung sữa hoặc các dưỡng chất từ sữa.