Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 9, 2021
Mục Lục Bài Viết
Có thể chia xét nghiệm ADN thai nhi thành 2 nhóm phương pháp dựa trên cách thức thực hiện, cụ thể gồm:
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng tế bào nhau thai hoặc chọc nước ối xét nghiệm ADN để làm mẫu phân tích. Trong việc lấy mẫu, nhằm hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo an toàn với thai nhi, sản phụ cần có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. So với gai nhau, mẫu nước ối thường được dùng để xét nghiệm hơn. Nước ối có chứa các tế bào ADN từ em bé nhờ quá trình tái hấp thụ qua dây rốn, hệ tiêu hóa, màng ối và da của bào thai. Mẫu nước ối sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm sau khi thu thập để tách chiết và phân tích nhiều công đoạn.
Thời gian an toàn và thích hợp để thực hiện phương pháp xâm lấn là khi em bé đã phát triển đến 16 tuần tuổi. Thế nhưng, bất kỳ sự xâm lấn nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Cứ 500 thai phụ thực hiện sinh thiết thai hay chọc ối thì sẽ có 1 người đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng tử cung, rò ối, sinh non, thậm chí gây sảy thai (tương đương tỷ lệ 0,2%).
Do đó, gia đình và thai phụ cần nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm xâm lấn nào, nhằm cân nhắc đưa ra quyết định phù hợp. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, thời gian nhận kết quả nhanh từ 1 – 2 ngày, dễ dàng kiểm chứng.
Các bác sĩ thường khuyến nghị mẹ bầu sử dụng phương pháp không xâm lấn để xét nghiệm ADN thai nhi. Lúc này, mẫu xét nghiệm là máu của thai phụ. Vì trong máu mẹ bầu có tồn tại các ADN tự do của thai nhi (cffDNA). ADN có trong nhau thai. Do đó khi các tế bào nhau thai chết, chúng sẽ giải phóng ADN vào máu người mẹ. Thông thường, số lượng ADN của em bé chiếm khoảng 10% trong máu của thai phụ. Mối quan hệ huyết thống được xác định bằng việc phân tích cffDNA từ em bé và so sánh với trình tự gen của người cha nghi vấn.
Khi thai nhi đủ 7 tuần tuổi đã có thể thực hiện phương pháp không xâm lấn. Tuy nhiên vào tuần thai thứ 10 là thời điểm tốt nhất để tiến hành. Sẽ có kết quả cuối cùng khi dữ liệu phân tích ADN của thai nhi và người cha giả định được đối chiếu. Vậy ưu điểm khi xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là gì? Chi phí xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bao nhiêu? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm hiểu nhé.
Sở dĩ xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn thường được bác sĩ khuyến nghị thực hiện vì có những ưu điểm dưới đây:
Vậy chi phí xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bao nhiêu? Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp trong phần tiếp theo.
Chi phí xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bao nhiêu? Hiện nay, mức giá xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn trên thị trường dao động từ 20.000.000 – 35.000.000 VNĐ (thực hiện cho hai cha con). Nếu bổ sung mẫu sẽ thêm từ 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ/mẫu. Chi phí cao hay thấp sẽ phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố sau:
Thắc mắc chi phí xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bao nhiêu đã được giải đáp. Tiếp theo, bạn nên lưu ý thêm một số trường hợp, đối tượng không thể xét nghiệm hoặc nếu thực hiện sẽ nhận kết quả kém chính xác, cụ thể là:
Bài viết liên quan: