Chụp X quang là một trong những kỹ thuật phổ biến được sử dụng để chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh. Bạn đã thực sự hiểu rõ về phương pháp này chưa? Hãy cùng với Đa khoa Phương Nam chúng tôi tìm hiểu quy trình chụp X quang cổ tay chuẩn hiện nay nhé!
X quang (tia X) là một dạng bức xạ năng lượng cao. Trong đó bức xạ sẽ hội tụ thành một chùm tương tự như đèn pin. Tia X dễ dàng đi qua hầu hết các vật thể kể cả bệnh nhân.
Do đó khi chụp, tia X xuyên qua những thành phần dịch cũng như mô của cơ thể từ đó phát hiện hình ảnh trên phim hoặc gửi kết quả vào trong máy tính. Bác sĩ sẽ dựa trên thông tin thu được để đánh giá, chẩn đoán chính xác bệnh tình và đưa ra phương hướng điều trị.
Chụp X quang cổ tay được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra xem xương có bị gãy hay trật khớp không. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng sử dụng để kiểm tra những tổn thương do nhiễm trùng, viêm khớp, u xương hoặc các bệnh liên quan khác.
Chỉ định của chụp X-quang xương vùng cổ tay
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X quang cổ tay trong những trường hợp dưới đây:
Chẩn đoán trật khớp hoặc gãy xương.
Kiểm tra sau điều trị (theo dõi sau điều trị gãy xương, đánh giá tình trạng phục hồi,…)
Tìm kiếm tổn thương do viêm khớp hoặc nhiễm trùng.
Đánh giá tổn thương ung thư xương.
Xác định được vị trí dị vật cản quang ở trong xương hay mô mềm xung quanh vùng cổ tay.
Quy trình thực hiện chụp X quang cổ tay
Quy trình thực hiện chụp X quang cổ tay bao gồm các bước như sau:
Bệnh nhân chuẩn bị
Bệnh nhân trước khi chụp X quang cổ tay không cần phải chuẩn bị gì cả, nhưng phải lưu ý những điều dưới đây:
Tháo hết các trang sức vùng cổ tay cần chụp.
Những bệnh nhân có thai hoặc nghi ngờ mang bầu cần thông báo với bác sĩ để tìm hướng giải quyết phù hợp.
Sử dụng đồ phòng hộ để che chắn nhằm giảm thiểu tác hại của tia X đến thai nhi
Cơ sở thăm khám chuẩn bị phương tiện
Các cơ sở thực hiện chụp X quang cổ tay cần phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị thăm khám, bao gồm:
Máy X quang kỹ thuật số.
Bàn chụp.
Tấm nhận ảnh.
Quy trình chụp X quang cổ tay
Tia X là một dạng bức xạ như ánh sáng hoặc sóng vô tuyến. Nó đi qua được hầu hết các vật thể kể cả con người. Do đó, khi thực hiện chụp X quang cổ tay, bức xạ sẽ đâm xuyên qua vùng thăm khám và ghi lại bằng hình ảnh trên phim. Những phần khác nhau trên cơ thể sẽ hấp thụ tia X ở mức khác nhau.
Xương hấp thụ phần lớn tia X trong khi mô mềm như mỡ, cơ và các cơ quan cho phép tia X đi qua chúng. Thông thường thủ thuật này sẽ có kết quả như sau:
Xương sẽ xuất hiện màu trắng trên phim.
Mô mềm xuất hiện màu xám.
Không khí xuất hiện màu đen.
Hầu hết kết quả X quang đều được lưu trữ tại máy chụp. Những hình ảnh này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và chẩn đoán tình trạng bệnh nhân. Người thực hiện nằm trên bàn hoặc ngồi cạnh bàn, cổ tay của người thực hiện sẽ được đặt lên bàn chụp ở 2 tư thế thẳng – nghiêng.
Bác sĩ tiến hành thực hiện kỹ thuật X quang gồm các bước sau:
Ở tư thế cổ tay thẳng
Cổ tay nằm sấp trên bàn chụp, tia trung tâm vuông góc với phim khư trú vào điểm giữa nối liền giữa 2 mỏm trâm quay và trụ.
Trong một số trường hợp tia trung tâm lùi xuống phía dưới 1 cm nếu muốn thấy rõ các xương ngón tay.
Nếu tia trung tâm chếch từ ngón tay lên cổ tay 30 độ, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu giữa khớp quay trụ để hình của khớp xương với các khớp xương cổ tay cho kết quả rõ ràng.
Ở tư thế cổ tay nghiêng
Đặt bờ trong cổ tay (phía xương trụ sát phim), tiến hành điều chỉnh khớp cổ tay vào trung tâm phim.
Điều chỉnh đường nối giữa mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ vuông góp với phim.
Tia trung tâm vuông góc với phim lưu trú vào mỏm trâm quay, ra giữa phim.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng một số kỹ thuật chụp khớp cổ tay khác, tư thế cụ thể:
Thẳng sấp (sau – trước).
Thẳng ngửa (trước – sau).
Nghiêng.
Chếch trước (xoay ngoài).
Thẳng xoay quay.
Thẳng xoay trụ.
Chếch trước (xoay trong).
Thẳng trước thấy rõ xương thuyền (tư thế Stecher).
Bệnh nhân cần phải giữ nguyên tư thế tay trong quá trình chụp. Sau khi hoàn tất quy trình, người thực hiện có thể nghỉ ngơi và đợi kết quả. Thông thường quá trình chụp kéo dài khoảng 10 phút.
Kết quả phim X-quang cổ tay
Dựa trên phim chụp X quang cổ tay, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân, bao gồm các trường hợp sau đây:
Xác định được tình trạng gãy xương hay trật khớp trong chấn thương.
Xác định tuổi xương thực ở trẻ.
Theo dõi tiến triển về tình trạng xương liền trong chấn thương gãy xương.
Chẩn đoán ung thư xương, viêm xương.
Xác định vị trí dị vật cản quang chính xác nằm trong xương hay phần mềm cạnh xương.
Chụp X quang cổ tay là phương pháp đơn giản, thực hiện nhanh chóng, chi phí phải chăng. Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán tốt các bệnh lý về xương khớp vùng cổ tay đặc biệt là phát hiện chấn thương.
Một số lưu ý, thận trọng khi chụp X-quang
Để quá trình chụp X quang cổ tay đạt hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý những điều dưới đây:
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết bản thân đã tiếp xúc với tia bức xạ, chụp X quang, CT scan bao nhiêu lần, khi nào.
Bệnh nhân cũng cần hỏi bác sĩ về lượng phóng xạ khi thực hiện và các vấn đề rủi ro liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn.
Người thực hiện cần thông báo với bác sĩ về tình trạng mang thai của mình hoặc nghi ngờ có bầu.
Chụp X quang cổ tay là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thời gian thực hiện quy trình này khá nhanh và chi phí không quá cao. Hy vọng những thông tin mà Đa khoa Phương Namcung cấp bên trên hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .