Chụp X Quang Răng Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Chụp X Quang Răng Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 21, 2023

Nhiều chị em thắc mắc rằng liệu chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Vì thời điểm này khá nhạy cảm với mẹ bầu. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết này bạn nhé!

Tia X hoạt động như thế nào?

Tia X là những chùm tia phóng xạ ngắn (mắt thường không thể nhìn thấy) đi qua mô cơ thể và phóng ra khi thực hiện kỹ thuật X quang. Nó thường được áp dụng để hỗ trợ việc chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp, phổi cũng như những bộ phận trong cơ thể con người.

Tia X hoạt động như thế nào?
Tia X được ứng dụng để kiểm tra những bệnh liên quan đến xương khớp

Tùy thuộc vào loại tia X và thiết bị, mức độ hoặc liều lượng được sử dụng sẽ khác nhau. Nó cũng sẽ thay đổi theo kích thước của mỗi người.

Chụp X – Quang khi mang thai có an toàn không?

Các bác sĩ cho biết việc chụp X – Quang khi mang thai có thể gây hại đến thai nhi là khá thấp. Nhìn chung, lợi ích của thông tin thu nhận được từ việc sử dụng thủ thuật trên trong những trường hợp thật sự cần thiết sẽ lớn hơn so với nguy cơ tiềm ẩn đối với bé.

Tuy nhiên, các số liệu gần đây cho biết, nếu mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp với tia X lên vùng bụng trong thời gian ngắn, với mức nhiễm phóng xạ lớn hơn 5 rad thì có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Đối với những trường hợp chụp X quang các bộ phận như cánh tay, chân, ngực hoặc đầu thì hầu như không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu chụp X quang trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thì có thể khiến em bé bị nhẹ cân khi sinh ra.

Trường hợp chụp X quang ở nửa thân dưới của mẹ tại các vùng như bụng, xương chậu, thận, lưng dưới,… thì nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng sẽ cao hơn.

Mức độ ảnh hưởng của tia X đến em bé

Như đã đề cập bên trên, tia X có thể gây ảnh đến thai nhi nếu người mẹ thực hiện chụp X quang các bộ phận thân dưới, đặc biệt là vùng bụng. Nguy cơ gây hại của tia X cũng phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm phóng xạ và tuổi thai, cụ thể như sau:

  • Nếu người mẹ tiếp xúc với bức xạ liều cực cao trong hai tuần đầu thì sau khi thụ thai dễ bị sảy thai.
  • Nếu tiếp xúc với bức xạ liều cao từ 2 – 8 tuần sau khi thụ thai dễ gây hạn chế đến sự tăng trưởng của thai nhi hoặc gây ra dị tật bẩm sinh.
  • Phơi nhiễm bức xạ từ giữa tuần thứ 8 – 16 làm tăng nguy cơ trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

Chính vì vậy, trước lúc chụp X quang, mẹ bầu cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai. Tùy thuộc vào thời điểm mà mẹ bầu có thể trì hoãn việc sử dụng tia X.

Tuy nhiên, phần lớn những khuyết tật bẩm sinh ở trẻ có thể xảy ra ngay cả khi người mẹ không tiếp xúc với bất kỳ tác nhân gây hại nào trong suốt thai kỳ. Các nhà khoa học tin rằng di truyền và lỗi ngẫu nhiên trong quá trình phát triển chính là nguyên nhân chính của hầu hết những điểm bất thường.

Chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong y khoa, liều lượng bức xạ được sử dụng trong quá trình chụp X quang tương đối thấp. Tuy nhiên, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiễm liều bức xạ lớn hơn 5 rad. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra chụp X quang răng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Thậm chí lượng bức xạ này còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.

Nhiều mẹ bầu cũng có ý nghĩ rằng khi chụp X quang đều gây dị tật cho con nên tự ý đi phá thai. Thực tế, không ít người phụ nữ đã từng chụp X quang khi mang bầu vẫn sinh con khỏe mạnh.

Cho đến nay vẫn chưa xuất hiện bằng chứng kết luận cụ thể về việc chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Bác sĩ chỉ đưa ra khuyến cáo rằng phụ nữ cần nắm rõ tình hình sức khỏe sinh sản của bản thân trước khi tiến hành chụp X quang.

Ti X là dạng bức xạ không nhìn thấy bằng mắt thường. Nó thường được dùng để chẩn đoán các bệnh lý về xương, phổi và cơ quan khác. Nếu trong quá trình mang thai mà phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với môi trường tia X hay chụp X quang (phần bụng dưới) sẽ đáng lo ngại hơn so với việc chỉ chụp trực tiếp vùng hàm răng. Do đó, mẹ bầu cần thông báo tình trạng của mình cho bác sĩ phụ trách để có hướng giải quyết phù hợp.

Làm thế nào để giúp giảm thiểu rủi ro khi tiến hành chụp X quang khi mang thai?

Bên cạnh vấn đề chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi không nhiều mẹ bầu cũng quan tâm đến cách giảm thiểu rủi ro khi tiến hành chụp X quang. Điều quan trọng và cần thiết lúc này là mẹ bầu thông báo tình trạng của mình đến bác sĩ phụ trách.

Làm thế nào để giúp giảm thiểu rủi ro khi tiến hành chụp X quang khi mang thai?
Mẹ bầu sẽ được mặc đồ bảo hộ trước khi siêu âm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi

Điều này sẽ tác động đến các quyết định về điều trị bệnh như kê đơn thuốc, phương thức điều trị hoặc chụp X quang. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể của mẹ và thai nhi vô cùng nhạy cảm nên cần tránh những tác động không cần thiết từ bên ngoài vào.

Trong trường hợp nếu chưa mang bầu thì bạn vẫn có thể yêu cầu mặc áo chì bảo hộ để bảo vệ cơ quan sinh sản. Điều này giúp ngăn chặn ảnh hưởng từ tia X đến gen của bạn. Đồng thời hạn chế tác động xấu đến con cái trong tương lai.

Các loại chụp X quang răng

Vậy bạn đã được giải đáp thắc mắc chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Còn phương pháp này gồm bao nhiêu loại? Hãy đi tìm câu trả lời ngay trong phần tiếp theo bạn nhé!

Các loại chụp X quang răng

Các loại chụp X quang răng
Hình ảnh của chụp X quang quanh cắn

Những loại chụp X quang răng thường được sử dụng một cách phổ biến:

  • Chụp X quang quanh chóp: Được thực hiện cho lần kiểm tra răng miệng đầu tiên.
  • Chụp X quang cắn: Kiểm tra liên quan đến sâu răng.
  • Chụp X quang toàn cảnh: Thỉnh thoảng sẽ được bác sĩ chỉ định.
  • Chụp X quang cánh cắn: Kiểm tra liên quan đến sâu răng.

Mục đích chụp X quang răng

Ngoài vấn đề chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, mẹ bầu cũng nên biết về mục đích của hình thức thăm khám này. Chụp X quang răng có thể giúp:

  • Phát hiện ra những vấn đề: Chân răng bị gãy, răng sâu, xương răng xuất hiện tổn thương.
  • Đánh giá vị trí chính xác răng mọc lệch hay mọc sâu vào bên trong nướu.
  • Tìm ra u nang để theo dõi được sự tăng trưởng bất thường.
  • Kiểm tra vị trí của những chiếc răng phát triển trong hàm ở trẻ em còn mọc răng sữa.
  • Hỗ trợ trong phẫu thuật tủy răng, cấy ghép răng, nhổ răng sâu khó.
  • Hỗ trợ chỉnh nha khi răng bị mọc lệch.

Chụp X quang răng rất quan trọng vì có thể phát hiện kịp vấn đề sâu răng ở giai đoạn đầu tiên của bệnh. Bệnh nhân cần thực hiện kỹ thuật này trong các trường hợp, cụ thể như sau:

  • Người lớn: 6 tháng – 1 năm/lần.
  • Trẻ em: 6 tháng/lần.

Quy trình chụp X quang răng được thực hiện như thế nào?

Quy trình chụp X quang răng được thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân cần mang theo bản sao phim X quang gần đây khi đi thăm khám

Quy trình chụp X quang răng bao gồm các bước sau:

Trước khi thực hiện

Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi tiến hành chụp X quang răng, chỉ cần lưu ý:

  • Mang theo bản sao ảnh X quang trước đó cho bác sĩ trong trường hợp đã chụp X quang gần đây.
  • Chụp X quang răng nên trì hoãn nếu đang mang thai. Trường hợp bắt buộc cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Trong khi thực hiện

Gần như các phòng khám nha khoa đều thực hiện quy trình chụp X quang như sau:

  • Mặc áo chì: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân mặc tạp dề chì, tránh sự tác động của tia X tới những vùng khác của cơ thể. Ngoài ra, bạn sẽ che vùng cổ bằng một tấm vải Thyroid Shield để bảo vệ tuyến giáp.
  • Trong phòng chỉ nên có 1 kỹ thuật viên hoặc 1 nha sĩ, phải mang theo đồ bảo hộ để tránh tác động của tia X.
  • Bác sĩ cho bệnh nhân ngậm bìa cứng hoặc nhựa để giữ phim X quang khi chụp.
  • Sau khi tiến hành chụp, bệnh nhân đợi kết quả và nghe giải thích về phim chụp X quang từ bác sĩ.

Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc chụp X quang răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Vì thời gian này khá nhạy cảm nên mẹ bầu cần lưu ý cẩn thận để tránh làm hại đến bé yêu. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người