Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 21, 2023
Mục Lục Bài Viết
Chụp X quang quanh răng là kỹ thuật giúp ghi lại hình ảnh trong khoang miệng bao gồm răng, mô mềm, xương hàm. Phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá, phát hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng từ sâu bên trong như áp xe, viêm, nang, thậm chí là u hoặc xuất hiện các bất thường khác. Ngoài ra, chụp X quang răng cũng giúp bác sĩ tiện theo dõi sau khi điều trị nha khoa.
Sau đây là những trường hợp cần chụp X quang quanh răng:
Chụp X quang răng được chia thành nhiều loại phụ thuộc vào tình trạng cũng như nhu cầu chẩn đoán bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp thăm khám cụ thể:
Kỹ thuật chụp X quang 1 răng hiện nay khá phổ biến, giúp phát hiện được vị trí chính xác tình trạng răng đang bị tổn thương và những khu vực lân cận. Do đó, phương pháp này thường áp dụng cho răng sâu, cần trám răng, lấy tủy răng,…
Đối với phương pháp này, bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh tổng quát về hàm trên, hàm dưới và răng. Từ đó dễ dàng phát hiện được những bệnh lý về răng miệng khó nhận biết bằng mắt thường hoặc các loại chụp phim răng nhỏ khác.
Điểm đặc biệt của kỹ thuật chụp X quang vòng răng chính là bác sĩ không đưa phim vào bên trong bệnh nhân mà người thực hiện chỉ cần ngồi thẳng lưng lên trên ghế, máy X quang sẽ tự quay xung quanh người chụp để ghi lại hình ảnh bên trong khoang miệng.
Đối với trường hợp cần kiểm tra toàn bộ khoang miệng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X quang toàn cảnh răng. Phương pháp này sẽ giúp ghi lại hình ảnh sắc nét, độ phân giải cao.
Hiện nay chụp X quang quanh răng 3 chiều cũng được sử dụng trong các bệnh viện. Đây là phương pháp kết hợp giữa thiết bị X quang quay và kỹ thuật số hiện đại. Công nghệ này giúp bác sĩ thu được hình ảnh 3 chiều, quan sát cơ, mô mềm, xương hàm, ống dây thần kinh, mạch máu,… Đây gần như là những cấu trúc khó thấy bằng mắt thường.
Chụp X quang quanh chóp là một phương pháp chụp X quang quanh răng từ 14 – 21 phim, giúp cung cấp toàn bộ hình ảnh từ răng cửa cho đến gốc răng, xương hỗ trợ răng,… Kỹ thuật này thường được chỉ định trong trường hợp cần tìm những vấn đề răng miệng dưới nướu hoặc trong hàm (khối u, u nang, răng cấm, mụn nhọt,…).
Nhờ vào kỹ thuật chụp X quang cánh cắn – phim sau thân răng, bác sĩ có thể thấy được hàm trên, hàm dưới cũng như các răng chạm nhau như thế nào, răng giữa hàm trên và hàm dưới thẳng hàng với nhau hay không.
Ngoài ra đây là một trong những phương pháp chụp X quang răng cho thấy tình trạng mất xương ở người bị nhiễm trùng hoặc viêm nướu nặng.
Chụp X quang cắn (Occlusal) sẽ cho hình ảnh vòm hoặc sàn miệng, giúp tìm những răng bổ sung, chưa gãy ở nướu hoặc phát hiện u nang, mụn nhọt, mô bất thường. Phương pháp này cũng được chỉ định trong trường hợp cần tìm kiếm vật lạ trong khoang miệng.
Quy trình chụp X quang răng bao gồm những bước dưới đây:
Bệnh nhân dù được bác sĩ chỉ định bất cứ phương pháp chụp X quang răng nào cũng không cần quá lo lắng phải chuẩn bị gì trước khi chụp. Tuy nhiên người thực hiện cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Các máy chụp X quang răng hiện này đều giúp lưu trữ lại hình ảnh chụp lại được ngay trên máy tính để bác sĩ có thể theo dõi trực tiếp. Nhìn chung, phương pháp này sử dụng tia X ít hơn vì thế hạn chế những ảnh hưởng so với các kỹ thuật truyền thống khác.
Sau khi chụp quang răng, bệnh nhân cần thay đồ lại bình thường và ngồi đợi kết quả mà không cần kiêng ăn uống hay thực hiện thêm yêu cầu nào khác.
Chụp X quang răng khá rẻ, thường dao động từ 150,000 – 350,000 đồng tùy thuộc vào cơ sở y tế, máy móc thiết bị. Người thực hiện cũng cần lựa chọn địa điểm uy tín để tránh tiền mất tật mang.
Để thu được kết quả chính xác và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bệnh nhân cần lưu ý một số chỉ định của bác sĩ dưới đây trong quá trình chụp, cụ thể như sau:
Đặc biệt, đối với những đối tượng sau đây cần phải thông báo với bác sĩ để xác nhận được mức độ cần thiết chụp X quang răng:
Hiện nay có nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ chụp X quang răng. Vì thế, bạn nên tìm cơ sở thuận tiện tại nơi mình sinh sống, tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau:
Nhiều người lo ngại việc chụp X quang răng có gây hại cho sức khỏe hay không. Về bản chất, tia X được sử dụng để thực hiện khi chụp sẽ gây nhiễm xạ, tác động xấu đến sức khỏe nếu tiếp xúc quá nhiều.
Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng vì lượng tia X nằm trong giới hạn cho phép. Năng lượng của nó thường rất nhỏ, ít gây hại đến sức khỏe người thực hiện.
Ngoài ra, thời gian chụp X quang răng rất nhanh, cường độ chụp thấp, đầu đèn máy chụp chỉ nhắm vào vị trí cần chụp nên có thể giảm thiểu tối đa tác hại đối với người được chỉ định thực hiện X quang răng. Đặc biệt, bệnh nhân trước khi chụp cũng thường được mặc áo chì để hạn chế hấp thụ tia X quang.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thai nhi nếu nhiễm liều bức xạ từ 2 – 6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư sau khi chào đời. Nếu chỉ số này tăng lên từ 5 – 6 thì bé sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, dưới tác động của tia X đa số thai nhi trong bụng mẹ có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân,…
Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ cân nhắc về liều tia X cũng như các biện pháp phòng hộ an toàn. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế tối đa việc cho tia X tiếp xúc với thai nhi. Vì vậy mẹ bầu cần phải thông báo tình trạng của mình để bác sĩ cân nhắc và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Để đảm bảo sức khỏe thì bệnh nhân cũng cần phải lưu ý về tần suất thực hiện chụp X quang răng, cụ thể như sau:
Ngoài ra, những ai đang bị sâu răng, có nguy cơ xuất hiện lỗ sâu, nên thực hiện chụp X quang răng định kỳ:
Chi phí chụp X quang răng khôn không có sai lệch quá lớn so với các loại răng khác. Thông thường mỗi lần thực hiện dao động từ 150,000 – 350,000 đồng.
Tùy theo đặc điểm xương hàm, độ lệch của răng, trục răng,… mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị trước khi niềng răng. Vì vậy, việc chụp X quang răng giúp chuyên gia nha khoa đánh giá chính xác được tình trạng răng, kết hợp thăm khám ngoài khoang miệng, lấy dấu mẫu hàm,… để có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân.