X-quang hay còn được biết đến tên gọi tia X, X – Ray hay Roentgen là một dạng của sóng điện từ. Hầu hết những tia x sẽ có bước sóng trải dài từ 0,01 – 10 nano mét.
Chụp X-quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Nó cho kết quả rõ nét về hệ cơ xương cũng như mô trong cơ thể. Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị nhiều loại bệnh lý. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xương khớp, tim mạch, hô hấp.
Người cần thực hiện kỹ thuật chụp X quang sẽ được yêu cầu nằm, ngồi hoặc đứng theo một vài tư thế thuận tiện nhất. Thỉnh thoảng họ cũng phải nín thở để thăm khám phổi nhằm ghi lại hình ảnh rõ nét nhất có thể.
Phim X quang sẽ đặt phía sau bộ phận cơ thể cần chụp, tia X sau khi đi qua bộ phận đó sẽ giữ lại, phần đi qua sẽ được thu và tạo ra hình ảnh.
Hình ảnh kết quả càng đen nếu có nhiều tia X được chiếu đến phim. Vì vậy những bộ phận cơ thể cản nhiều tia X sẽ cho hình trắng. Trong khi các bộ phận rỗng hoặc đầy khí như phổi sẽ ra màu đen. Hình ảnh ghi lại tại các mô mềm như tạng đặc trong cơ thể hoặc cơ sẽ cho hình xám.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng kỹ thuật chụp X-quang cần được thực hiện trong điều kiện an toàn, đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn. Dựa trên đó, chuyên gia sẽ phân tích kết quả hình ảnh và đưa ra đánh giá, chẩn đoán cho bệnh nhân.
Chụp X quang giữ một vai trò cực kỳ thiết yếu trong lĩnh vực y tế. Những ứng dụng của phương pháp này được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán, khảo sát cấu trúc bộ phận cơ thể bệnh nhân, cụ thể: Chụp xương khớp, chụp bụng, chụp sọ não, chụp phổi, chụp cột sống, tiết niệu, mạch, ngực, dạ dày…
Hiện nay kỹ thuật chụp X quang được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên khắp cả nước, từ bệnh viện lớn đến cơ sở y tế nhỏ. Phương pháp này cho ra kết quả hình ảnh sẽ cho chúng ta thấy:
Chụp X quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh một cách nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm được thời gian hiện nay. Chi phí này cũng không quá cao so với mặt bằng chung của đại đa số người dân.
Chụp X quang là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh tình rất tốt. Vì thế kỹ thuật này sẽ được chỉ định trong các trường hợp:
Mặc dù đây là phương pháp tiên tiến để xác định bệnh tình một cách nhanh chóng. Tuy nhiên phụ nữ có thai không nên thực hiện chụp X quang vì tia X có thể ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của em bé.
Tia X được phát ra từ máy chụp X quang dễ dàng xuyên qua mô mềm và chất lỏng trong cơ thể. Tia X gây hại với cơ thể khá nhiều. Nếu quá trình chụp X-quang diễn ra quá nhiều lần có thể gây tổn thương cơ quan trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như khiến người bệnh tử vong.
Bộ Y Tế đã đưa ra những tiêu chuẩn an toàn trong việc thực hiện chụp X-quang. Kỹ thuật này cần được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị cần phải đạt tiêu chuẩn nếu không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ thực hiện chụp X quang cũng cần được đào tạo về chuyên môn nếu không rất nguy hiểm đối với bệnh nhân.
Dựa trên nhu cầu và tình trạng mỗi người, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra mức độ tổn thương của bệnh nhân. Dựa vào đó sẽ chỉ định họ thực hiện chụp loại X quang gì để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất hiện nay, giúp đánh giá được bệnh lý và phát hiện sớm những tổn thương có trong cơ thể.
Chi phí chụp X quang sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí thực hiện, dao động từ 150,000 – 250,000 đồng. Để biết cụ thể về giá chụp từng bộ phận, bạn có thể liên hệ đến Hotline tại nơi thăm khám.
Hầu như bệnh nhân không cần chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang. Tuy nhiên để quá trình diễn ra tốt đẹp, người thực hiện cần lưu ý những điều dưới đây:
Chụp X quang là phương pháp được thực hiện một cách nhanh chóng với chi phí tương đối thấp. Đây là kỹ thuật cần thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số hạn chế, nguy cơ. Do đó, người thực hiện cần tham khảo trước khi quyết định có chụp X quang hay không.
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến thường gặp về quy trình chụp X-quang:
Kết quả chụp X quang thường có ngay sau khi chụp, sẽ được bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đầu tiên. Sau đó, nó sẽ được gửi đến chuyên gia yêu cầu thực hiện kỹ chụp phim và đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh nhân của bạn.
Nhiều người lo lắng khi biết được tia X không an toàn. Thực chất, tiếp xúc với bức xạ cường độ mạnh có thể gây đột biến tế bào dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, khi thực hiện chụp X quang, phần cơ thể được tiếp xúc với tia X với lượng rất nhỏ trong thời gian rất ngắn.
Do đó, nguy cơ về sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng khi chụp X quang là rất hiếm. Nếu người thực hiện vẫn còn lo lắng có thể thảo luận kỹ càng với bác sĩ trước khi tiến hành chụp X quang.
Bác sĩ cho biết tia X sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi tùy từng trường hợp cụ thể:
Tuy nhiên các bác sĩ cho biết thêm, liều thông thường một lần phơi nhiễm bức xạ được sử dụng để chụp X quang thấp hơn nhiều so với liều cao gây ra biến chứng. Vì thế trước khi chụp, hãy cho bác sĩ biết tình trạng mang thai của bạn hoặc nghi ngờ về việc bản thân mình có bầu. Tùy trường hợp, chuyên viên kỹ thuật đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp xúc với bức xạ có khả năng làm giảm sản xuất tinh trùng. Phải mất vài năm việc sản xuất mới quay trở lại bình thường. Một người đàn ông bình thường nếu tiếp xúc với lượng bức xạ cao, số lượng tinh trùng sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, nếu lượng tia X thấp sẽ giảm được nguy cơ này.
Chụp X-quang được chỉ định nhằm chẩn đoán về các bệnh:
Chụp X-quang kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, MRI,… giúp phát hiện khối u ở những bộ phận khác nhau của cơ thể như xương, phổi, thận,… Từ đó, giúp tầm soát và chẩn đoán được ung thư từ giai đoạn sớm, tăng khả năng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
Đa số các phương pháp chụp X quang đều không yêu cầu bệnh nhân kiêng ăn uống, nhưng một số ít thì có. Nếu chuyên viên kỹ thuật đề nghị thực hiện chụp X quang nuốt bari, bạn sẽ nhịn ăn và uống tối thiểu 6 tiếng trước khi chụp để cho kết quả chính xác hơn.