Có Nên Tiêm Phế Cầu 13 Cho Trẻ Không?

Trang chủ > Tiêm chủng > Vắc xin phế cầu > Có Nên Tiêm Phế Cầu 13 Cho Trẻ Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười 27, 2022

Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Ngày nay, chúng ta có thể phòng ngừa phế cầu khuẩn bằng cách tiêm vắc xin. Trong đó, vắc xin phế cầu 13 đang được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn cảm thấy lo ngại, băn khoăn liệu có nên tiêm phế cầu 13 cho trẻ không? Hãy để Đa khoa Phương Nam giúp bạn giải đáp thông qua bài viết này nhé!

Vắc xin Prevenar 13 phòng bệnh gì?

Phế cầu khuần thường trú tại vùng hầu họng của bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Chúng có thể lây truyền dễ dàng thông qua đường hô hấp khi người mang vi khuẩn hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Phế cầu khuẩn có thể gây ra một số bệnh lý như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tai giữa với tỷ lệ tử vong khoảng 10 – 20%. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do mắc phải các bệnh lý trên có thể lên đến 50% ở những đối tượng như người bị suy giảm miễn dịch, cao tuổi, trẻ nhỏ,…

Trước thực trạng này, chủng ngừa phế cầu là việc làm vô cùng cần thiết để giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động phòng bệnh hiệu quả. Prevenar 13 là vắc xin phế cầu đang được dùng rộng rãi. Nó giúp phòng chống các bệnh gây ra bởi 13 chủng vi khuẩn phế cầu thường gặp nhất, cụ thể gồm có 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Vậy có nên tiêm phế cầu 13 cho trẻ không? Xem tiếp bài viết để tìm hiểu bạn nhé. 

Vắc xin Prevenar 13 phòng bệnh gì?
Prevenar 13 là vắc xin phế cầu đang được dùng rộng rãi

Có nên tiêm phế cầu 13 cho trẻ không?

Có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 cho trẻ em. Loại vắc xin này dùng được cho trẻ nhỏ 6 tuần tuổi trở lên và cả người trưởng thành (bị suy giảm miễn dịch, lớn tuổi, mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính). Đặc biệt là với những trường hợp không thể chủng ngừa vắc xin Synflorix do đã quá tuổi. Phác đồ tiêm của mỗi đối tượng sẽ khác nhau, nó phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu chủng ngừa mũi Prevenar 13 đầu tiên. 

Vắc xin Prevenar 13 là loại dùng để tiêm bắp. Vị trí phù hợp để chủng ngừa cho trẻ là ở mặt trước bên đùi. Ở người trưởng thành và trẻ trên 5 tuổi, vị trí tiêm phù hợp là vùng cơ Delta cánh tay.

Có nên tiêm phế cầu 13 cho trẻ không?
Có nên tiêm phế cầu 13 cho trẻ không?

Những trường hợp nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu

Câu hỏi có nên tiêm phế cầu 13 cho trẻ không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc trường hợp nào nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu

Cần cân nhắc nhiều yếu tố trước khi chủng ngừa bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả phế cầu. Trẻ từ 6 tuần – 5 tuổi là đối tượng thường được chỉ định tiêm vắc xin phế cầu. Do đó, bác sĩ sẽ xem xét yếu tố về sức khỏe của trẻ trước khi tiêm xem có đủ điều kiện chủng ngừa hay không. Nếu trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không bị sốt tại thời điểm tiêm thì phác đồ sẽ được đưa ra theo độ tuổi, cụ thể như sau: 

  • Trẻ từ 6 tuần – 7 tháng: Trẻ cần tiêm 3 mũi chính + 1 mũi nhắc lại. Liệu trình này sẽ mang đến hiệu quả tối ưu. Các chuyên gia khuyến cáo mũi phế cầu đầu tiên nên được thực hiện khi trẻ 6 tuần tuổi. Mũi 2 chủng ngừa cách liều 1 ít nhất 1 tháng. Mũi 3 tiêm cách liều 2 ít nhất 1 tháng. Tiêm liều nhắc lại cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng. 
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Trẻ sẽ được chủng ngừa 2 mũi chính và 1 liều nhắc lại. Liều 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Khi trẻ 1 tuổi sẽ được chỉ định tiêm liều nhắc lại và cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng. 
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi: Có thể tiến hành chủng ngừa 1 – 2 mũi chính và 1 liều nhắc lại. Khoảng cách tối thiểu giữa các liều tiêm là 2 tháng.

Trẻ không đủ điều kiện chủng ngừa vắc xin phế cầu khi:

  • Có nguy cơ gặp tình trạng chảy máu sau khi tiêm bắp như trẻ mắc chứng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,…
  • Trẻ đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch. Trường hợp này có thể làm suy giảm mức độ đáp ứng kháng thể khi chủng ngừa vắc xin phế cầu.
  • Trẻ sinh non dưới 28 tuần phải được theo dõi cẩn thận trong 48 – 72 giờ đầu sau tiêm nếu được bác sĩ chỉ định chủng ngừa. Việc làm này giúp giảm thiểu nguy cơ bị suy hô hấp hoặc ngừng thở. 
  • Trẻ bị sốt đột ngột hoặc mắc bệnh cấp tính không nên tiêm phòng vắc xin phế cầu.
  • Nhiều trẻ có cơ thể dễ bị dị ứng, nhạy cảm với các thành phần trong bất kỳ loại thuốc nào. Do đó, phụ huynh phải biết rõ tiền sử dị ứng của con và cung cấp thông tin cho bác sĩ để có thể phòng ngừa tối đa nguy cơ gặp tình trạng dị ứng sau tiêm. 
Những trường hợp nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu
Trẻ bị sốt không nên tiêm vắc xin phế cầu

Tóm lại, có nên tiêm phế cầu 13 cho trẻ không? Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn. Do đó, tiêm vắc xin phế cầu là việc làm vô cùng cần thiết. Phụ huynh nên cho con chủng ngừa theo lịch tiêm được bác sĩ chỉ định nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Lịch Tiêm Phế Cầu 13 Như Thế Nào?
Bài viết tiếp theo
Tiêm Phòng Lao Không Có Sẹo Hiệu Quả Không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1