Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Mười Một 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Câu hỏi thường gặp về tiêm phòng COVID-19 đầu tiên với số lượt tìm kiếm rất cao, đó là “Người có tiền sử lao phổi có tiêm phòng Covid được không?”. Bởi virus Corona tác động trực tiếp đến phổi, nên việc nhiều người băn khoăn về việc có tiền sử bệnh phổi có tiêm vacxin Covid được không là hoàn toàn dễ hiểu.
Đối với vấn đề này, chuyên gia y tế giải thích như sau: Người có tiền sử lao phổi, tức là đã từng mắc bệnh về phổi và được chữa trị khỏi vẫn có thể tiêm vacxin Covid – 19 như bình thường. Tuy nhiên, phải kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, tiêm phòng dưới sự giám sát của chuyên viên y tế và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ một cách nghiêm ngặt.
Giống như câu hỏi thứ nhất thì mọi người cũng rất thắc mắc không biết đang mắc bệnh viêm đường tiết niệu thì có tiêm vacxin Covid được không? Thì câu trả lời là có. Những người này không thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm vac xin Covid 19, nên vẫn có thể tiêm phòng như bình thường. Những hãy xin tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ và thông báo về tình trạng bệnh lý của mình cho nhân viên y tế trước khi tiêm để được hướng dẫn cũng như theo dõi kỹ lưỡng, tận tình hơn nhé!
Hiện tại, những người bị sâu răng không thuộc nhóm những đối tượng cần hoãn/ ngừng tiêm Covid 19 vì bệnh lý sâu răng không hề gây ảnh hưởng đến quá trình hay gây phản ứng phụ khi tiêm vacxin. Do đó, bạn vẫn có thể tiêm vacxin Covid – 19 dù đang bị sâu răng nhé!
Theo các chuyên gia y tế thì những người mắc viêm gan B mãn tính, cấp tính, có nhiều biểu hiện nặng thì cần hoãn hoặc không nên tiêm vacxin Covid – 19 để tránh gặp phải vấn đề ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nếu người bị viêm gan B mãn tính nhưng đã được điều trị ổn định thì vẫn có thể tiêm vacxin Covid – 19, nhưng phải theo dõi và tiêm dưới sự giám sát của bác sĩ. Đặc biệt, sau tiêm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế phản ứng phụ nguy hiểm.
Đối với câu hỏi thường gặp về tiêm phòng COVID-19 này, bác sĩ giải đáp như sau:
Sau khi tiêm vacxin Covid – 19, mọi người có thể sẽ gặp phải một số phản ứng phụ như sốt, đau cơ, mệt mỏi, nổi mề đay,… Do vậy, nổi mề đay có thể xem là phản ứng bình thường sau khi tiêm vacxin Covid. Tuy nhiên, đây là trong điều kiện bạn không có thêm phản ứng gì ngoài nổi mề đay. Còn nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng khó thở, tím tái, đau mỏi quá độ, sốt cao không giảm sau 2 ngày đi kèm với nổi mề đay thì cần đến gặp bác sĩ ngay, tránh những vấn đề ngoài ý muốn. Vì trong trường hợp này, có thể bạn đang bị dị ứng và gặp phải tình trạng sốc vắc xin.
Trong các hướng dẫn về việc tiêm phòng Văc xin Covid – 19, thì nêu rõ:
Do đó, bạn vẫn có thể tiêm 2 loại vacxin khác nhau trong trường hợp không có đủ vacxin của mũi 1. Tuy nhiên, phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo các yêu cầu về tiêm chủng thì việc tiêm các loại vacxin nên cách nhau tối thiểu từ 7 – 14 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, nếu bị chó cắn sau khi tiêm vaccin Covid – 19 thì để tránh nguy hiểm, bạn phải tiêm vacxin phòng dại càng sớm càng tốt. Để đảm bảo an toàn, hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Còn trường hợp bạn chỉ tiêm phòng vacxin dại theo định kỳ thì bạn có thể chờ khoảng 2 tuần sau mới nên tiêm vacxin tiếp, như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả của vacxin.
Hiện nay, bệnh nhân đang sử dụng thuốc Bisoprolol (Concor Cor) 2.5mg vẫn có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 như bình thường. Nên bạn vẫn nên đi tiêm chủng khi có lịch nhé! Tuy nhiên, hãy trình bày cụ thể tình trạng của mình với bác sĩ để được hướng dẫn, theo dõi kỹ lưỡng sau khi tiêm phòng. Đặc biệt, hãy tuân thủ đúng theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn sau khi tiêm nhé!
Hiện nay, đối tượng đặt sent là một trong những trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong giai đoạn bệnh lý ổn định thì vẫn có thể tiêm phòng vacxin Covid – 19 như những người bình thường. Tuy nhiên, quá trình tiêm cần có sự giám sát, theo dõi của bác sĩ. Do đó, hãy đến bệnh viện, cơ sở y tế để xin tư vấn kỹ lưỡng trước khi tiêm để đảm bảo an toàn nhé!
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc tiêm phòng vacxin Covid – 19 trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp là hết sức cần thiết. Do đó, nếu tình hình sức khỏe bạn đang ổn định thì dù đang bị tắc mạch vành, đã đặt 5 stent, uống Aspirin 81 và Brilinta 90mg vẫn có thể tiến hành tiêm phòng Covid. Tuy nhiên, phải tiêm phòng dưới sự giám sát của bác sĩ.
Chính vì thế, hãy thông báo tình trạng sức khỏe của bản thân thật kỹ lưỡng cho chuyên viên tiêm chủng để được hướng dẫn chi tiết và đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm.
Những người có bệnh lý nền thường được khuyến khích tiêm phòng Covid – 19 càng sớm càng tốt. Bởi đây là những đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid và gặp biến chứng nặng. Do vậy, người đang bị bệnh lý nền tim mạch và đã đặt stent mạch vành thì càng cần tiêm ngừa Covid sớm. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy báo cho bác sĩ về lịch sử bệnh để bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.
Thông thường thì sau khi tiêm vacxin ngừa Covid, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ như sốt, mệt mỏi, đau cơ,… tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau 1 – 2 ngày. Do vậy, nếu bạn cảm thấy chóng mặt và tim đau râm ran và tình trạng này đã kéo dài trên 2 ngày thì hãy đến cơ sở y tế để thăm khám ngay nhé! Bởi tình trạng này cần được kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn.
Những người có tiền sử bị tai biến mạch máu não không nằm trong nhóm đối tượng cần hoãn lịch tiêm chủng, nên bạn vẫn có thể tiêm ngừa Covid như bình thường. Đặc biệt, nên tiêm càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tim mạch thì khi tiêm vacxin Covid vẫn nên tiếp tục sử dụng thuốc mà không cần ngưng lại. Vì nó không gây ảnh hưởng gì đến tác dụng của vacxin.
Trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường, đã đặt sent hay đang uống thuốc đều có thể tiêm ngừa Covid, hơn nữa càng phải tiêm phòng sớm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh. Chính vì vậy, bạn hãy đi tiêm phòng khi có lịch nhé!
Trường hợp này, bạn đã đặt sent mạch vành 6 năm thì đã có thể tiêm ngừa Covid như bình thường được rồi nhé! Bởi lúc này tình trạng đã ở mức ổn định, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn hãy đi tiêm phòng Covid như đúng lịch được thông báo để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Trong trường hợp sức khỏe bạn đang ổn định thì dù đang uống thuốc Platin 75mg và Covesin 5mg đều có thể tiêm ngừa Covid – 19 nhé! Bởi việc tiêm phòng Covid là hết sức cần thiết. Bạn chỉ cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe cụ thể và lưu ý là nên tiếp tục sử dụng thuốc sau khi tiêm vacxin.
Vắc xin VAT (uốn ván) và vắc xin Covid – 19 không gây ảnh hưởng bất lợi cho nhau. Do đó, 2 loại vacxin này có thể tiêm cùng thời điểm hoặc cách một khoảng thời gian ngắn. Chính vì vậy, bạn không cần lo lắng về thời gian tiêm vacxin đâu nhé!
Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào ghi nhận ảnh hưởng của vacxin Covid – 19 đối với chu kỳ kinh nguyệt hay việc sinh sản. Do đó, bạn không cần lo lắng về vấn đề này đâu nhé!
Bài viết liên quan: