Đau dạ dày hậu Covid-19 khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện một số biện pháp để khắc phục, điển hình là áp dụng chế độ ăn uống sao cho khoa học. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!
Trong vòng vài tuần sau khi nhiễm Covid, hầu hết mọi người đều dần khỏe lại. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ gặp phải các di chứng hậu Covid. Tình trạng hậu Covid-19 chính là hàng loạt những vấn đề sức khỏe mới mà bệnh nhân có thể gặp trong 4 tuần trở lên, sau lần đầu dương tính với SARS-CoV-2. Ngay cả những người không có triệu chứng khi nhiễm bệnh cũng có thể gặp di chứng hậu Covid. Nó có thể biểu hiện qua các triệu chứng dưới đây:
Thở gấp hoặc khó thở.
Ho.
Khó tập trung hay suy nghĩ (còn gọi là “sương mù não”).
Triệu chứng trở nên nặng hơn sau khi hoạt động tinh thần hoặc thể chất (còn gọi là tình trạng khó chịu sau gắng sức).
Mệt mỏi.
Đau cơ hoặc khớp.
Tim đập mạnh hoặc nhanh.
Đau đầu.
Đau dạ dày hậu Covid-19.
Đau ngực.
Phát ban.
Chóng mặt khi đứng.
Sốt.
Gặp các vấn đề về giấc ngủ.
Tiêu chảy.
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi vị giác hoặc khứu giác.
Thay đổi tâm trạng,…
Một vài người nhiễm Covid nghiêm trọng có thể bị ảnh hưởng đa cơ quan hoặc gặp tình trạng tự miễn dịch trong thời gian dài. Lúc này, triệu chứng có khả năng kéo dài thêm vài tuần đến vài tháng sau khi mắc Covid. Đa cơ quan bị tác động sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, thậm chí là toàn bộ cơ thể, gồm cả chức năng não, da, thận, tim, phổi. Hiện tượng tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào đang khỏe mạnh, gây ra tình trạng viêm (sưng) hoặc làm tổn thương mô tại những bộ phận bị ảnh hưởng,…
Đau dạ dày là một trong những triệu chứng có thể gặp hậu Covid
Vì sao người bệnh dễ tái phát cơn đau dạ dày hậu Covid-19?
Cơn đau dạ dày có thể tái phát do nhiều nguyên nhân, ví dụ như căng thẳng, stress, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, ngủ không đủ giấc, chế độ sinh hoạt và ăn uống chưa khoa học,… Với bệnh nhân nhiễm Covid, việc ăn uống mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng, không ngon miệng do phải dùng thuốc, căng thẳng kéo dài, mất ngủ, lo lắng,… Từ đó khiến cơn đau dạ dày tái phát ở bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.
Để tình trạng này được cải thiện, bạn cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống sao cho khoa học. Tránh để bản thân bị stress, suy nghĩ căng thẳng. Trường hợp gặp phải những di chứng hậu Covid khác, diễn biến nghiêm trọng bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để điều trị kịp thời. Vậy đau dạ dày hậu Covid-19 phải ăn uống như thế nào?
Cơn đau dạ dày có thể tái phát do nhiều nguyên nhân
Đau dạ dày hậu Covid-19 phải ăn uống như thế nào?
Để kiểm soát tình trạng đau dạ dày hậu Covid-19, bạn hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây trong chế độ ăn uống:
Ăn đủ chất dinh dưỡng
Bệnh nhân bị đau dạ dày hậu Covid-19 phải áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ 4 nhóm chất thiết yếu là tinh bột, chất béo, đạm, Vitamin và khoáng chất. Cụ thể gồm có:
Tinh bột (chủ yếu là các loại ngũ cốc).
Chất đạm (thịt, sữa, cá, trứng, các loại đậu,…).
Chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật).
Vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả tươi,…).
Ưu tiên các thực phẩm tốt cho dạ dày
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên dùng các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như mật ong, khoai củ, bánh quy, bánh mì, gạo nếp, ngũ cốc,…
Nên thưởng thức các món được nấu chín, mềm, giàu dưỡng chất, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho niêm mạc ruột như cháo, sữa, súp hay những món ninh, hầm mềm,…
Nên ăn thịt nạc như thịt bò nạc, thịt lợn nạc, trứng, cá, thịt gia cầm (không da),…
Bổ sung chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu và các loại hạt.
Tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh để cải thiện tình trạng thiếu hụt khoáng chất và Vitamin do khả năng tiêu hóa, hấp thụ của người bị bệnh kém. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh ăn quá nhiều trái cây có độ Axit cao như quýt, cam, bưởi,…
Hạn chế dùng thực phẩm có thể làm bệnh đau dạ dày hậu Covid-19 nặng thêm
Hạn chế thưởng thức các món ăn có thể làm môi trường pH của dạ dày thay đổi như thực phẩm chua, cay, chứa nhiều tỏi, ớt, tiêu,…
Hạn chế dùng thức ăn nhiều muối, đã được muối chua, đồ uống có gas, trà đặc, cà phê, chất béo,… dễ gây ra tình trạng tăng tiết dịch vị, sinh hơi khiến cơn đau dạ dày tái phát.
Hạn chế ăn món rán, xào, chiên,…
Tránh ăn thực phẩm nhiều gân, xơ, thô cứng,…
Hạn chế tối đa bia rượu, tốt nhất là không uống. Vì rượu bia có thể gây ra tình trạng kích thích dạ dày và làm quá trình chữa lành vết thương chậm lại.
Không ăn thức ăn để lâu, bị lạnh, các món như tiết canh, nem chua, gỏi cá,… Những loại thực phẩm này đặc biệt không tốt cho dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, tiêu chảy khiến chức năng tiêu hóa thêm yếu.
Ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ
Người có tiền sử bị viêm loét dạ dày nên chú ý đến khẩu phần ăn uống để tránh làm dạ dày quá tải và chịu thêm tổn thương. Khi niêm mạc dạ dày bị kích thích hoặc tổn thương dễ làm các cơn đau tái phát và nặng thêm. Hãy lưu ý:
Không để bụng đói hay ăn quá no.
Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Dùng bữa tối cách giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng. Không nên ăn khuya vì sẽ khiến dạ dày phải hoạt động quá tải vào ban đêm.
Nhai kỹ, ăn chậm.
Sau khi ăn không nên chạy nhảy, vận động mạnh, làm việc hay tập thể dục quá sức ngay.
Bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học khi bị đau dạ dày hậu Covid
Tóm lại, nếu gặp tình trạng đau dạ dày hậu Covid-19, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống sao cho khoa học. Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để chữa trị kịp thời. Để được tư vấn thêm về dịch vụ khám, chữa bệnh hậu Covid, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!