Sa tạng vùng chậu ở phụ nữ là tình trạng các cơ ở vùng chậu suy yếu khiến một hoặc nhiều cơ bị chùng xuống. Khi bị sa cơ quan vùng chậu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về “Dấu hiệu sa tạng chậu sau sinh” và những vấn đề liên quan đến “Sa tạng chậu” nhé!
Sa tạng chậu là tình trạng chùng xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua âm đạo hoặc hậu môn như: Sa tử cung, sa bàng quang, trực tràng, ruột, các mô liên kết, do sự tổn thương, suy yếu cấu trúc cân cơ, dây chằng nâng đỡ sàn chậu, gây nên triệu chứng rối loạn tiểu, đại tiện,…Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trước và sau khi sinh con.
Sàn chậu được cấu thành từ 3 hệ thống: Sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống niệu dưới (niệu đạo,bàng quang) và hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Ngoài ra, sàng chậu còn chứa hệ thống thần kinh, mạch máu.
Chính vì cấu trúc đó khiến nó được ví như một “cái võng” hình thành từ nhiều nhóm cơ đan xen nhau. Khối cơ này sẽ bám chắc vào thành bụng, xương mu, xương chậu, cột sống, xương chậu cụt.
Với trường hợp sa cơ sàn chậu nhẹ, các cơ quan vùng chậu có thể giảm xuống. Trường hợp nghiêm trọng hơn, chúng có thể lan ra ngoài âm đạo và gây phình lên.
Vậy là chúng ta đã hiểu được sa tạng vùng chậu là gì? Dưới đây là các loại sa tạng vùng chậu thường gặp, mời bạn đọc tham khảo.
Các loại sa tạng vùng chậu
Sa tạng vùng chậu có thể xảy ra với bất kỳ ai, mọi giới tính đều có thể bị sa tạng vùng chậu. Nhưng phụ nữ sau khi sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nam giới dễ bị sa cơ trực tràng và sa cơ bàng quang. Dưới đây là những loại sa tạng vùng chậu thường gặp:
Sa thành trước âm đạo: Các cơ sàn chậu phía trên âm đạo bị suy yếu khiến bàng quang trượt khỏi vị trí và phình lên trên âm đạo. Sa thành trước âm đạo là một loại sa cơ quan vùng chậu phổ biến nhất.
Thoát vị niệu đạo: Một số cơ sàn chậu bị suy yếu khiến ống dẫn nước tiểu từ bàng quang bị chùng xuống. Niệu đạo bị tụt thường kèm theo bàng quang bị tụt.
Sa thành sau âm đạo: Một số cơ sàn chậu suy yếu ở giữa âm đạo và trực tràng khiến trực tràng phình ra trên thành sau âm đạo.
Sa ruột: Các cơ trong khung chậu bị suy yếu khiến ruột non phình lên thành sau hoặc phần trên cùng của âm đạo.
Sa tử cung: Khi cơ sàn chậu yếu khiến tử cung sa xuống ống âm đạo.
Sa vòm âm đạo: Cơ sàn chậu không khỏe mạnh khiến phần trên vòm âm đạo sa xuống ống âm đạo.
Qua đó, chúng ta thấy được các loại sa tạng chậu bao gồm: Sa thành trước âm đạo, thoát vị niệu đạo, sa thành âm đạo, sa ruột, sa tử cung, sa vòm âm đạo. Vậy đâu là những dấu hiệu sa tạng chậu sau sinh cần lưu ý? Mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết dưới đây.
Dấu hiệu sa tạng chậu sau sinh cần lưu ý
Các dấu hiệu sa tạng chậu sau sinh xuất hiện rất chậm và ban đầu người bệnh khó có thể nhận biết được. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm nhận được khối phình bên trong âm đạo.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, các cơ quan có thể đẩy ra khỏi cửa âm đạo. Dấu hiệu sa tạng chậu sau sinh bạn có thể gặp phải như sau:
Cảm giác đè nén hoặc chằng trong âm đạo;
Các cơ quan lồi ra từ âm đạo
Tiểu không kiểm soát
Không thể tiểu hết nước trong bàng quang
Khó đi đại tiện
Chảy máu, tăng dịch tiết âm đạo
Khó khăn trong khi quan hệ tình dục
Triệu chứng đau lưng tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm
Nếu bạn thấy cơ thể mình có những dấu hiệu sa tạng chậu sau sinh trên, hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh ngay nhé! Đa khoa Phương Nam mời bạn tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây sa tạng vùng chậu.
Nguyên nhân gây sa tạng vùng chậu
Nguyên nhân chủ yếu gây sa tạng vùng chậu là do quá trình mang thai và sinh nở. Vì khi mang thai từ tháng thứ 6 trở đi, sức nặng của thai nhi tăng áp lực đè lên vùng sàn chậu. Các cân cơ có nhiệm vụ nâng đỡ cơ quan vùng chậu sẽ giãn hết mức để việc sinh nở được dễ dàng hơn. Chính vì thế, làm cân cơ suy yếu hoặc bị tổn thương do đứt rách.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác là do suy giảm hormone nữ estrogen trong giai đoạn trước và sau thời kỳ mãn kinh, khiến cơ thể thiếu hụt collagen để liên kết các mô vùng chậu.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Bệnh lý ho mãn tính, rặn mạnh do táo bón;
Sang chấn sản khoa như rặn khi cổ tử cung chưa mở hết, rách tầng sinh môn khi sinh nở nhưng không được phục hồi đúng mức;
Các mô nâng đỡ bị suy giảm chức năng khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh;
Tình trạng thừa cân hoặc béo phì, có tiền sử từng phẫu thuật vùng chậu hoặc bị u xơ lớn;
Làm những công việc nặng nhọc, khuân vác nặng, gắng sức;
Một số cân cơ và dây chằng sàn chậu yếu bẩm sinh.
Hiện nay, nhiều phụ nữ dễ gặp tình trạng sa tạng vùng chậu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang bị sa tạng vùng chậu, có thể tham khảo những phương pháp điều trị dưới đây, sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.
Phương pháp điều trị sa tạng vùng chậu
Có nhiều phương pháp điều trị sa tạng vùng chậu, dưới đây là 2 phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng:
Phương pháp không phẫu thuật
Vòng nâng âm đạo: Phương pháp này là dùng một thiết bị silicon có thể tháo rời đưa vào bên trong âm đạo để giữ bộ phận bị sa đứng yên tại vị trí.
Bài tập cơ sàn chậu (bài tập Kegel): Đây là bài tập tương đối hiệu quả cho những ai bị sa tạng vùng chậu, giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật là một lựa chọn nếu triệu chứng không được cải thiện và bạn không muốn sinh thêm con. Vì nếu tiếp tục sinh con sau phẫu thuật có thể bị sa tạng vùng chậu thêm lần nữa.
Có hai loại phẫu thuật điều trị sa tạng vùng chậu, một là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn, hai là phẫu thuật tái tạo. Phẫu thuật cắt bỏ sẽ khâu kín thành âm đạo, ngăn không cho các cơ quan bị tụt ra ngoài. Phẫu thuật tái tạo, sửa chữa những cơ quan bị suy yếu trong sàn chậu. Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh.
Colpocleisis: Là thủ thuật thu hẹp âm đạo hay khâu kín âm đạo nhằm ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có hại, giúp phòng tránh viêm nhiễm âm đạo và các bệnh về phụ khoa. Tuy nhiên, phương pháp này phụ nữ sẽ không thể quan hệ tình dục bằng đường âm đạo sau khi thực hiện.
Colporrhaphy điều trị sa bàng quang và sa trực tràng. Nhằm chữa trị các tổn thương ở âm đạo, cũng cố vách ngăn của trực tràng, cắt bỏ đoạn trực tràng dư thừa hoặc đặt mảnh ghép sau âm đạo. Thực hiện phẫu thuật qua âm đạo để cố định thành âm đạo bằng chỉ khâu tự tiêu.
Sacrocolpopexy: Là phẫu thuật giúp hỗ trợ tử cung hoặc âm đạo. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng mô cơ thể của chính bạn để nâng đỡ sàn chậu và chữa sa. Loại phẫu thuật này, phù hợp với những phụ nữ có quan hệ tình dục với tình trạng sa âm đạo hoặc tử cung nghiêm trọng, phẫu thuật sa tử cũng được thực hiện qua ngả âm đạo.
Hy vọng những chia sẻ về “Sa tạng vùng chậu là gì?” cùng như “Nguyên nhân, dấu hiệu sa tạng chậu sau sinh” giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức bổ ích. Cần tư vấn thêm thông tin vui lòng liên hệ Đa khoa Phương Nam qua hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968 để được hỗ trợ.