Đau Nhức Tiền Mãn Kinh Khắc Phục Như Thế Nào?

Trang chủ > Bệnh Phụ Khoa > Đau Nhức Tiền Mãn Kinh Khắc Phục Như Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 23, 2023

Mệt mỏi kéo dài trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh (từ khoảng 35 – 60 tuổi) là một triệu chứng phổ biến. Có đến 80% phụ nữ trong nhóm tuổi này thường xuyên gặp phải tình trạng này ngay cả khi không tham gia vào hoạt động vất vả. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay cách làm giảm đau nhức tiền mãn kinh trong bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân gây đau nhức, mệt mỏi tiền mãn kinh, mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở nữ giới được xem là một giai đoạn quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn trong cơ thể của phụ nữ bao gồm sức khỏe, ngoại hình và chức năng sinh lý.

Các thay đổi này chủ yếu là do hoạt động của hệ thống trục não – tuyến yên – buồng trứng suy giảm, gây ra sự không ổn định trong bộ ba nội tiết tố gồm Estrogen, ProgesteroneTestosterone.

Trong giai đoạn này, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, đau nhức xương khớp, da khô sạm, rối loạn kinh nguyệt, những cơn nóng bừng, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, thay đổi tâm trạng và có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường.

Nguyên nhân gây đau nhức, mệt mỏi tiền mãn kinh, mãn kinh
Sự suy giảm nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau nhức tiền mãn kinh, mãn kinh

Khi nội tiết tố trong cơ thể suy giảm, phụ nữ sẽ trải qua nhiều sự bất ổn, trong đó có triệu chứng đau nhức tiền mãn kinh do vai trò quan trọng của Estrogen và Testosterone trong quá trình tái tạo, tăng trưởng xương với cơ bắp.

Cụ thể, Estrogen tác động lên tế bào tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế quá trình phân hủy xương trong quá trình tái cấu trúc mô xương. Trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, sự giảm Estrogen dẫn đến mất mật độ xương nhanh chóng (đặc biệt trong 5 năm đầu sau mãn kinh).

Thêm vào đó, Testosterone thúc đẩy sự tăng trưởng cơ bắp và tác động tích cực đến quá trình tái tạo xương. Do đó, khi mật độ xương giảm, có thể gây ra tình trạng đau nhức, tê chân tay, mỏi gối, đau vai, xương dễ gãy.

Nếu không có biện pháp cải thiện, tình trạng này dễ dẫn đến bệnh loãng xương. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng đóng vai trò làm tăng mệt mỏi ở phụ nữ trung niên, bao gồm:

  • Dị ứng.
  • Tiêu thụ quá nhiều rượu và cafe.
  • Ăn kiêng.
  • Lối sống ít vận động.
  • Chán nản về công việc và cuộc sống.

Các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi tiền, mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh thường đi kèm với các triệu chứng như đau nhức và mệt mỏi, bao gồm:

Đau nhức thông thường

Trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, phụ nữ thường trải qua cảm giác đau nhức xương khớp toàn thân mà không rõ ràng vị trí cụ thể. Đau nhức thường hiếm khi có biểu hiện rõ ràng, chỉ là sự mệt mỏi, nhức nhối, xảy ra ngắt quãng và ít gây ra cảm giác đau mạnh. 

Đau nhức cột sống do loãng xương

Đau nhức tiền mãn kinh cũng xảy ra ở vị trí cột sống do loãng xương. Khi phụ nữ vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh (sau tuổi 40), mật độ xương dần suy giảm khoảng 1,8 – 2,5% mỗi năm, sau khi đạt đỉnh ở độ tuổi trẻ (25 – 30 tuổi). Điều này gây ra các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi và tăng nguy cơ loãng xương đặc biệt là gãy xương, lún xẹp đốt xương sống.

Đau nhức cột sống do loãng xương
Tỷ lệ đau nhức tiền mãn kinh tại vị trí cột sống ngày càng tăng cao

Đau tức ngực

Ngoài việc quy định đặc tính của sự nữ tính, nội tiết tố còn có tác động đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể đặc biệt là trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Estrogen không chỉ điều chỉnh vận chuyển ion Canxi vào tế bào mà còn đóng vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách chống lại quá trình oxy hóa và điều tiết Cholesterol xấu.

Hơn nữa, Estrogen còn giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, làm giảm căng thẳng trên cơ trơn của mạch máu, giúp mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu trong động mạch vành. Điều này có tác dụng phòng ngừa tình trạng cao huyết áp, các bệnh tim mạch.

Vì vậy, sự suy giảm Estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là một yếu tố ảnh hưởng đến các mạch máu, góp phần gây ra những triệu chứng như đau ngực, liên quan đến một số bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết khối và tăng huyết áp.

Đau khớp do thoái hóa khớp

Ngoài ra, tình trạng đau nhức tiền mãn kinh còn xảy ra ở vị trí khớp. Trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, phụ nữ thường gặp phải một triệu chứng phổ biến là đau nhức xương khớp khi di chuyển. Đau nhức có thể xuất hiện ở các khớp như ngón tay, ngón chân, cột sống đặc biệt là khớp gối. Triệu chứng đau nhức khớp do thoái hóa thường đi kèm với sự sưng đau và gây ra tình trạng tràn dịch trong khớp gối.

Đau khớp do thoái hóa khớp
Triệu chứng đau nhức khớp do thoái hóa thường đi kèm với sự sưng đau

Những ảnh hưởng khác đến sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh

Do sự thay đổi của Estrogen, Progesterone và Testosterone – ba nội tiết tố nữ chính, chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý cũng như tinh thần trong giai đoạn này, cụ thể:

  • Vấn đề da: Da trở nên khô, sạm, mất đàn hồi và xuất hiện nếp nhăn.
  • Vấn đề tóc: Tóc khô, xơ, dễ gãy và rụng, chẻ ngọn.
  • Vấn đề vóc dáng: Vóc dáng trở nên kém thon thả, vòng 1 mất sự săn chắc, thân hình mất cân đối, mỡ tích tụ nhiều ở vùng eo, đùi và mông, việc tăng cân trở nên khó kiểm soát.
  • Thay đổi tâm lý: Tính tình dễ thay đổi, thường cáu giận một cách vô cớ.
Những ảnh hưởng khác đến sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Vùng kín khô hạn cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
  • Vấn đề vùng kín: Âm đạo khô, giảm ham muốn, đau rát trong quan hệ tình dục và khó đạt được khoái cảm.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt bị rối loạn, dễ mắc các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương, ung thư vú và những bệnh liên quan khác.

Tất cả những vấn đề này là do sự xáo trộn của hệ thống nội tiết tạo ra và chị em phụ nữ cần chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe, cân nhắc về chế độ dinh dưỡng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để duy trì sự cân bằng trong giai đoạn này.

Cách cải thiện chứng nhức mỏi tiền mãn kinh?

Để giảm triệu chứng mệt mỏi và đau nhức tiền mãn kinh – mãn kinh, chị em cần tuân thủ những nguyên tắc, biện pháp chăm sóc sức khỏe sau đây:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Trong giai đoạn này, quá trình thay đổi trong cơ thể diễn ra theo hướng tiêu cực. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần là cần thiết. Thông qua việc kiểm tra định kỳ, các vấn đề sức khỏe có thể được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Cách cải thiện chứng nhức mỏi tiền mãn kinh?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phương pháp giúp giảm đau nhức tiền mãn kinh được nhiều bác sĩ khuyến nghị

Trong trường hợp đau nhức và mệt mỏi kéo dài, bác sĩ có thể đề xuất thay đổi lối sống, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc thuốc điều trị (như bổ sung Canxi hoặc sử dụng hormone thay thế) để cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định, liều lượng của bác sĩ.

Bổ sung Canxi

Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Canxi tham gia vào quá trình tái tạo xương và răng, cũng như các quá trình như đông máu, co cơ, dẫn truyền tín hiệu thần kinh.

Khoảng 99% lượng Canxi trong cơ thể được phân bố trong xương và răng, chỉ có 1% còn lại trong huyết tương. Thiếu Canxi sẽ khiến cơ thể lấy Canxi từ xương vào máu, gây ra loãng xương, đau nhức.

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cần 1.000 – 1.500 mg Canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, việc bổ sung Canxi quá mức và kéo dài có thể gây tích tụ Canxi trong thận, gây hình thành sỏi ở thận, gan hoặc tụy. Cách tốt nhất để bổ sung Canxi là tăng cường thực phẩm giàu Canxi trong chế độ ăn hàng ngày bao gồm sữa, sản phẩm từ sữa, cua,…

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, chất đạm, chất béo, Vitamin và khoáng chất cũng là phương pháp giảm triệu chứng đau nhức tiền mãn kinh hiệu quả. Tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đường, muối, chất béo cũng như đảm bảo uống đủ nước hàng ngày (khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày). Đồng thời bạn cũng nên hạn chế việc sử dụng rượu, bia.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng thực đơn khoa học giúp giảm triệu chứng đau nhức tiền mãn kinh hiệu quả

Luyện tập thể thao đều đặn

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tập thể dục đều đặn có lợi cho sức khỏe xương và khớp của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Các hoạt động như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… nên được duy trì trong ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần.

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh như bốc hỏa, đau mãn tính, giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chuyên gia khuyến nghị tham gia hoạt động ngoài trời để cơ thể hấp thu lượng vitamin D cần thiết từ đó giúp cơ thể tổng hợp Canxi tốt hơn, cải thiện chứng loãng xương, mệt mỏi mà phụ nữ thường gặp phải.

Sử dụng tinh chất thiên nhiên

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống tích cực, cần chú trọng đến chế độ làm việc, giấc ngủ, ăn uống và luyện tập khoa học, cũng nên tự chủ động sử dụng các tinh chất thiên nhiên có thể tác động vào hệ thống nội tiết, giải quyết những vấn đề từ gốc an toàn, hiệu quả.

Mệt mỏi, đau nhức tiền mãn kinh là một trong các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, chất lượng sống của người phụ nữ. Hy vọng với những gì mà Đa khoa Phương Nam chia sẻ chị em sẽ không quá lo lắng hay bỡ ngỡ khi đến giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Đối Phó Với Những Cơn Đau Đầu Tiền Mãn Kinh
Bài viết tiếp theo
Phụ Nữ Tiền Mãn Kinh Nên Ăn Uống Gì?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1