[Giải Đáp] Dị Ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vắc-Xin COVID-19 Hay Không?

Trang chủ > Covid - 19 > [Giải Đáp] Dị Ứng Hải Sản Có Nên Tiêm Vắc-Xin COVID-19 Hay Không?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Mười Một 23, 2021

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không? Đối tượng nào không nên tiêm vắc xin hay cần trì hoãn tiêm vắc xin Covid – 19? Là thắc mắc chung của nhiều người khi chuẩn bị tiêm phòng Covid – 19 nhưng lại có tiền sử dị ứng với hải sản hoặc thức ăn khác. Để tìm câu trả lời chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19?

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19?
Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Trên thực tế thì nhiều người khá lo lắng về việc bản thân bị dị ứng hải sản, dị ứng với các loại thức phẩm khác nhau thì có nên tiêm vắc – xin Covid – 19 hay không? Bởi ai cũng nghĩ rằng khi bản thân mình bị dị ứng với một loại thức ăn, thì cũng sẽ rất dễ gặp phải phản vệ khi tiêm vắc – xin. Tuy nhiên, quan điểm này là không đúng, bởi việc bạn dị ứng với hải sản không hề có bất cứ mối liên quan nào đến việc bạn gặp phải sốc phản vệ sau tiêm.

Bên cạnh đó, những đối tượng bị dị ứng hải sản cần có kết quả kiểm chứng rõ ràng để xem có thực sự bị dị ứng không? Bởi có những trường hợp, nếu hải sản bị ôi thiu, không tươi, bảo quản không tốt thì khi ăn vào sẽ dễ khiến người ăn gặp phải các dấu hiệu giống dị ứng như tiêu chảy, phát ban, ngứa ngáy. Nên tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra kỹ lưỡng, để tránh bị nhầm tưởng.

Hơn nữa, tỉ lệ cũng như nguy cơ gặp phải sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin Covid – 19 của những người dị ứng hải sản cũng tương đương với người không dị ứng. Tức là khoảng 7 người/ 1 triệu liều vacxin, có nghĩa là rất thấp. Do đó, mọi người không cần băn khoăn “Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không? ” nữa đâu nhé! Vì vẫn có thể tiêm phòng như bình thường. Đặc biệt, hãy tiêm phòng Covid – 19 sớm để bảo vệ bản thân cũng như gia đình tốt nhất nhé!

Nói tóm lại, dù bạn bị dị ứng với hải, sản, thực phẩm hoặc các loại thuốc khác thì vẫn có thể tiêm vacxin Covid – 19 như bình thường, nên đừng quá lo lắng về vấn đề này nha.

Trường hợp không nên tiêm vacxin Covid – 19

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19? -1
Người có tiền sử sốc phản vệ với mũi 1 vacxin Covid – 19 không nên tiếp tục tiêm mũi 2.

Mặc dù việc tiêm vacxin Covid – 19 là hết sức cần thiết và là biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không thể tiêm vacxin Covid – 19, bạn cần hết sức lưu ý.

Theo các chuyên gia y tế thì nếu thuộc nhóm đối tượng sau, bạn cần chống chỉ định với vacxin Covid – 19 để đảm bảo an toàn, tránh bị sốc phản vệ.

Người có tiền sử dị ứng với vacxin Covid – 19 (đã tiêm mũi 1 bị dị ứng thì không tiêm mũi 2).

Người thuộc nhóm chống chỉ định với vacxin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cụ thể, người xuất hiện phản ứng phản vệ với vacxin Covid – 19 sẽ có những biểu hiện sau:

  • Hô hấp khó khăn, khó thở, thở khò khè, đi kèm ho khan.
  • Bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Da bị phát ban, phù nề niêm mạc da.
  • Tụt huyết áp, mạch đập nhanh, mất ý thức, ngưng tuần hoàn.

Nếu đã từng xuất hiện tình trạng này, thì bạn không nên tiêm vacxin Covid – 19 mũi 2 cùng loại với mũi 1. Tốt nhất hãy đi kiểm tra sức khỏe, đến cơ sở y tế để xin tư vấn thêm về việc tiêm vacxin nếu cần thiết cho việc tiêm mũi 2.

Các đối tượng cần hoãn lịch tiêm vacxin Covid – 19

Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19? -2
Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần nên hoãn lịch tiêm vắc-xin COVID-19.

Để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải phản ứng sốc phản vệ sau tiêm, ảnh hưởng đến sức khỏe thì những đối tượng sau nên hoãn tiêm Covid 19, chờ đến thời điểm phù hợp mới tiêm bổ sung.

  • Người từng mắc Covid – 19 không nên tiêm vacxin Covid 19 trong vòng 6 tháng.
  • Phụ nữ đang mang thai dưới 13 tuần tuổi.
  • Người đang mắc bệnh cấp tính.

Ngoài ra, những trường hợp dưới đây cũng cần lưu ý cẩn thận, theo dõi kỹ lưỡng khi tiêm vacxin.

  • Người có bệnh mạn tính, bệnh nền.
  • Người có tiền sử dị ứng với các loại vacxin khác.
  • Người có biểu hiện sốt, huyết áp cao.
  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Người bị rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu.
  • Phụ nữ mang thai trên 13 tuần.

Để quá trình tiêm chủng vắc xin Covid diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn hãy xin tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ trước khi thực hiện.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ban không còn băn khoăn về vấn đề “Dị ứng hải sản có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?” nữa. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 0868 666 968 – 1900 633 698 của Đa khoa Phương Nam để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!

Tìm hiểu thêm:

 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Dị Ứng Với Ipu Floren Có Tiêm Vacxin Covid-19 Được Không?
Bài viết tiếp theo
Vệ Sinh Tai Mũi Họng Mùa Covid-19 Và Những Điều Nên Biết

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1