Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
Những bất thường bên trong phổi của bệnh nhân mắc Covid-19 kéo dài đã được các nhà nghiên cứu xác định. Nghiên cứu được tiến hành với 36 bệnh nhân, kết quả cho thấy Covid-19 có khả năng khiến phổi bị tổn thương vi thể. Mà những tổn thương này không thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm thông thường.
Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy trường hợp hậu Covid bị khó thở có thể xuất phát từ việc phổi chịu tổn thương. Virus đã tạo ra những bất thường dai dẳng bên trong hệ mạch và cấu trúc vi mô của phổi, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi Carbon Dioxide và Oxy. Các tổn thương phổi hay gặp nhất là viêm phổi tổ chức, xơ hóa phổi, khí phế thũng, dày vách liên tiểu thùy,… Vậy triệu chứng hậu Covid bị khó thở diễn ra như thế nào?
Ngay cả khi đã xét nghiệm Covid âm tính, nhưng triệu chứng khó thở vẫn có thể kéo dài. Tình trạng này được mô tả cơ bản như sau:
Bạn hãy gọi đến tổng đài cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu đột ngột bị hụt hơi, cảm thấy khó nói, tức ngực.
Dấu hiệu phải đi cấp cứu ngay:
Bạn phải đến gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu gặp những triệu chứng sau:
Hậu Covid bị khó thở khiến bạn căng thẳng, lo lắng. Điều này có thể làm triệu chứng khó thở thêm nặng. Để cải thiện sức khỏe, bạn hãy tuân thủ theo những hướng dẫn dưới đây:
Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán nguyên nhân hậu Covid bị khó thở, ví dụ như siêu âm màng phổi, kiểm tra CT – Scan, chụp X-quang, đo hô hấp ký,…
Đo hô hấp ký
Đây là kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán và đánh giá mức độ của các bệnh lý về đường hô hấp. Trong quá trình đo chức năng hô hấp, bác sĩ sẽ dùng máy đo dòng khí khi hít vào, thở ra để tính toán nhiều loại chỉ số chức năng phổi quan trọng.
Kỹ thuật này còn hỗ trợ đánh giá hai hội chứng rối loạn không khí ở bệnh nhân là hạn chế và tắc nghẽn. Mục đích của việc đo chức năng hô hấp là biết được thông tin về lưu lượng không khí đang lưu thông bên trong phổi và phế quản bệnh nhân. Đồng thời giúp bác sĩ đánh giá tình trạng giãn phế quản và mức độ tắc nghẽn.
Chụp X-quang lồng ngực
Hình ảnh chụp X-quang phổi đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng nhẹ của các biến chứng hô hấp và theo dõi khả năng đáp ứng điều trị. Đối tượng đang nhiễm hoặc đã khỏi Covid có triệu chứng khó thở sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi để phát hiện các dấu hiệu:
Chụp CT – Scan ngực
Phương pháp này giúp phát hiệu dấu hiệu giãn phế quản, dày vách bên trong tiểu thùy, dày vách liên tiểu thùy,… Tuy nhiên, tình trạng này thường ít khi gặp, chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng tim, màng phổi,… cũng là các dấu hiệu ít gặp, đa phần xuất hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển. Ngoài ra, chụp CT – Scan ngực còn phát hiện ra các biểu hiện bệnh lý khác như:
Hậu Covid bị khó thở xuất phát từ những tổn thương ở phổi như sẹo, kín mờ, xơ hóa, đông đặc,… Bệnh nhân mắc Covid nặng, phải thở Oxy có nguy cơ bị khó thở cao hơn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng hụt hơi, khó thở của người bệnh, kết quả CT – Scan, chụp X-quang phổi để đưa ra phương hướng chữa trị:
Tập vật lý trị liệu
Phương pháp này hỗ trợ tăng cường dung dịch phổi cho những F0 đã khỏi bệnh nhưng xuất hiện di chứng tại phổi như xơ hóa, hẹp phổi,… Bệnh nhân cần thực hiện các động tác hít thở mở rộng khoang ngực. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng thêm các bài tập hỗ trợ khác như: Squat, chèo thuyền, hít xà, hít đất,…
Tập vật lý trị liệu hô hấp
Phương pháp này cải thiện chức năng hô hấp hiệu quả thông qua các thao tác cơ học từ bên ngoài. Đó là kỹ thuật rung, dẫn lưu tư thế và vỗ lồng ngực để tăng cường quá trình huy động cũng như giải phóng các chất bài tiết bên trong đường thở.
Phương pháp này được bác sĩ chỉ định cho trường hợp có phản xạ ho nhưng không đủ khả năng làm sạch các chất tiết dai, dày với số lượng nhiều và bám chặt vào đường thở. Vật lý trị liệu hô hấp thường dành cho bệnh nhân bị xơ phổi, rối loạn thần kinh cơ, áp xe phổi, giãn phế quản, viêm ở vùng phổi phụ thuộc.
Dùng thuốc điều trị triệu chứng
F0 sau khi khỏi Covid dễ đối mặt với bệnh viêm phổi tái nhiễm, mãn tính hoặc viêm phế quản vì phổi đã bị virus tấn công. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc như Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin,… Một vài trường hợp cần dùng thuốc kháng sinh mạnh hơn nếu kèm thêm các bệnh nội khoa khác như tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),…
Hồi sức
Nếu di chứng hậu Covid diễn biến nặng như suy hô hấp cấp, nhiễm trùng phổi,… thì nhất định phải nhập viện chữa trị ở phòng hồi sức tích cực. Các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi, tiến hành điều trị tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ bệnh nhân hồi sức. Trường hợp nhiễm trùng nặng tạo ra nhiều áp xe phải áp dụng phương pháp dẫn lưu màng phổi. Nếu nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật mở khoang màng phổi để làm sạch và bóc tách toàn bộ ổ áp xe. Trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp nặng phải ghép phổi, lọc máu,…