Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 5, 2022
Mục Lục Bài Viết
SARS-CoV-2 dù không thể xâm nhập vào não do có hàng rào máu não ngăn chặn. Nhưng trong một vài trường hợp, virus có khả năng phá vỡ hàng rào máu não và tiến vào các tế bào thần kinh xung quanh. Đồng thời virus sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Gần đây, bằng chứng cho thấy Covid tác động đến hệ thần kinh ngày càng tăng.
Khi tấn công vào hệ thần kinh, SARS-CoV-2 chỉ có thể xâm nhập vào những tế bào có men chuyển ACE 2. Tuy nhiên nơi này không chỉ có tế bào thần kinh kích thích và ức chế mà còn có các tế bào bên trong mạch máu nhỏ của não. Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra việc nhiễm Covid có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng nhận thức. Trong nhiều năm sau khi nhiễm bệnh, di chứng này vẫn có thể tiếp tục biểu hiện ra.
Hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng từ sự gia tăng tình trạng viêm. Hiện tượng viêm càng nặng thì triệu chứng của Covid sẽ càng nghiêm trọng. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, có mối liên quan hai chiều giữa các bệnh nhiễm virus (điển hình là Covid-19) với chứng giảm trí nhớ. Không chỉ có Covid gây ra chứng giảm trí nhớ. Mà bệnh nhân bị giảm trí nhớ cũng có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn. Vậy cần làm gì khi hậu Covid giảm trí nhớ?
Covid-19 có thể làm mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, khiến mạch máu bị tổn thương do rối loạn chức năng điện Oxy thấp. Vì vậy chúng ta cần áp dụng một số phương pháp để bảo vệ não khỏi tình trạng mất trí nhớ do Covid gây ra. Nếu bạn bị sương mù não, mất trí nhớ, rối loạn chức năng đột ngột ở các bộ phận trên cơ thể thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám sớm nhé.
Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên chủng ngừa vaccine đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng Covid-19 trở nặng, khiến não bị tổn thương. Một số biên pháp được bác sĩ chia sẻ để đối phó với di chứng hậu Covid giảm trí nhớ gồm có:
Kiểm tra mức Vitamin B12
Theo các chuyên gia, chúng ta cần kiểm tra mức độ Vitamin B12 và Hormone tuyến giáp trong cơ thể, đồng thời tiến hành bình thường hóa chúng. Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây và sữa để chất chống Oxy hóa cũng như hàm lượng dưỡng chất trong chúng duy trì chức năng não thêm ổn định.
Tập trung vào giấc ngủ và ăn uống điều độ
Hãy chú ý đến giấc ngủ của bạn và chế độ ăn uống sao cho điều độ. Nếu chụp MRI não phát hiện một số bất thường và xảy ra tình trạng mất trí nhớ đáng kể, liệu pháp miễn dịch với IVIG và Steroid có thể mang đến lợi ích.
Quản lý căng thẳng để cải thiện chức năng não
Covid-19 có thể ảnh hưởng đáng kể đến các chất dẫn truyền não, gây ra cảm giác lo lắng và tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, SARS-CoV-2 cũng có khả năng làm rối loạn các chất dẫn truyền trí nhớ trong não. Bác sĩ cũng cho biết, Covid-19 có thể dẫn đến chứng hay quên, mất tập trung và rối loạn chức năng nhận thức. Thế nên bạn đừng suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật, vì nó sẽ khiến chất dẫn truyền của não bị tiêu hao.
Hãy ưu tiên làm những việc quan trọng, điều trị chứng lo âu, uống thêm thuốc bổ nếu cơ thể bị suy nhược để hỗ trợ cải thiện chức năng não đang rối loạn do căng thẳng. Bạn cũng nên tham gia một số trò chơi để thư giãn tinh thần và giúp tâm trạng thêm vui vẻ. Cách này hữu ích để trẻ hóa não bộ và tránh gặp tình trạng rối loạn chức năng do căng thẳng gây ra.