Khám Sức Khỏe Du Học – Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết

Trang chủ > Dịch Vụ Y Tế > Khám Sức Khỏe Du Học – Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 11, 2021

Khi làm hồ sơ du học, khám sức khỏe là điều kiện bắt buộc. Do đó, bản thân du học sinh cần tuân thủ thực hiện đúng theo yêu cầu. Vậy khám sức khỏe du học được tiến hành như thế nào? Thực hiện ở đâu? Cần chuẩn bị những gì khi đi khám? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Giấy khám sức khỏe là điều kiện bắt buộc để xin visa du học

Bất kỳ quốc gia nào cũng có những quy định riêng về việc nhập cảnh. Nhất là khi công dân nước ngoài có ý định du học, nhập cư dài hạn. Thế nên, trong hồ sơ xin visa, giấy khám sức khỏe là điều kiện bắt buộc phải có. Trong đó, chủ yếu xác định người xin visa có thể trạng sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh truyền nhiễm nằm ở danh mục chưa được phép nhập cảnh, nhập cư.

kham-suc-khoe-du-hoc-7
Để xin visa du học khám sức khỏe là điều bắt buộc phải thực hiện

Ở mỗi khu vực, quốc gia, trường đại học, quy định về việc khám sức khỏe du học không giống nhau. Mỗi địa phương chỉ cấp thẩm quyền khám sức khỏe du học cho một số cơ sở y tế nhất định và có yêu cầu về mẫu giấy chứng nhận riêng. Điển hình như form khám sức khỏe du học Mỹ sẽ có những điểm khác biệt so với form khám sức khỏe du học Anh và các quốc gia khác.

Những bệnh truyền nhiễm không cấp visa du học

Ở hầu hết các quốc gia, những bệnh truyền nhiễm dưới đây đều nằm trong danh sách cấm:

  • Bệnh đậu mùa.
  • Bệnh dịch hạch.
  • Bệnh sốt xuất huyết do virus Hanta.
  • Bệnh do nấm Candida albicans.
  • Bệnh mắt hột.
  • Các bệnh do giun.
  • Bệnh lậu.
  • Bệnh giang mai.
  • Bệnh cúm A/H5N1.
  • Bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV/AIDS).
  • Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus.
  • Bệnh lao phổi.
  • Bệnh quai bị.
  • Bệnh lỵ trực trùng.
  • Bệnh lỵ Amip.
  • Bệnh do liên cầu lợn ở người.
  • Bệnh ho gà.
  • Bệnh dại.
  • Bệnh cúm.
  • Bệnh bạch hầu.
  • Bệnh do virus Adeno.
  • Bệnh tả.
  • Bệnh sốt vàng.
  • Bệnh sốt Tây sông Nile.
  • Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg, Lassa, Ebola.
  • Bệnh viêm miệng, viêm họng, viêm tim do virus Coxsackie.
  • Bệnh phong.
  • Bệnh Nocardia.
  • Bệnh do Chlamydia.
  • Bệnh tiêu chảy do virus Rota.
  • Bệnh xoắn khuẩn vàng da.
  • Bệnh viêm não virus.
  • Bệnh viêm màng não do não mô cầu.
  • Bệnh viêm gan virus.
  • Bệnh Rubella.
  • Bệnh uốn ván.
  • Bệnh thương hàn.
  • Bệnh thủy đậu.
  • Bệnh than.
  • Bệnh tay chân miệng.
  • Bệnh sởi.
  • Bệnh sốt phát ban.
  • Bệnh sốt rét.
  • Bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue.
  • Bệnh viêm ruột do Giardia.
  • Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm.
  • Bệnh do Trichomonas.
  • Bệnh sốt mò.
  • Bệnh sốt do Rickettsia.
  • Bệnh sán lá ruột.
  • Bệnh sán lá phổi.
  • Bệnh sán lá gan.
  • Bệnh sán dây.
  • Bệnh do virus Herpes.
  • Bệnh do virus Cytomegalo.
  • Bệnh viêm ruột do Vibrio Parahaemolyticus,…

Tuy nhiên, các yêu cầu về sức khỏe xin visa có thể thay đổi, tùy thuộc vào quốc gia, khu vực. Điển hình như Hàn Quốc, nếu mắc phải bệnh H5N1, H7N9 và lao phổi thì sẽ hoàn toàn cấm nhập cảnh chứ không riêng gì là xin visa du học.

Khám sức khỏe du học là khám những gì?

kham-suc-khoe-du-hoc-9
Xét nghiệm máu cũng nằm trong danh mục khám sức khỏe du học

Gói khám sức khỏe du học tiểu chuẩn sẽ bao gồm các danh mục xét nghiệm, thăm khám từ tổng quát đến chi tiết, phù hợp với từng đối tượng (độ tuổi, thể trạng, giới tính,…) được sắp xếp vào 3 nhóm chính:

Khám tổng quát lâm sàng: Kết quả đo lường về cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhịp tim,… sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan. Bên cạnh đó, kết quả khám nội (da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng,…) hỗ trợ tầm soát những bệnh lý ở các cơ quan như tiêu hóa, hô hấp,… Bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa với nữ giới, giúp phát hiện một số bệnh như viêm nang, u xơ tử cung, viêm nhiễm,…

Xét nghiệm: Sau khi có chẩn đoán sơ bộ và dựa trên thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu để tiên lượng các bệnh lý về máu, thăm dò hoạt động của thận, hệ bài tiết.

Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ sẽ áp dụng những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, điện tâm đồ,… xem xét các biểu hiện liên quan đến thần kinh, tim mạch, xương khớp,…

Đi khám sức khỏe du học cần chuẩn bị những gì?

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ bên dưới trước khi khám sức khỏe du học:

  • Hai ảnh 4×6 cm (ảnh nền trắng chụp khi mặc áo trắng có cổ), thời gian chụp không quá 6 tháng, dùng để dán vào giấy chứng nhận.
  • Thẻ căn cước công dân (chứng minh nhân dân) hoặc hộ chiếu (bản gốc).
  • Form khám sức khỏe và danh sách những cơ sở y tế được Đại Sứ Quán của quốc gia mà bạn xin visa du học cấp thẩm quyền.
  • Giấy khám sức khỏe gần nhất và chi phí.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị trước thông tin về bệnh sử của bản thân (bệnh truyền nhiễm, mãn tính, dấu hiệu bất thường), tiền sử bệnh lý gia đình. Những vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến kết quả khám sức khỏe du học.

Khám sức khỏe du học ở đâu?

Khám sức khỏe đi du học ở đâu? Như đã đề cập ở các phần trên, Đại Sứ Quán của quốc gia bạn đến du học sẽ cấp thẩm quyền khám sức khỏe cho một số cơ sở y tế nhất định. Đơn vị y tế này phải đảm bảo những tiêu chí về chất lượng máy móc, trang thiết bị, có đầy đủ chuyên khoa, đội ngũ bác sĩ tài giỏi, giàu kinh nghiệm và chi phí hợp lý. Do đó, khi làm hồ sơ du học, bạn nên đến đúng cơ sở y tế được cấp phép khám sức khỏe. Tránh trường hợp khám tại nơi kém chất lượng và không có thẩm quyền.

kham-suc-khoe-du-hoc-10
Bạn phải đến khám tại cơ sở y tế có thẩm quyền

Quy trình khám sức khỏe du học

Quy trình khám sức khỏe du học khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của cơ sở y tế là được, cơ bản gồm các bước:

  • Đăng ký khám, xuất trình giấy tờ tùy thân, nêu rõ lý do khám sức khỏe để du học.
  • Nộp chi phí và nhận lại hóa đơn.
  • Thực hiện quy trình thăm khám lần lượt theo hướng dẫn như lấy mãu đờm, máu, chụp X-quang,…
  • Đợi kết quả.
  • Nhận kết quả và quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận cũng như cấp giấy chứng nhận nếu sức khỏe của bạn bình thường. Trường hợp có vấn đề về sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn thêm về cách điều trị.

Những lưu ý khi đi xin giấy khám sức khỏe du học

Dưới đây là một số lưu ý khi đi khám sức khỏe du học để nhận giấy chứng nhận dễ dàng, chính xác:

  • Thời gian khám sức khỏe phù hợp nhất là vào buổi sáng.
  • 8 – 12 tiếng trước lúc khám, bạn nên nhịn ăn, tránh dùng đồ béo ngọt, hãy uống nhiều nước để hỗ trợ cho quá trình xét nghiệm nước tiểu và máu thuận lợi hơn.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá, rượu bia trước khi khám 24 tiếng.
  • Trước buổi khám hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Không sử dụng kính sát tròng, kính áp tròng khi thăm khám.
  • Chị em không nên đi khám khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Khi đi khám sức khỏe không nên trang điểm.
  • Để kết quả khám thị lực không bị ảnh hưởng, bạn nên ngủ đủ giấc.
  • Thả lỏng cơ thể và giữ tâm lý luôn thoải mái.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin quan trọng và hữu ích về việc khám sức khỏe du học. Mong rằng bạn sẽ tìm được cơ sở y tế uy tín, nhận được kết quả tốt và hoàn tất thủ tục du học thuận lợi nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ