Kháng Vaccine Covid-19 Và Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Covid - 19 > Kháng Vaccine Covid-19 Và Những Điều Cần Biết

Tác giả: Kim Thành Ngày đăng: Tháng Mười Một 30, 2021

Ngày nay, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, việc tiêm vaccine ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh là cực kỳ cần thiết. Vậy chúng ta đang có những loại vaccine Covid-19 nào? Liệu vaccine còn phát huy tác dụng và tình trạng kháng vaccine Covid-19 có xảy ra hay không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá nhé!

Phân loại vaccine Covid-19

Để tìm hiểu về vấn đề kháng vaccine Covid-19, chúng ta cần phân biệt được những loại vaccine hiện có trên thị trường. Virus SARS-CoV-2 có 4 protein cấu trúc là protein vỏ envelope (E) nằm trên bề mặt, protein màng membrane (M), protein gai spike (S) và protein trong vỏ nhân nucleocapsid (N) gắn với RNA trong virus. Đây chính là những mục tiêu mà vaccine và phương pháp chẩn đoán như PCR muốn nhắm đến. Hiện nay, có 7 loại vaccine được thế giới sử dụng là Sputnik, Pfizer, Moderna, AstraZeneca, J&J, Janssen, Nonavax Mỹ, CoronaVac – Sinovac.

Vaccine sử dụng virus bất hoạt

Virus sẽ bị bất hoạt bằng phương pháp hóa học hay vật lý nhưng vẫn còn cấu trúc toàn vẹn và được dùng như kháng nguyên để kích thích miễn dịch. Loại vaccine này tạo ra kháng thể đặc hiệu chống protein N, khu vực kết nối kháng nguyên RBD, kháng thể IgG đặc hiệu (chống lại) protein gai S cũng như kháng thể trung hòa nAb (trên vật thí nghiệm như linh trưởng không thuộc giống người, chuột). Vaccine này không tạo ra đáp ứng tế bào TH2 và TH1 trên người.

Vaccine sử dụng hạt Nano hoặc hạt giống virus

Loại vaccine này dùng các protein cấu trúc của virus không có bộ gen và được trình diện trên một hạt “giống như virus”.

Vaccine sử dụng tiểu đơn vị protein

Vaccine sử dụng một số peptides hoặc protein của virus làm kháng nguyên. Những protein này có khả năng sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp sử dụng nấm men, vi khuẩn, tế bào của động vật có vú hay tế bào côn trùng. Thường dùng bộ ba RBD của gen mã hóa protein gai tạo đáp ứng miễn dịch tế bào (TH1) và đáp ứng sinh kháng thể cao, nhưng đáp ứng TH2 kém. Nhiều vaccine sử dụng công nghệ này là Nanocovax (Việt Nam) và Novavax (Mỹ).

  • Novavax (Mỹ) dùng toàn bộ trình tự gen S có thay đổi ở hai vị trí là V987P, K986P và 3 thay đổi R685Q, R683Q, R682Q. Đồng thời tạo đáp ứng miễn dịch tế bào TH1 cao nhưng TH2 vẫn thấp, cũng như tạo miễn dịch đặc hiệu với kháng thể IgG chống protein S cao hơn nồng động kháng thể trong huyết thanh người lành bệnh.
  • Nanocovax (Việt Nam) chưa có thông tin công bố.
khang-vaccine-covid-19-1
Vacxin Nanocovax

Vaccine sử dụng giá đỡ virus 

Nhiều protein kháng nguyên hay gen mã hóa được gắn vào trong một loại virus còn hoặc không còn khả năng nhân lên như Adenovirus. Sau khi được tiêm chủng, các kháng nguyên được tạo ra bởi tế bào cơ thể. Nghĩa là virus làm giá đỡ sẽ xâm nhập vào tế bào của cơ thể rồi điều khiển sản xuất kháng nguyên. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ tiến hành đáp ứng kháng nguyên hình thành miễn dịch chống lại những kháng nguyên mới được tạo ra.

Trong nhóm này có vaccine AstraZeneca dùng toàn bộ trình tự mã hóa protein gai S tạo thành kháng thể đặc hiệu, kháng thể trung hòa và kháng nguyên gai S cũng như đáp ứng miễn dịch tế bào TH1 tốt ngang với kháng thể sinh ra sau quá trình nhiễm trùng tự nhiên, thế nhưng đáp ứng TH2 kém.

Vaccine dùng virus giảm độc lực

Trong công nghệ này, virus sẽ được làm giảm độc lực tại phòng thí nghiệm hoặc nuôi cấy chuyền trong tế bào hay công nghệ đảo ngược di truyền, để làm khả năng gây bệnh mất đi nhưng tính sinh miễn dịch vẫn bảo toàn như virus sống.

Vaccine sử dụng mRNA hay DNA

Vaccine DNA dùng DNA tái tổ hợp nhằm mã hóa protein kháng nguyên trên một mảnh DNA được gọi là Plasmid rồi đưa vào cơ thể tạo kháng nguyên qua các giai đoạn chuyển mã và dịch mã. Trong vaccine mRNA, mRNA mã hóa protein kháng nguyên đã được tổng hợp bên ngoài và đưa vào cơ thể. Trong tế bào chất của cơ thể người được chủng ngừa, kháng nguyên được tạo ra qua giai đoạn dịch mã.

Vaccine Pfizer và Moderna ở nhóm này, dùng trình tự gen S có hai vị trí thay đổi là K986P và V987P. Bên cạnh đó, tạo đáp ứng miễn dịch tế bào TH1 cao nhưng TH2 vẫn thấp và tạo miễn dịch đặc hiệu với kháng thể IgG chống protein S cao hơn nồng độ kháng thể trong huyết thanh người lành bệnh.

Trên đây là những loại vaccine Covid-19 được dùng hiện nay. Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề kháng vaccine Covid-19 nhé.

khang-vaccine-covid-19-2
Vaccine Moderna

Liệu vaccine còn phát huy tác dụng? Tìm hiểu về kháng vaccine Covid-19

Để trả lời câu hỏi liệu vaccine còn phát huy tác dụng và tình trạng kháng vaccine Covid-19 có xảy ra hay không, chúng ta cần hiểu rõ hai vấn đề sau:

SARS-CoV-2 sử dụng ACE2 để xâm nhập vào tế bào cơ thể thì vaccine gen S vẫn còn mang đến tác dụng. Tuy nhiên, theo các đột biến cần phải thay đổi ít nhiều nhưng việc này hoàn toàn có thể dựa vào công nghệ, thời gian đối với vaccine mRNA.

Qua các cánh cửa khác, SARS-CoV-2 có khả năng tấn công tế bào. Một số nghiên cứu cho thấy virus có thể xâm nhập vào tế bào mà không cần có thụ thể ACE2, chỉ cần lợi dụng những thụ thể khác như NRP1, TLR, CLR hay GRP78 (không có tính miễn dịch). Lúc này, cần phải kết hợp nhiều kháng nguyên hay chọn thêm kháng nguyên khác.

Vậy liệu vaccine còn phát huy tác dụng và tình trạng kháng vaccine Covid-19 có xảy ra hay không? Với diễn biến như hiện nay, Covid-19 nhiều khả năng sẽ trở thành loại dịch bệnh mới, bộc phát nhỏ theo mùa tương tự như dịch cúm. Vào năm 1918 virus cúm tạo ra đại dịch đầu tiên và kéo dài trong các năm 1956, 1968 và 2009 trước khi được ghi nhận vào danh sách những bệnh lý cần tiêm chủng mỗi năm. Điều này cho thấy, chúng ta rất có thể sẽ phải tiêm vacxin phòng Covid-19 hàng năm.

khang-vaccine-covid-19-3
Trong tương lai chúng ta có thể phải tiêm vacxin Covid-19 hàng năm

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về vấn đề kháng vaccine Covid-19. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hay 1900 633 698 nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và bình an trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này!

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Test Covid Tại Lâm Đồng Đà Lạt Ở Đâu An Toàn, Chính Xác?
Bài viết tiếp theo
Khám Sức Khỏe Có Nên Ăn Sáng Không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1