Siêu âm đầu dò hiện nay được ứng nhiều trong lĩnh vực y tế nhằm kiểm tra đánh giá dựa trên những dấu hiệu bất thường ở buồng trứng, tử cung. Kỹ thuật này được các bác sĩ ứng dụng để thăm khám thai và phát hiện triệu chứng không bình thường ở vùng âm đạo. Vậy khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo? Phương pháp này liệu có gây hại đến sức khỏe người thực hiện hay không? Hãy cùng Đa Khoa Phương Nam giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này bạn nhé!
Siêu âm đầu dò âm đạo là một phương pháp thường dùng để chẩn đoán bệnh lý cơ quan tại vùng kín, bằng cách sử dụng sóng siêu âm có tần số cao tạo ra hình ảnh. Từ đó giúp bác sĩ đánh giá được sự phát triển, bất thường của cơ quan hay thai nhi.
Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp thăm khám vùng kín phổ biến hiện nay
Siêu âm qua ngã âm đạo được bác sĩ khuyến cáo sử dụng để kiểm tra cơ quan sinh sản nữ bao gồm ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo. Các phương pháp siêu âm tại vùng chậu, bụng thông thường đầu dò sẽ nằm bên ngoài khung chậu. Trong khi đó, thăm khám tại vùng âm đạo, dụng cụ sẽ được đặt vào trong khoảng 5 – 8 cm.
Kết quả siêu âm đầu dò mang lại hình ảnh bên trong âm đạo với độ rõ nét, chính xác cao được thực hiện bởi dụng cụ chuyên sâu giúp đánh giá, phát hiện bệnh lý và thai nhi. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ điều trị hiếm muộn, vô sinh,…
Siêu âm đầu dò âm đạo có thể phát hiện bệnh gì?
Siêu âm đầu dò được các bác sĩ chỉ định khi người thực hiện có những triệu chứng bất thường về tử cung, buồng trứng, vòi trứng,… để phát hiện bệnh lý kịp thời, cụ thể như sau:
Phát hiện thai nhi
Đối với những thai phụ đang trong giai đoạn đầu, việc siêu âm là rất cần thiết. Phương pháp này giúp nhận biết thai nhi khi các bé còn rất nhỏ và không hiển thị hình ảnh nếu chỉ dùng kỹ thuật ở thành bụng. Ngoài ra, những người khám phụ khoa cũng được chỉ định sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo nhằm phát hiện được dấu hiệu tim thai ở tuần thứ 6 – 8.
Thai nhi dưới 8 tuần có thể được phát hiện dễ dàng với phương pháp siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo
Phương pháp này hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu, thai nhi. Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thiết bị đưa vào bên trong âm đạo và di chuyển vùng xung quanh khu vực đó chứ không tiến vào bên trong cổ tử cung hay tử cung. Do đó không ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé. Phương pháp này còn:
Giúp mẹ biết được vị trí chính xác của thai nhi thông qua sự thăm khám.
Hỗ trợ quan sát được sự phát triển giai đoạn đầu của thai nhi: Tim thai, tình trạng phát triển của bé.
Đánh giá sớm số lượng thai: Thai 1 noãn, cùng noãn hay khác noãn.
Tầm soát được nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé: Mang thai ngoài tử cung.
Khảo sát cổ tử cung khi nghi ngờ có rau tiền đạo mặc dù thai nhi đã phát triển to.
Tầm soát bệnh lý nguy hiểm
Những người khám phụ khoa cũng được bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo. Vì phương pháp này cũng đánh giá tình trạng cơ quan sinh dục, độ dày niêm mạc tử cung, quan sát sự phát triển của trứng. Kỹ thuật này cũng giúp chẩn đoán một số bệnh lý nguy hiểm tại vùng âm đạo như:
U xơ cổ tử cung: Là một bệnh lý dễ gặp ở phụ nữ. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi 35 – 50. Nhiều trường hợp không có triệu chứng lâm sàng và chỉ phát hiện khi đi thăm khám lúc xuất hiện dấu hiệu đáng ngờ như bụng to ra, nặng bụng, chảy máu âm đạo bất thường, khó tiểu, tiểu nhiều lần,…
Polyp nội mạc tử cung: Được hình thành do sự tăng sinh khu trú mô nội mạc tử cung. Căn bệnh này cũng khó phát hiện cho đến khi đi thăm khám lúc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rong huyết, rong kinh, tăng tiết âm đạo.
U nang buồng trứng: Thường không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh phát hiện được khi thăm khám định kỳ hoặc lúc xuất hiện biến chứng cấp gây đau. Siêu âm giúp đánh giá đặc điểm, kích thước của khối u.
Viêm nhiễm vùng chậu: Là nhóm bệnh lý đa dạng. Phụ nữ thường có các dấu hiệu như sốt, đau vùng chậu, ra mủ hoặc huyết âm đạo,… Siêu âm giúp theo dõi tiến triển bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu và đưa ra đánh giá hiệu quả trong điều trị.
Viêm tắc ống vòi trứng: Siêu âm đầu dò giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác vị trí bị tắc để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo?
Vấn đề khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo luôn được chị em phụ nữ quan tâm khá nhiều. Vì phương pháp thăm khám này đánh giá chi tiết về những bất thường ở buồng trứng, tử cung, vòi trứng,… Do đó nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu sau, chị em nên đi siêu âm đầu dò âm đạo ngay:
Đau vùng xương chậu, bụng dưới nhiều lần trong ngày.
Nghi ngờ bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
Rối loạn kinh nguyệt.
Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt mà không biết lý do.
Chảy máu bất thường ở vùng kín trong giai đoạn thai kỳ.
Đau khi quan hệ.
Khí hư ra nhiều, có mùi hôi và màu sắc bất thường.
Ngứa ngáy vùng kín.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho mẹ bầu siêu âm đầu dò âm đạo trong trường hợp:
Theo dõi tim thai của bé.
Xác định vị trí đặt vòng tránh thai.
Kiểm tra sức khỏe vùng xương chậu.
Đánh giá tình hình sức khỏe sinh sản.
Như vậy, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo. Nếu có bất cứ triệu chứng nào mà chúng tôi đã liệt kê bên trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thực hiện kỹ thuật này.
Nên siêu âm đầu dò âm đạo định kỳ tốt nhất là 6 tháng 1 lần
Ưu và nhược điểm siêu âm đầu dò âm đạo
Ngoài vấn đề khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo thì bệnh nhân cũng quan tâm đến ưu và nhược điểm của phương pháp này. Siêu âm đầu dò âm đạo được ứng dụng ngày càng phổ biến, gần như khó thay thế trong lĩnh vực sản phụ khoa. Giống như các phương pháp thăm khám khác, siêu âm đầu dò âm đạo cũng có ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Cảm giác thoải mái: Phương pháp thăm khám này không mang lại cảm giác khó chịu khi dụng cụ đi vào âm đạo. Vì đầu dò được bọc bởi một lớp bảo vệ và bôi trơn trước khi đưa vào âm đạo nên hoàn toàn mang lại sự thoải mái cho người tham gia.
Không dùng tia bức xạ: Siêu âm đầu dò sử dụng sóng âm thanh để thu hình ảnh các cơ quan trong khung xương chậu. Do đó bạn có thể an tâm vì không chịu ảnh hưởng từ bức xạ. Điều này đặc biệt quan trọng hơn đối với thai phụ, vì tia bức xạ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Chất liệu hình ảnh rõ nét: Khi dụng cụ được đưa vào âm đạo, máy tính sẽ cho ra hình ảnh chất lượng cao về cơ quan sinh sản. Vì thiết bị đến được rất gần với vùng chậu khi máy phát sóng âm thanh. Kết quả rõ nét cho phép bác sĩ dễ dàng phát hiện bất thường thậm chí là chi tiết rất nhỏ trong cơ thể.
Siêu âm đầu dò có kết quả hình ảnh rõ nét
Thời gian thực hiện ngắn: Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất từ 15 – 30 phút. Sau khi thăm khám cũng không cần kiêng khem hay nghỉ ngơi mà có thể sinh hoạt như bình thường.
Dễ dàng chuẩn bị trước khi thực hiện: Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân không cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện siêu âm đầu dò. Bệnh nhân chỉ cần mặc quần áo thoải mái.
Nhược điểm
Kỹ thuật siêu âm đầu dò không sử dụng bức xạ nên bệnh nhân khá thoải mái. Tuy nhiên, họ có thể cảm thấy hơi khó chịu khi bác sĩ đưa đầu dò đi vào âm đạo. Thiết bị siêu âm được bọc bằng nhựa hoặc latex. Do đó thỉnh thoảng gây ra phản ứng ở người bị dị ứng latex. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân có thể hơi khó chịu nếu bàng quang đầy nước tiểu.
Tùy vào thể trạng của mỗi người, người thực hiện có thể trao đổi kỹ về những vấn đề mà mình quan tâm để đạt kết quả như ý. Tuy nhiên, một số yếu tố dẫn đến kết quả siêu âm đầu dò sai lệch gồm có:
Béo phì.
Đầy hơi trong ruột.
Bàng quang chứa đầy nước tiểu.
Trường hợp siêu âm đầu dò âm đạo
Chúng ta đã biết khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo. Vậy ai có thể sử dụng phương pháp thăm khám này? Sau đây là những trường hợp nên tham gia và không được chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo, cụ thể như sau:
Ai có thể thăm khám siêu âm đầu dò âm đạo?
Tất cả các phụ nữ thăm khám sức khỏe định kỳ.
Người có dấu hiệu của bệnh lý tại vùng tiểu khung, trực tràng, tuyến tiền liệt,…
Chỉ định cho các trường hợp: Thai phụ giai đoạn đầu, người xuất hiện triệu chứng mang thai ngoài tử cung, kiểm tra tim thai ở tuần thứ 6 – 8 của bé.
Bệnh nhân xuất hiện tình trạng: Ứ mủ vòi trứng, ứ nước, đánh giá thời gian rụng trứng,…
Các trường hợp không nên sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo
Mặc dù siêu âm đầu dò âm đạo lại mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực sản phụ khoa. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện kỹ thuật này, chống chỉ định đối với:
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp âm đạo.
Em bé, người chưa quan hệ tình dục, chưa rách màng trinh.
Quy trình thăm khám siêu âm đầu dò
Để thực hiện siêu âm đầu dò, bệnh nhân không cần chuẩn bị gì nhiều. Chỉ cần mặc quần áo thoải mái, giữ tâm trạng ổn định trước khi thực hiện là được. Quy trình thăm khám siêu âm đầu dò bao gồm các bước như sau:
Bệnh nhân được yêu cầu mặc váy và cởi quần áo từ phần eo trở xuống.
Người thực hiện nằm lên bàn siêu âm, gác 2 chân lên giá đỡ.
Bác sĩ tiến hành đưa đầu dò (được bọc nhựa hoặc latex) và kèm gel bôi trơn vào khoảng 5 – 7 cm trong âm đạo.
Chuyên gia sản phụ khoa có thể siêu âm truyền nước muối (SIS) vào lòng tử cung để giúp tạo hình ảnh rõ nét hơn. Không áp dụng ở thai phụ hoặc phụ nữ bị nhiễm trùng.
Đầu dò phát sóng siêu âm và thu lại tín hiệu được mã hóa, truyền hình ảnh cơ quan vùng chậu đến máy tính.
Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.
Quy trình thăm khám siêu âm đầu dò âm đạo chỉ kéo dài từ 15 – 30 phút
Lưu ý khi siêu âm đầu dò âm đạo
Siêu âm đầu dò hiếm khi gây ra bất cứ tổn thương nào tới thai nhi lẫn tử cung nên chị em phụ nữ có thể hoàn toàn an tâm. Tương tự với các kỹ thuật khác, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để quá trình thăm khám diễn ra tốt đẹp, cụ thể như sau:
Hạn chế uống nước và cần đi tiểu giúp bàng quang rỗng để có kết quả chính xác hơn.
Giữ tâm lý bản thân thoải mái trước khi đi siêu âm. Đừng tạo căng thẳng, áp lực vì điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình thăm khám.
Đối với thai nhi đã lớn thì mẹ bầu nên thực hiện kỹ thuật siêu âm thành bụng.
Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, có bác sĩ siêu âm chuyên nghiệp, trang thiết bị tân tiến để đạt kết quả chính xác.
Siêu âm đầu dò âm đạo có áp dụng được cho phụ nữ chưa quan hệ không?
Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp dùng đầu dò siêu âm chuyên dụng để đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá tử cung, buồng trứng, các thành phần tiểu khung. Do đó, bác sĩ khuyến cáo kỹ thuật này không áp dụng cho trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay chưa bị rách màng trình.
Trong trường hợp cần khảo sát bệnh lý vị trí buồng trứng, tử cung của phụ nữ chưa quan hệ tình dục, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo qua đường trực tràng.
Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo. Mặc dù đây là phương pháp an toàn nhưng khi thực hiện bạn cũng nên lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám uy tín để tiến hành. Đặc biệt đối với những trường hợp đã quan hệ tình dục và đang trong độ tuổi sinh sản thì việc thăm khám định kỳ là điều cần thiết. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222.