[Giải Đáp] Khi Nào Tiêm Vắc Xin Phế Cầu Khuẩn Cho Trẻ?

Trang chủ > Tiêm chủng > Vắc xin phế cầu > [Giải Đáp] Khi Nào Tiêm Vắc Xin Phế Cầu Khuẩn Cho Trẻ?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Chín 26, 2022

Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tác động lớn đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Các căn bệnh do phế cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Vì đối tượng này có sức đề kháng chưa hoàn thiện. Do đó, chủng ngừa vắc xin phế cầu cho bé là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa biết khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ để nhận được hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn? Hãy để Đa khoa Phương Nam giải đáp giúp bạn nhé!

Vi khuẩn phế cầu là gì?

Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn thuộc chi Streptococcus pneumoniae. Chúng thường trú ngụ trong mũi họng và gây bệnh khi hệ miễn dịch suy yếu. Phế cầu khuẩn sẽ gây bệnh khi nhiễm vào phổi, não hay máu. Nó có thể phát tán nhanh chóng trong cộng đồng vì lây truyền qua đường hô hấp

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, chưa được tiêm phòng, miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ cao nhiễm phế cầu khuẩn khi đi học tại nhà trẻ. Loại vi khuẩn này cũng là tác nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa,… Trường hợp may mắn chữa khỏi bệnh, trẻ vẫn có khả năng gặp phải một vài di chứng nguy hiểm, ví dụ như mù, điếc, chậm phát triển trí tuệ,… Trẻ sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời và tiêm ngừa phế cầu khuẩn đầy đủ. 

Vi khuẩn phế cầu là gì?
Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn thuộc chi Streptococcus pneumoniae

Vắc xin phế cầu khuẩn là gì?

Vắc xin phế cầu khuẩn giúp chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Hiện tại, vắc xin phế cầu được chỉ định chủng ngừa cho trẻ từ 6 tuần – 5 tuổi với nhiều phác đồ khác nhau. Tại Việt Nam, hiện có 2 loại vắc xin phế cầu:

  • Vắc xin phế cầu Synflorix (PCV10): Giúp ngăn ngừa được 10 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Vắc xin chỉ định tiêm cho bé từ 6 tuần – 5 tuổi. Loại vắc xin này còn có thêm công dụng ngăn ngừa bệnh viêm phổi và viêm tai giữa.
  • Vắc xin Prevenar 13 giúp phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho người lớn và trẻ em.

Vì sao cần tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?

Một số bệnh lý do phế cầu khuẩn rất khó phát hiện, điển hình là viêm màng não có triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn. Ngoài ra, vi khuẩn phế cầu còn dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa, viêm phổi,…

Vi khuẩn phế cầu có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ và gây bệnh bất cứ thời điểm nào. Đặc biệt là với các bé có hệ miễn dịch yếu, sức khỏe không tốt càng dễ nhiễm bệnh và tiến triển nghiêm trọng hơn. Trẻ thậm chí còn có nguy cơ tử vong, gặp di chứng nặng nề. Do đó, tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết.

Vì sao cần tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết

Khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?

Để biết khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ để đảm bảo an toàn và phát huy tối ưu hiệu quả. Chúng ta cần xem xét lịch tiêm của 2 loại vắc xin phế cầu Synflorix và Prevenar 13 đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam:

Vắc xin Synflorix

Synflorix là loại vắc xin phế cầu khuẩn được ứng dụng rộng rãi để chủng ngừa cho trẻ em đủ 6 tuần – 5 tuổi. Tùy vào từng độ tuổi, trẻ sẽ được tiêm ở vùng cơ delta cánh hay hay mặt trước bên của đùi. Phác đồ tiêm chủng cho trẻ là:

 Trẻ 6 tuần – 6 tháng tuổi

  • Liều 1 có thể chủng ngừa bắt đầu từ lúc bé 6 tuần tuổi.
  • Liều 2 tiêm cách liều 1 ít nhất 1 tháng.
  • Liều 3 tiêm cách liều 2 ít nhất 1 tháng.
  • Liều nhắc lại tiêm cách liều 3 ít nhất 6 tháng.

Với trẻ sinh non (≥ 27 tuần tuổi): Tiêm vắc xin Synflorix khi bé được 2 tháng tuổi. Đồng thời dùng phác đồ cơ bản 3 + 1 ở trên.

 Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi nhưng chưa được tiêm phòng trước đó

  • Mũi 1: Lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Chủng ngừa vào năm tuổi thứ 2, cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.

 Trẻ 1 – 3 tuổi nhưng chưa được tiêm phòng trước đó

  • Mũi 1: Chủng ngừa lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.

Vắc xin Prevenar 13

Prevenar 13 là vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn cho người lớn và trẻ em như nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), viêm tai giữa cấp tính, viêm màng não, viêm phổi,… 

 Đối tượng có thể sử dụng vắc xin bao gồm:

  • Trẻ nhỏ (có thể dùng từ lúc 6 tuần tuổi).
  • Người trưởng thành.
  • Người cao tuổi và người đang mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch, lao phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),…

 Lịch tiêm phòng:

Trẻ em từ 6 tuần – 6 tháng tuổi:

Lịch chủng ngừa gồm 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: Lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm cách mũi 2 ít nhất 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Chủng ngừa trẻ 11 – 15 tháng tuổi và tiêm cách mũi 3 ít nhất 2 tháng.

Lưu ý: Mũi 1 có thể bắt đầu từ lúc bé được 6 tuần tuổi.

Trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

Lịch chủng ngừa gồm 2 liều cơ bản:

  • Mũi 1: Lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm khi bé trên 1 tuổi.

Lưu ý: Mũi nhắc lại có thể chủng ngừa cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.

Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.

Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn:

  • Chủng ngừa 1 mũi duy nhất.

Thắc mắc khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đúng lịch nhé.   

Khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?
Khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ?

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đúng lịch

Các chuyên gia y tế khuyến cáo bố mẹ vẫn nên cho trẻ tiêm vắc xin đúng lịch ngay cả trong thời điểm xuất hiện dịch bệnh. Trì hoãn chủng ngừa có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh đã được loại trừ hoặc khiến những căn bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như viêm phổi, viêm họng, thủy đậu, sởi, cúm,… nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.

Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, chủng ngừa vắc xin đúng lịch có ý nghĩa quan trọng để phòng chống kịp thời các bệnh đã tiêm cũng như tránh gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu bé bị sốt hay ho khi đang diễn ra dịch bệnh sẽ khiến phụ huynh vô cùng lo lắng, hoảng sợ. Vì một số triệu chứng của Covid-19 tương tự như bệnh cúm hoặc các vấn đề về đường hô hấp khác. 

Trẻ sẽ mất khoảng 5 năm đầu đời để xây dựng hệ miễn dịch hoàn thiện. Do đó, phụ huynh cần cho bé chủng ngừa đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Khi đưa bé đi tiêm, bố mẹ hãy tuân thủ cách khuyến cáo của Bộ Y Tế và WHO như thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang đúng cách. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần cập nhật liên tục thông tin về Covid-19 để phòng ngừa bệnh cho bản thân và gia đình.

Tại những khu vực không có dịch, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm đúng lịch. Tuy nhiên nên tránh những nơi đông đúc. Bạn nên đặt lịch hẹn trước ở cơ sở y tế uy tín để không chờ đợi lâu.

Lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ

Bên cạnh việc tìm hiểu xem khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ, bố mẹ hãy lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phế cầu

Trẻ khi chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn có thể gặp một vài phản ứng phụ như:

  • Sốt.
  • Sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm.
  • Chán ăn.
  • Vị trí tiêm chai cứng.

Những phản ứng phụ hiếm gặp bao gồm sốt cao trên 39 độ C, vết tiêm sưng đỏ, tụ máu hoặc chảy máu tại vết tiêm, phát ban, nôn ói, tiêu chảy, quấy khóc bất thường,… Lúc này, phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời can thiệp.

Trường hợp cần cân nhắc khi tiêm vắc xin phế cầu

Vắc xin phế cầu cần được chủng ngừa đủ liều và đúng độ tuổi theo quy định. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần tiêm nhắc lại thêm. Các bé sinh non dưới 28 tuần, bị giảm bạch cầu, rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch, suy lách, nhiễm HIV,… cần được bác sĩ chỉ định biện pháp an toàn.

Chống chỉ định tiêm vắc xin phế cầu cho phụ nữ đang cho con bú, có thai, người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Những người có sức khỏe không tốt tại thời điểm chủng ngừa cũng không được bác sĩ chỉ định tiêm. Phụ huynh nên chủ động tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ đúng lịch để nhận được hiệu quả tối ưu. Bố mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của con cẩn thận sau tiêm để kịp thời xử lý nếu chẳng may gặp phản ứng phụ nghiêm trọng.

Lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ
Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn

Chi phí tiêm vắc xin phòng ngừa virus phế cầu khuẩn

Giá vắc xin phế cầu hiện đang dao động từ 1.300.000 – 1.600.000 đồng/liều. Mức giá này ở mỗi cơ sở y tế sẽ có sự chênh lệch. Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tiêm phế cầu khuẩn bao gồm loại vắc xin, chất lượng dịch vụ chủng ngừa, trình độ của bác sĩ,… Để được báo giá chi tiết, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế.

Tóm lại, khi nào tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ sẽ còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Lịch tiêm sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bé,… Bố mẹ nên cho bé chủng ngừa vắc xin phế cầu đúng lịch để nhận được hiệu quả tối ưu nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Viêm Màng Não Do Phế Cầu Khuẩn - Tìm Hiểu Từ A Đến Z
Bài viết tiếp theo
Viêm Phổi Do Phế Cầu Khuẩn Và Những Điều Cần Biết

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1