Khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau là bao lâu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau là bao lâu?

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng tám 26, 2024

Việc lưu ý khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chương trình tiêm phòng. Điều này cũng giúp cơ thể có đủ thời gian để phát triển khả năng miễn dịch tốt nhất. Nếu bạn muốn quản lý lịch tiêm phòng và tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ sức khỏe thì hãy tham khảo bài viết này của Đa khoa Phương Nam nhé!

Khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc xin

Khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc-xin được hiểu là khoảng thời gian để đảm bảo hiệu quả tối ưu của việc tiêm phòng. Trong thời gian này, cơ thể bạn sẽ phát triển đủ kháng thể từ đó đạt được mức miễn dịch cao nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các mũi tiêm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vắc-xin, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người tiêm. 

Tùy vào loại vắc-xin sẽ có khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau
Tùy vào loại vắc-xin sẽ có khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau

Dưới đây là các nguyên tắc chung về khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc-xin:

Vắc-xin sống giảm độc lực

Đây là loại vắc-xin chứa vi-rút sống nhưng đã được giảm độc lực để không gây bệnh. Chúng sẽ được tiêm vào cơ thể để nhân bản, tạo ra quần thể đủ lớn với mục đích khởi động hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Những loại vắc-xin phổ biến gồm: Vắc-xin phòng sởi, quai bị, rubella (MMR), thường có thể tiêm ở cùng thời điểm, tại 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm phòng.

Mặc dù vậy, việc tiêm vắc-xin giảm độc lực nếu không được thực hiện đúng quy trình, có thể gây ra một số rủi ro hoặc biến chứng ngoài ý muốn, bao gồm:

  • Phản ứng nhẹ đến trung bình: Có thể gây sốt nhẹ, phát ban hoặc đau tại vị trí tiêm. Nhưng những triệu chứng này thường tự giảm sau vài ngày.
  • Phản ứng nghiêm trọng (hiếm gặp): Trong một số trường hợp, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nặng hoặc triệu chứng liên quan đến vi-rút sống. 
  • Tình trạng nhiễm vi-rút nhẹ: Vắc-xin sống giảm độc lực có thể gây ra tình trạng nhiễm vi-rút nhẹ ở người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người tiếp xúc gần với người tiêm, mặc dù đây là hiện tượng rất hiếm.

Vắc-xin bất hoạt 

Đây là loại vắc-xin chứa vi-rút hoặc vi khuẩn đã bị tiêu diệt, như vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà. Khoảng cách giữa các mũi tiêm này thường cách nhau từ 2 tuần trở lên, tùy thuộc vào từng loại vắc-xin và yêu cầu của lịch tiêm chủng. Điều này giúp đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để phát triển kháng thể và bảo vệ hiệu quả.

Vắc-xin bất hoạt chứa vi-rút hoặc vi khuẩn đã bị tiêu diệt, không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn kích thích hệ miễn dịch. Các rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Phản ứng nhẹ: Thường bao gồm sưng, đỏ, hoặc đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, đôi khi có cảm giác buồn nôn. Những triệu chứng này thường giảm sau một hoặc hai ngày.
  • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể gặp phải phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, hoặc khó thở tuy nhiên rất hiếm gặp.
  • Phản ứng nghiêm trọng: Trong rất ít trường hợp, có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, mặc dù nguy cơ này rất thấp và các cơ sở y tế uy tín sẽ có biện pháp xử lý kịp thời nếu sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người cũng như loại vắc xin để đưa ra lịch tiêm chủng phù hợp nhất cho từng trẻ. Ví dụ, khoảng cách giữa các mũi tiêm phế cầu, khoảng cách giữa các mũi tiêm hpv và khoảng cách giữa các mũi tiêm viêm gan b sẽ thay đổi tùy vào từng trường hợp cụ thể thay vì gắn với một mốc thời gian cố định. Hơn nữa, khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau chỉ có thời gian tối thiểu, không có thời gian tối đa, nên các bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách tiêm chủng

Khoảng cách giữa các mũi tiêm chủng vắc-xin thường không cố định mà sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc hiểu rõ từng yếu tố sẽ giúp bạn và bác sĩ có thể điều chỉnh lịch tiêm, liều tiêm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu, tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Dưới đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khoảng cách tiêm chủng:

Thời gian giữa các mũi tiêm còn phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe
Thời gian giữa các mũi tiêm còn phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe

  • Tình trạng sức khỏe: Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính có thể cần tiêm mũi nhắc lại sớm hơn so với người khỏe mạnh. Hệ miễn dịch yếu có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của cơ thể với vắc-xin, do đó cần điều chỉnh khoảng cách giữa các mũi tiêm để đảm bảo bảo vệ hiệu quả. 
  • Tuổi tác: Tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch tiêm phòng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cần tiêm nhiều mũi nhắc lại hơn so với người lớn để xây dựng hệ miễn dịch đầy đủ, lâu dài. Lịch tiêm cho trẻ em thường được lên kế hoạch chi tiết, bao gồm mũi tiêm định kỳ, mũi tiêm nhắc lại nhằm đảm bảo bảo vệ tối ưu khi hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển.
  • Loại vắc-xin: Mỗi loại vắc-xin có cơ chế hoạt động và lịch tiêm chủng khác nhau. Ví dụ, vắc-xin sống giảm độc lực và vắc-xin bất hoạt sẽ có lịch tiêm chủng không giống nhau. 

Cách lập lịch tiêm chủng hiệu quả

Lập lịch tiêm chủng hiệu quả là bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình. Một lịch tiêm chủng khoa học sẽ giúp đảm bảo bạn luôn được tiêm phòng đúng hẹn, đúng vắc-xin và giúp tối ưu hiệu quả bảo vệ từ các loại vắc-xin. Vậy nên, để lập lịch tiêm chính xác cần lưu ý một vài điều dưới đây:

Mọi người nên lập lịch tiêm chủng khoa học để bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình.
Mọi người nên lập lịch tiêm chủng khoa học để bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bác sĩ sẽ là người cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy nhất về lịch tiêm chủng, tư vấn cho bạn về lịch tiêm phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi, loại vắc-xin cần tiêm. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ điều chỉnh lịch tiêm nếu bạn có các vấn đề sức khỏe đặc biệt hoặc cần tiêm vắc-xin bổ sung.
  • Kiểm tra lịch tiêm chủng: Để đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào, hãy lưu giữ và kiểm tra sổ tiêm chủng thường xuyên.
  • Lưu trữ thông tin tiêm chủng: Ghi lại tất cả thông tin liên quan đến tiêm chủng như loại vắc-xin, ngày tiêm, số lượng mũi tiêm hoặc bất kỳ phản ứng phụ sau tiêm có thể gặp phải. Điều này giúp bạn theo dõi chính xác lịch tiêm đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho bác sĩ khi cần thiết.

Tiêm chủng là một việc rất quan trọng và mang nhiều giá trị to lớn với sức khỏe của từng cá nhân, cộng đồng. Hy vọng thông qua bài viết “Khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau” này, sẽ giúp bạn hiểu rõ và có được cách điều chỉnh, sắp xếp, tham gia đầy đủ các mũi tiêm để tối ưu hiệu quả, thời gian của bản thân, gia đình.

Lịch tiêm chủng mở rộng và vắc xin ngoài tiêm chủng mở rộng

Bên cạnh việc quan tâm khoảng cách giữa các mũi tiêm khác nhau, thì bạn cũng cần lưu ý đến lịch tiêm chủng mở rộng cũng như vắc xin ngoài tiêm chủng mở rộng để có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng thời gian, đảm bảo hiệu quả miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả.

1. Lịch tiêm chủng mở rộng chi tiết

Lịch tiêm chủng mở rộng theo Thông tư 38/2017/ TT – BYT ban hành gồm các mốc thời gian sau:

STT Loại Vắc xin Thời gian tiêm Số mũi tiêm
Khoảng cách giữa các mũi
1 Tiêm vắc xin Viêm gan B Khi mới sinh.Khi 2 tháng tuổi.Khi 3 tháng tuổi.
Khi 4 tháng tuổi.
4 1 tháng
2 Vắc xin BCG phòng bệnh lao Khi mới sinh 1
3 Tiêm vắc xin bại liệt 2 tháng tuổi.3 tháng tuổi.4 tháng tuổi 3 1 tháng
4 Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib 2 tháng tuổi.3 tháng tuổi4 tháng tuổi
18 tháng tuổi
4
3 mũi đâu tiên cách nhau 1 tháng, mũi thứ 4 cách 14 tháng sau khi tiêm mũi thứ 3.
5 Vắc xin sởi 9 tháng tuổi 1
6 Vắc xin sởi – Rubella 18 tháng tuổi 1
7 Tiêm phòng Viêm não Nhật Bản 12 tháng tuổi. 3
Mũi thứ 2 cách mũi thứ 1 2 tuần. Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 ít nhất 1 năm.
8 Vắc xin Tả Từ 2 – 5 tuổi 2
Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 2 tuần.
9 Vắc xin Thương hàn Từ 3 – 10 tuổi 1

2. Vắc xin ngoài tiêm chủng mở rộng

Bên cạnh các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng thì các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ tiêm chủng thêm các loại vắc xin khác ngoài lịch tiêm chủng mở rộng để bảo vệ trẻ được tốt nhất. Cụ thể như:

  • Vacxin sởi – quai bị – rubella
  • Vacxin bệnh dại
  • Vacxin viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
  • Vacxin thương hàn
  • Vacxin viêm gan A, A+B
  • Vacxin ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên).
  • Vacxin tiêu chảy do Rota virus
  • Vacxin cúm
  • Vacxin thủy đậu.
  • Vacxin viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định tuýp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ