Tác giả: Kim Thành Ngày đăng: Tháng Mười Một 19, 2021
Mục Lục Bài Viết
Làm thế nào để giúp người già và trẻ em vượt qua Covid-19? Chúng ta hãy cùng tìm ra phương pháp phòng tránh lây nhiễm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước. Nếu không may tiếp xúc gần với mầm bệnh, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị lây nhiễm, vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Để giúp con yêu tránh mắc bệnh viêm đường hô hấp do Covid-19, bố mẹ nên:
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, cung cấp kháng thể dồi dào, hỗ trợ bảo vệ trẻ trước sự tấn công của virus. Do đó, cho trẻ bú thường xuyên là cách đơn giản nhất để nâng cao sức đề kháng. Nếu trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy cung cấp cho con một khẩu phần cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm, rau củ, giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cho bé uống nước ấm mỗi ngày.
Nếu có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Mẹ nên bổ sung nước, các loại rau củ, trái cây đa dạng vào khẩu phần của con. Mặc dù Vitamin không có tác dụng ngăn ngừa Covid-19, nhưng lại giúp hệ miễn dịch của bé thêm khỏe mạnh. Do đó, bố mẹ nên ưu tiên bổ sung Vitamin cho con trong giai đoạn này.
Bố mẹ phải giữ gìn sức khỏe
Bố mẹ là người tiếp xúc, chăm sóc, gần gũi trẻ mỗi ngày, do đó bố mẹ cần bảo vệ sức khỏe thật tốt, để tránh vô tình lây virus Covid-19 cho con. Hãy hạn chế đến nơi có dịch, đông người hoặc tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh. Khi ra ngoài cần hạn chế chạm vào đồ vật ở nơi công cộng, luôn đeo khẩu trang. Lúc về nhà phải rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng rồi mới tiếp xúc với trẻ. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Hạn chế hôn, ôm ấp trẻ vì virus Covid-19 rất dễ lây nhiễm qua giọt bắn.
Tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ
Bố mẹ nên cho con tiêm vacxin đầy đủ và đúng lịch. Nếu bé chưa đủ điều kiện để tiêm vacxin Covid-19 thì vẫn cần chủng ngừa những bệnh lý khác (nếu được), nhằm nâng cao sức đề kháng.
Phòng tránh cho con khi đến trường
Bố mẹ nên hình thành cho con một số kỹ năng và phương pháp phòng chống dịch khi đến trường như uống nước ấm thường xuyên, đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng, khử trùng, vệ sinh sạch sẽ. Nếu bé có biểu hiện ốm, phụ huynh nên cho con ở nhà để tránh lây nhiễm.
Để giải đáp tiếp thắc mắc làm thế nào để giúp người già và trẻ em vượt qua Covid-19? Chúng ta hãy cùng khám phá cách phòng tránh lây nhiễm Covid-19 cho người già nhé.
Tương tự như các bệnh về đường hô hấp khác, viêm đường hô hấp do Covid-19 có khả năng gây ra một số triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, ho,… Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, có thể gây ra tình trạng khó thở và viêm phổi. Với người lớn tuổi có sức đề kháng kém, nhiều bệnh nền như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… tỷ lệ tử vong sẽ rất cao nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Covid-19 là loại virus nguy hiểm có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh lây chủ yếu qua giọt bắn khi hắt hơi hoặc xuất tiết từ mũi người bệnh. Virus có thể xâm nhập vô cơ thế nếu chạm tay bị dính Covid-19 vào miệng, mắt. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, người cao tuổi phải:
Làm thế nào để giúp người già và trẻ em vượt qua Covid-19? Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp phòng tránh, người lớn tuổi và trẻ em cần vượt qua nỗi lo Covid-19. Từ đó, sẵn sàng đương đầu với dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp. Vậy làm thế nào để giúp người già và trẻ em vượt qua Covid-19?
Với người cao tuổi
Theo các chuyên gia, trung bình một người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) sẽ mắc phải 3 – 5 bệnh lý. Nếu chẳng may bị nhiễm Covid-19, bệnh sẽ diễn ra nặng hơn. Người già nên dành thời gian để tản bộ, đọc sách, tránh hoạt động ở cường độ cao.
Mọi người trong gia đình nên dành thời gian quan tâm, trò chuyện với người cao tuổi để họ không cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Người già nên thư giãn cơ thể thông qua phương pháp thiền, yoga,… Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt hóa hệ thống lưới như Vitamin, Canxi,… để nâng cao thể lực. Nếu người cao tuổi cảm thấy lo lắng thì nên nhận tư vấn từ bác sĩ.
Với trẻ em
Nhiều gia đình chỉ biết cho con chơi điện thoại, xem TV khi việc nghỉ học kéo dài, hoạt động vui chơi ngoài trời bị hạn chế, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý. Theo các chuyên gia tâm thần học, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc con cẩn thận để giúp bé sau này trở thành người có nhân cách tốt, hoạt động nghề nghiệp hữu ích, biết chia sẻ và hiểu biết,… Nếu để trẻ tập trung vào hoạt động không sinh công như chơi game sẽ làm nề nếp sinh hoạt bị đảo lộn, gây ra vấn đề nghiện hành vi, điển hình là nghiện game.
Bài viết liên quan: