Làm Thế Nào Để Nhũ Hoa Nhô Lên? – Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Làm Thế Nào Để Nhũ Hoa Nhô Lên? – Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 4, 2022

Tại sao nhũ hoa lại bị thụt vào trong? Làm thế nào để nhũ hoa nhô lên? Là thắc mắc chung của nhiều chị em. Bởi đầu ti thụt vào trong không phải là tình trạng hiếm gặp. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những câu hỏi trên, mời bạn thàm khảo bài viết dưới đây.

Các mức độ núm vú bị thụt

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân nhũ hoa bị thụt hay lời giải đáp cho vấn đề làm thế nào để nhũ hoa nhô lên, chúng ta cùng sơ lược về các cấp độ bị thụt của đầu ti nhé!

Để kiểm tra đầu ti của bạn có đang bị thụt không và bị thụt ở cấp độ nào thì bạn hãy cởi áo ngực, đừng trước gương để quan sát rõ nhất. Sau đó dùng tay nâng ngực và ấn nhẹ nhàng vào đầu nhũ hoa bằng ngón trỏ và ngón cái. Tiếp theo hãy chờ phản ứng diễn ra tiếp theo ở nhũ hoa để đánh giá mức độ thụt của đầu ti.

Cấp độ 1: Sau khi bạn thả tay ra, đầu ti ngay lập tức trở về vị trí ban đầu, không bị thụt vào bên trong. Hoặc đầu ti dễ dàng nhô ra. Nếu ở mức độ này, bạn không cần quá lo lắng vì thường nó không có hoặc chỉ có rất ít xơ nang và bạn có thể cho con bú bình thường.

Cấp độ 2: Sau khi bạn thả tay, nếu đầu ti nhô ra chậm, dễ dàng bị thụt vào thì có thể bạn đang có nhiều xơ nang trong bầu ngực, bạn sẽ thường gặp khó khăn trong quá trình cho con bú. Đặc biệt trường hợp này tuyến sữa có thể cũng sẽ bị thụt.

Cấp độ 3: Ở cấp độ này núm vú sẽ không nhô lên dù bạn có ấn mạnh tay. Lúc này, bầu ngực của bạn đang chứa rất nhiều xơ nang và không thể cho con bú như bình thường. Tình trạng này cần sớm khắc phục nếu không sẽ dẫn đến nhiễm trùng.

Làm thế nào để nhũ hoa nhô lên?
Nhũ hoa bị thụt có nhiều cấp độ khác nhau. 

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Nguyên nhân khiến núm vú bị thụt

Núm vụ bị thụt không phải là tình trạng hiếm gặp, theo các chuyên gia y tế thì nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do:

Do bẩm sinh: Một số người bị thụt núm vú từ khi sinh ra. Tình trạng này cần có biện pháp khắc phục sớm để tăng hiệu quả phục hồi, tránh ảnh hưởng về sau.

Nguyên nhân khác: Ngoài lý do bẩm sinh, núm vú bị thụt vào bên trong còn do những tác nhân khác gây ra, bao gồm:

  • Bị viêm tuyến vú hoặc nhiễm trùng tuyến vú.
  • Ống tiết sữa bị giãn, ống trong mô vú giãn nở bất thường.
  • Gặp phải biến chứng trong quá trình phẫu thuật ngực.
  • Quầng vú bị áp xe.
  • Mắc ung thư vú.
  • Người trên 50 tuổi bị thụt nhũ hoa là do chứng Paget nhũ hoa.
  • Phụ nữ mãn kinh hoặc người xỏ khuyên nhũ hoa cũng dễ bị thụt nhũ hoa.

làm thế nào để nhũ hoa nhô lên -1
Nếu nhũ hoa bị sứng tây cần đến gặp bác sĩ ngay.

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Núm vú bị tụt có nguy hiểm không?

Thực tế thì phần lớn các trường hợp bị thụt đầu ti đều không nguy hiểm và cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại không đảm bảo được tính thẩm mỹ và về lâu dài, nó có thể gây ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu nhũ hoa bị thụt xuất hiện kèm những dấu hiệu dưới đây, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám, tránh những vấn đề ngoài ý muốn.

  • Đầu nhũ hoa xuất hiện dịch bất thường, đôi khi có mùi khó chịu.
  • Núm vú bị loét, có khối u vùng vú.
  • Cổ, bẹn, nách,… nổi hạch.
  • Sốt cao keo dài, vùng ngực căng tức, đau nhức.
  • Kích thước và hình dáng núm vú thay đổi.
làm thế nào để nhũ hoa nhô lên -2
Nhũ hoa bị thụt gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Những ảnh hưởng khi núm vú bị tụt ở phụ nữ cho con bú

Thực tế thì việc nhiều người quan tâm làm thế nào để nhũ hoa nhô lên cũng là điều dễ hiểu vì nó không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sức khỏe nữ giới mà về lâu dài, nó sẽ khiến việc cho con bú của chị em gặp vấn đề. Cụ thể như sau:

  • Núm vú bị thụt vào trong khiến trẻ khó khăn trong việc ngậm bầu sữa và hút sữa, từ đó khiến lượng sữa trẻ có thể hấp thu bị giảm đi.
  • Lượng sữa trẻ hấp thụ ít đi sẽ khiến mẹ bầu dễ bị căng cứng bầu ngực do đầy sữa, gây áp xe, đau nhức, khó chịu.
  • Hai lý do trên sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác đi kèm như khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và người mẹ có thể bị nhiễm trùng.
  • Để có thể cho con bú thuận lợi, mẹ có thể dùng tay kéo đầu ti ra khi cho con bú và thường xuyên massage để giảm áp lực cho bầu ngực.
làm thế nào để nhũ hoa nhô lên -3
Nhũ hoa bị thụt gây khó khăn trong việc cho con bú.

Vậy làm thế nào để nhũ hoa nhô lên?

Nhũ hoa bị thụt vào bên trong gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của chị em. Vậy làm thế nào để nhũ hoa nhô lên?

Theo các chuyên gia y tế, các chị em có thể áp dụng những phương pháp làm đầu ti nhô lên hiệu quả dưới đây:

Cách làm đầu ti nhô lên không cần phẫu thuật thẩm mỹ

Đầu tiên, chị em hãy đánh giá tình trạng nhũ hoa bị thụt của mình và thử áp dụng một số cách làm nhũ hoa nhô lên tại nhà dưới đây nhé!

1. Miếng bảo vệ núm vú

  • Để làm nhũ hoa nhô lên chị em có thể dùng miếng bảo vệ núm vú để dán vào bầu ngực. Việc miếng dán gây áp lực lên nhũ hoa sẽ khiến nó dễ nhô lên hơn. Tuy nhiên, chị em chỉ nên dán miếng dán khoảng 30 phút mỗi ngày và dán trước khi cho con bú.

2. Dùng máy hút sữa kích thích đầu ti nhô ra

  • Làm thế nào để nhũ hoa nhô lên? – Chị em có thể dùng máy hút sữa để giúp đầu ti nhô lên. Hãy nhớ là phải dùng ở một lực vừa phải để tránh làm tổn thương đầu vú. Khi nhũ hoa đã nhô lên ở mức vừa phải, chị em có thể bắt đầu cho trẻ bú.

3. Sử dụng cốc dẻo khi núm vú bị thụt vào bên trong

  • Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua cốc dẻo chuyên dụng dùng để kéo nhũ hoa, thời gian đầu, có thể dùng thử khoảng 15 phút/ ngày sau đó thì tăng dần lên, có thể đeo khoảng 4h/ ngày để tăng hiệu quả cải thiện.
làm thế nào để nhũ hoa nhô lên -4
Làm thế nào để nhũ hoa nhô lên? – Có thể dùng cốc dẻo.

4. Sử dụng ống tiêm kéo núm vú bị thụt

  • Phương pháp tiếp theo mà bạn có thể áp dụng để làm nhũ hoa nhô lên đó là dùng ống tiêm y tế. Lúc này, bạn hãy cắt bỏ đầu ống tiêm, tháo pitong ra, gắn lại vào đầu đã cắt. Áp đầu ống tiêm chưa cắt lên nhũ hoa, sau đó kéo ra. Hãy thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương đầu ti.

5. Sử dụng máy Niplette để kéo đầu ti bị tụt

  • Nếu muốn làm đầu ti hết bị thụt, chị em cũng có thể mua máy Niplette – một loại máy có kích thước nhỏ có thể gắn dưới áo. Bạn có thể đeo khoảng 1 giờ/ ngày, sau đó tăng lên 8 giờ/ ngày, đeo liên tục 4 – 6 tuần để đảm bảo hiệu quả.

6. Cách làm nhũ hoa nhô lên nhờ massage

Massage nhũ hoa mỗi ngày cũng là một cách giúp đầu ti nhô lên, hạn chế bị thụt vào trong. Bạn có thể dùng hai tay doi chuyển liên tục theo hai hướng khác nhau. Thực hiện 2 – 5 lần/ ngày để giúp nhũ hoa nhanh nhô lên.

Cách chữa thụt đầu ti bằng phẫu thuật

  • Nếu đầu ti của bạn bị thụt sâu vào bên trong và không cải thiện dù đã áp dụng các phương pháp trên, vậy thì làm thế nào để nhũ hoa nhô lên?
  • Những lúc này, bạn có thể tiến hành phẫu thuật để cải thiện tình trạng nhũ hoa bị tụt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nhũ hoa bị tụt để tiến hành kéo nhũ hoa ra. Thời gian thực hiện thường chỉ mất khoảng 30 – 60 phút nên chị em không cần quá lo lắng.

làm thế nào để nhũ hoa nhô lên -5
Tình trạng nhũ hoa bị thụt ở mức độ nặng thì nên tiến hành phẫu thuật.

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp vấn đề làm thế nào để nhũ hoa nhô lên cho bạn, hy vọng sẽ giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp nhất với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968 để được các chuyên gia tư vấn tận tình hơn nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ