Lịch Tiêm Phế Cầu 13 Cho Người Lớn – Cập Nhật Ngay!

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Lịch Tiêm Phế Cầu 13 Cho Người Lớn – Cập Nhật Ngay!

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười 31, 2022

Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Không chỉ có trẻ em, mà người lớn cũng có khả năng mắc phải. Đặc biệt là người lớn tuổi hoặc đối tượng đang mắc bệnh mạn tính, suy yếu miễn dịch,… Do đó, tiêm vắc xin (cụ thể là Prevenar 13) cho người lớn là việc làm vô cùng cần thiết. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về lịch tiêm phế cầu 13 cho người lớn trong bài viết này nhé!

Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về lịch tiêm phế cầu 13 cho người lớn, chúng ta hãy cùng xem vắc xin phế cầu giúp phòng bệnh gì nhé. Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) thường cư trú trong vùng mũi họng, kể cả ở người mạnh khỏe. Nó có thể gây ra một vài bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

Bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi là một trong những nguyên nhân cướp đi sinh mạng của trẻ nhỏ nhiều nhất. Ước tính trong năm 2018 có hơn 800.000 trẻ em tử vong vì bệnh viêm phổi. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi lên đến 15% ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu trẻ bị bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó, khoảng 4.000 trẻ không qua khỏi vì căn bệnh này.

Phế cầu khuẩn có ở vùng hầu họng của bệnh nhân và cả người chưa phát bệnh – thể thường trú. Nó sẽ phát tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ hay người khác khi nói chuyện với bệnh nhân hoặc khi người bệnh hắt hơi, ho,… Với người trưởng thành, vi khuẩn phế cầu không quá nguy hiểm. Nhưng với trẻ nhỏ, phế cầu khuẩn dễ gây viêm phổi, nhiễm khuẩn hô hấp do sức đề kháng yếu.

Viêm phổi do phế cầu khuẩn không chỉ khiến trẻ nhỏ gặp nguy hiểm mà nó còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người lớn tuổi, mắc bệnh mạn tính, bị suy giảm sức đề kháng,… Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nhanh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa

Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa nhiều nhất, chiếm từ 40 – 50% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Thế giới mỗi năm có trên 350 triệu ca bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đa phần là trẻ dưới 2 tuổi. Hơn ⅓ trong số này bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần, thậm chí phải tiến hành phẫu thuật.

Không chỉ riêng trẻ nhỏ, người lớn cũng có thể bị bệnh viêm tai giữa do vi khuẩn phế cầu. Nếu không được chẩn đoán và kịp thời chữa trị, người bệnh có khả năng gặp biến chứng nguy hiểm, ví dụ như viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não, liệt mặt, giảm thính lực, thủng màng nhĩ,…

Viêm tai giữa
Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa nhiều nhất

Viêm màng não

Viêm màng não do vi khuẩn phế cầu là tác nhân gây ra 11% trên tổng số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nó là căn bệnh nặng, khiến cho tủy sống và màng não bị viêm. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp bệnh lý này. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tê liệt chân tay, động kinh, điếc, mù, phù não, hôn mê, thậm chí là tử vong. 

Nhiễm trùng huyết

Ước tính khoảng 20% trẻ nhỏ tử vong do bệnh nhiễm trùng huyết. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở người lớn cũng tương đối cao. Đặc biệt, tỷ lệ này ở người lớn tuổi cao gấp 13 lần người trẻ, vì hệ miễn dịch đã suy yếu, dễ bị phế cầu khuẩn tấn công vào máu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. 

Nhiễm trùng huyết là bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào máu, sản sinh ra độc tố khiến bệnh nhân nhiễm độc. Nhiễm trùng huyết sẽ khiến các cơ quan như thận, gan,… bị tổn thương, khiến sức khỏe người bệnh suy giảm mạnh. 

Ngoài ra, nhiễm trùng huyết còn làm rối loạn đông máu, làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến tay, chân và các cơ quan khác, khiến cơ thể bị thiếu oxy, dưỡng chất. Nhiễm trùng huyết có thể gây ra chứng sốc nhiễm khuẩn hoặc hạ huyết áp, dẫn đến tình trạng suy đa tạng ở trẻ nhỏ, khiến người lớn tuổi tử vong.

Tóm lại, khi chủng ngừa vắc xin phế cầu có thể giúp phòng chống 4 bệnh lý nguy hiểm: Viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi và nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. 

Vi khuẩn phế cầu không chỉ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm mà nó còn có khả năng kháng được nhiều loại kháng sinh. Do đó, khi mắc bệnh phải dùng kháng sinh liều cao, thậm chí cần phối hợp với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Điều này cũng khiến chi phí chữa trị tăng lên, kéo dài thời gian mà còn chưa chắc đáp ứng tốt. Thế nên để phòng chống những bệnh lý do phế cầu, trẻ em dưới 6 tuần tuổi và người lớn (nhất là người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính) nên chủng ngừa vắc xin đầy đủ. 

Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào máu, sản sinh ra độc tố khiến bệnh nhân nhiễm độc

Cơ chế hoạt động của vắc xin phế cầu 13

Vắc xin phế cầu 13 (Prevenar 13) là loại vắc xin mới giúp ngăn ngừa bệnh viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn phế cầu gây ra. Vắc xin Prevenar 13 đã được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Pfizer (Mỹ). 

Vắc xin Prevenar 13 chứa 13 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Có thể tiêm phế cầu 13 cho người lớn và trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Đặc biệt, Prevenar 13 sử dụng được cho trẻ lớn đã quá tuổi tiêm vắc xin Synflorix, người bị bệnh mạn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường hay suy giảm miễn dịch,… 

Vắc xin phế cầu 13 hoạt động bằng cơ chế kích thích hệ miễn dịch tự chống lại vi khuẩn. Khi được chủng ngừa loại vắc xin này, hệ thống miễn dịch sẽ có khả năng nhận dạng những bộ phận của phế cầu khuẩn, tạo ra kháng thể nhanh hơn khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae có rất nhiều loại. Trong vắc xin Prevenar 13 có chứa huyết thanh của 13 loại vi khuẩn phế cầu, cụ thể là 1, 3, 4, 5, 6A. 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F. Như vậy, khi chủng ngừa vắc xin, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể giúp chống lại 13 loại phế cầu khuẩn kể trên.

Lịch tiêm phế cầu 13 cho người lớn và trẻ em

Dưới đây là lịch tiêm phế cầu 13 cho người lớn và trẻ em:

 Phác đồ tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ em từ 2 – 6 tháng tuổi

Lịch tiêm cơ bản:

  • Mũi 1: Lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm cách mũi 2 ít nhất 1 tháng.

Lịch tiêm nhắc lại: Chủng ngừa khi trẻ được 11 – 15 tháng tuổi. Lưu ý, tiêm nhắc lại cách mũi 3 ít nhất là 2 tháng.

 Phác đồ tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi

Lịch tiêm cơ bản: 

  • Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Lịch tiêm nhắc lại: Chủng ngừa khi trẻ trên 1 tuổi. Lưu ý, mũi 3 chủng ngừa cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.

 Phác đồ tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi

  • Mũi 1: Lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.

 Phác đồ tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn và trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên

  • Chủng ngừa 1 mũi duy nhất.
Lịch tiêm phế cầu 13 cho người lớn và trẻ em
Lịch tiêm phế cầu 13 cho người lớn như thế nào?

Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu Prevenar 13

Prevenar 13 là vắc xin tiêm bắp, tại những vị trí thích hợp như:

  • Mặt trước bên đùi của trẻ em.
  • Cơ delta cánh tay ở người lớn và trẻ trên 5 tuổi.

Có thể gặp phải một vài tác dụng phụ sau tiêm nhưng không đáng kể như:

  • Vết tiêm đau, đôi khi sưng, ửng đỏ.
  • Có thể bị kén ăn, sốt nhẹ, ngủ kém (với trẻ em).
  • Người lớn có thể bị đau khớp, cơ, mệt mỏi.

Những phản ứng phụ thường xuất hiện thoáng qua và sẽ hết sau 1 – 2 ngày. Bên cạnh đó, cần lưu ý tránh sử dụng thuốc hạ sốt đồng thời hoặc cùng ngày chủng ngừa tiêm vắc xin Prevenar 13. 

Các trường hợp không nên tiêm vắc xin Prevenar 13 đó là: 

  • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin hoặc độc tố bạch hầu.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bị giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ bệnh rối loạn đông máu nào.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong lịch tiêm phế cầu 13 cho người lớn và những thông tin có liên quan. Mọi người hãy tuân thủ lịch tiêm để nhận được hiệu quả tối ưu. Đừng quên chủng ngừa ở cơ sở y tế uy tín nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!
 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người