Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 12, 2021
Mục Lục Bài Viết
Theo bác sĩ, nam giới cần tiêm phòng gì? Lịch tiêm cụ thể ra sao? Tham khảo ngay bảng bên dưới nhé.
Ngừa bệnh | Loại vacxin điển hình | Lịch tiêm thông thường | Thời điểm khuyến khích |
Uốn ván, bạch hầu, ho gà | Adacel, Boostrix | Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất. Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. | Từ 4 – 64 tuổi. |
Các bệnh do virus HPV(Tham khảo: Tiêm vắc xin hpv cho nam giới) | Gardasil, Cervarix | Phác đồ gồm 3 mũi. Tiêm mũi 2 sau mũi 1 hai tháng. Mũi 3 sau mũi 1 sáu tháng. | Dưới 26 tuổi (tốt nhất là dưới 21 tuổi). |
Viêm gan B(Tham khảo: Tiêm ngừa viêm gan B) | Euvax B và Engerix B | Phác đồ gồm 3 mũi. Tiêm mũi đầu càng sớm càng tốt. Mũi 2 sau mũi 1 một tháng. Mũi 3 sau mũi 1 sáu tháng. | Khi sống chung với người bị viêm gan B mãn tính. Nên tiêm khi còn trẻ. |
Viêm gan A | Havax, Avaxim | Phác đồ gồm 2 mũi. Có thể tiêm mũi 1 bất kỳ lúc nào. Mũi 2 sau mũi 1 khoảng 6 tháng. | Nên tiêm trước khi đi du lịch châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ. |
Các bệnh do não mô cầu khuẩn | Mengoc BC, Menactra | Phác đồ thông thường gồm có 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 – 8 tuần. | Khi mới vừa nhập học, nhập ngũ, vừa đi du lịch đến nơi có nguy cơ mắc bệnh cao (ví dụ như Châu Phi). |
Sởi – quai bị – Rubella(Tham khảo: Tiêm phòng sởi quai bị rubella) | MMR, MMR II | Tiêm mũi 1 bất kỳ. Mũi 2 sau mũi 1 bốn tuần. | Vừa đến các quốc gia như Mỹ, Anh về. |
Các bệnh do phế cầu khuẩn | Vacxin phế cầu 13 | Phác đồ từ 1 đến 4 mũi tùy theo độ tuổi. | Nên tiêm khi trên 65 tuổi có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh mãn tính. Nếu bị hen suyễn, nghiện thuốc lá nên tiêm từ khi 19 tuổi. |
Zona | Shingrix | Tiêm mũi 1 bất kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 2 – 6 tháng. | Người từ 60 tuổi nên tiêm. |
Lưu ý, lịch tiêm ở trên chỉ mang tính tương đối, dùng cho mục đích tham khảo. Tùy vào độ tuổi, loại vacxin và tình trạng sức khỏe của nam giới sẽ có nhiều thay đổi. Để nhận được phác đồ phù hợp nhất với bản thân, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Nếu muốn tìm hiểu bạn có thể tham khảo người lớn cần tiêm vacxin gì để hiểu rõ về từng loại vacxin và công dụng cụ thể.
Nhằm giải đáp rõ hơn câu hỏi nam giới cần tiêm phòng gì? Chúng ta hãy tìm hiểu về từng loại vacxin nên tiêm nhé.
Khi được hỏi nam giới cần tiêm phòng gì? Vacxin ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà chính là câu trả lời đầu tiên. Bạn có thể tiêm từng mũi lẻ hoặc chọn vacxin 3 trong 1 đều mang đến hiệu quả tốt.
Vậy tại sao cần tiêm vacxin uốn ván, bạch hầu, ho gà? Là vì biến chứng nguy hiểm mà chúng gây ra, cụ thể như:
Chắc chắn không phái mạnh nào muốn nhiễm uốn ván, bạch hầu, ho gà. Do đó, tiêm vacxin là phương pháp tối ưu nhất để phòng tránh 3 loại bệnh kể trên.
Từ khi được sản xuất đến nay, vacxin 3 trong 1 phòng bệnh sởi – quai bị – Rubella rất được tin dùng. Vì vừa mang đến hiệu quả phòng bệnh tốt, vừa giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tiêm chủng.
Sởi – quai bị – Rubella đều rất nguy hiểm, là bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan nhanh, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như:
Vì thế, để phòng tránh 3 bệnh lý kể trên, nam giới nên tiêm vacxin theo đúng phác đồ được khuyến cáo.
Vacxin HPV là đáp án quan trọng cho câu hỏi nam giới cần tiêm phòng gì. Không chỉ riêng nữ giới, mà phái mạnh cũng nên chủng ngừa vacxin HPV để bảo vệ sức khỏe thật tốt. Thông thường bạn sẽ được khuyến cáo tiêm 3 mũi từ 21 tuổi trở xuống.
Trong trường hợp nam giới có hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc quan hệ tình dục đồng giới cần tiêm phòng đến khi 26 tuổi. Vacxin HPV làm giảm nguy cơ bị ung thư hậu môn, bệnh mụn cóc sinh dục. Bên cạnh đó, ngăn bạn lây virus HPV cho bạn đời.
Nam giới nên tiêm vacxin HPV trước khi quan hệ tình dục để phát huy tác dụng tối ưu. Tuy nhiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục thì vẫn có thể chủng ngừa được. Lưu ý rằng, vacxin không hiệu quả với những loại virus HPV bạn đã bị nhiễm từ trước.
Nam giới cần tiêm phòng gì để thêm khỏe mạnh? Vacxin phòng bệnh do não mô cần khuẩn là ví dụ điển hình. Loại vacxin này được khuyến khích tiêm cho người có hệ miễn dịch yếu giúp ngừa các bệnh như nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm màng tim, viêm màng não, viêm phổi, viêm mũi họng do não mô cầu khuẩn gây ra.
Những bệnh lý do não mô cầu khuẩn rất nguy hiểm, gây tử vong nhanh, khó chẩn đoán vì có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Vì thế, vacxin phòng bệnh do não mô cầu khuẩn ngày càng được phái mạnh tin tưởng chọn tiêm.
Vacxin mang đến công dụng chống lại vi khuẩn Streptococcus gây ra 4 bệnh lý nguy hiểm là viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm tai giữa. Theo khuyến cáo, vacxin nên được dùng tiêm cho người trên 65 tuổi. Nhưng nếu bạn còn trẻ vẫn có thể chủng ngừa.
Phái mạnh bị tiểu đường, tim mạch, hen suyễn là nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm vacxin phòng bệnh do phế cầu khuẩn. Bên cạnh đó, nam giới ở bất kỳ tuổi nào thường hút thuốc cũng được khuyến khích tiêm ngừa. Vì thuốc lá khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, tổn thương lớp màng phổi.
Nam giới cần tiêm phòng gì? Vacxin viêm gan A là sự lựa chọn bạn nên cân nhắc, vì mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ khi được áp dụng đến nay, vacxin viêm gan A đã làm giảm đáng kể số ca mắc trên toàn cầu.
Điểm cộng đáng kể vacxin viêm gan A là rất an toàn, hiếm khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu xuất hiện phản ứng thì cũng rất nhẹ và nhanh chóng hồi phục chỉ sau vài ngày. Trong khi đó, bệnh viêm gan A có thể dẫn đến suy gan cấp, thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, nam giới nên ưu tiên tiêm ngừa vacxin viêm gan A nhé.
Thông qua đường hô hấp, nam giới rất dễ mắc bệnh thủy đậu. Một số triệu chứng điển hình khi bị thủy đậu là nổi ban, sốt, ngứa ngáy, khó chịu,… Nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ gây ra những biến chứng như viêm phổi, viêm màng não,…
Thật may vì bệnh thủy đậu ngày nay có thể dễ dàng phát hiện và chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên nam giới cần tiêm vacxin ngừa thủy đậu theo đúng phác đồ được khuyến cáo. Có hai loại vacxin thường được dùng là Varivax và Varicella.
Nam giới cần tiêm phòng gì ngoài những vacxin vừa kể trên? Vacxin cúm chính là sự lựa chọn cần thiết. Với khả năng lây nhiễm cao và dễ chuyển thành dịch, bệnh cúm có thể gây ra nhiều triệu chứng như sốt, đau cơ, viêm họng, ho, chán ăn, đau đầu, mệt mỏi,… khiến sức khỏe phái mạnh nhanh chóng suy yếu nếu không được chữa trị kịp thời.
Vacxin cúm nên được tiêm ngừa mỗi năm, đặc biệt là vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Sau khi tiêm chủng, bạn có thể bị sốt nhẹ, đau cơ nhưng đừng lo lắng vì đó chỉ là biểu hiện cho thấy vacxin đang được đáp ứng miễn dịch tốt.
Thông qua đường máu và dịch sinh dục, virus viêm gan B sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh ở gan. Một số ca nhiễm không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Trong những trường hợp khác sẽ xuất hiện triệu chứng vàng mắt, vàng da, đau bụng, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu,… sau 6 tuần đến 6 tháng nhiễm bệnh.
Viêm gan B có thể chuyển thành xơ gan, thậm chí ung thư gan nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện nay, bệnh viêm gan B mãn tính chưa có thuốc đặc trị. Do đó, nam giới nên tiêm vacxin để phòng ngừa bệnh viêm gan B một cách hiệu quả nhất.
Virus Varicella-zoster là nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh. Bệnh thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thông qua các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, dây thần kinh có thể bị tổn thương, chức năng truyền tín hiệu suy giảm nếu bệnh tái phát nhiều lần.
Và vacxin chính là sự lựa chọn hợp lý nhất giúp phái mạnh phòng bệnh hiệu quả. Vacxin Zona kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Từ đó, vacxin ngăn ngừa tình trạng tái hoạt động và bùng phát của virus.
Trong đó Sởi – quai bị – Rubella, thủy đâu, viêm gan B, cúm mùa, ung thư cổ tử cung là những loại vacxin cần tiêm ngừa trước hôn nhân bạn cần lưu ý.