Người Lớn Có Tiêm Phòng Lao Được Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Y học gia đình > Sức khỏe cộng đồng > Người Lớn Có Tiêm Phòng Lao Được Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 14, 2022

Vaccine lao mang đến công dụng vô cùng hữu ích. Trẻ sơ sinh khi vừa mới ra đời được khuyến nghị chủng ngừa vaccine lao càng sớm càng tốt. Thế nhưng người lớn có tiêm phòng lao được không? Đối tượng nào không nên tiêm ngừa vaccine lao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Tiêm vaccine phòng lao cho trẻ dưới 16 tuổi

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi cần được tiêm vaccine phòng lao nếu sinh ra ở nơi có tỷ lệ cao mắc bệnh lao hoặc quê hương của bố mẹ, ông bà đã từng sống trước đây thuộc những khu vực này. Với thanh thiếu niên dưới 16 tuổi và trẻ lớn hơn 1 tuổi nên tiêm vaccine khi có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Trẻ trên 1 tuổi không được tiêm ngừa khi còn nhỏ nhưng có nguy cơ mắc bệnh lao.
  • Thanh thiếu niên dưới 16 tuổi đang sống ở nơi có bệnh lao lan rộng hoặc quê hương thuộc khu vực đó.
  • Thanh thiếu niên dưới 16 tuổi đã tiếp xúc với người bệnh lao phổi một cách gần gũi.

Chúng ta vừa tìm hiểu về việc chủng ngừa lao cho trẻ dưới 16 tuổi. Vậy người lớn có tiêm phòng lao được không

nguoi-lon-co-tiem-phong-lao-duoc-khong-1
Vaccine lao được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh đến khi được 1 tuổi

Người lớn có tiêm phòng lao được không? 

Vaccine ngừa lao không hoạt động tốt ở người lớn. Do đó nó không được khuyến cáo cho thanh thiếu niên trên 16 tuổi. Hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh tính hiệu quả của vaccine BCG với người lớn trên 35 tuổi. Tuy nhiên, người từ 16 – 35 tuổi có nguy cơ cao bị phơi nhiễm lao vẫn tiêm vaccine BCG được. Nhóm đối tượng này gồm có:

  • Nhân viên phòng thí nghiệm phải tiếp xúc với mẫu nước tiểu, máu và tế bào mô.
  • Nhân viên thú y hoặc làm các công việc có liên quan đến động vật dễ mắc bệnh lao, ví dụ như người chăm sóc khỉ, công nhân lò mổ gia súc.
  • Cán bộ trại giam trực tiếp tiếp xúc với tù nhân. 
  • Người sống chung trong các khu nhà trọ dành cho người vô gia cư.
  • Tình nguyện viên làm việc tại các cơ sở dành cho người xin tị nạn hoặc người tị nạn.
  • Đội ngũ y tế nói chung.
  • Bên cạnh đó, vaccine BCG cũng được khuyến nghị do du khách dưới 16 tuổi sẽ sinh sống chung với người dân địa phương hơn 3 tháng tại khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao hoặc nguy cơ cao mắc lao đa kháng thuốc. 
nguoi-lon-co-tiem-phong-lao-duoc-khong-2
Người lớn có tiêm phòng lao được không?

Xét nghiệm trước khi tiêm vaccine phòng lao

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc người lớn có tiêm phòng lao được không. Tuy nhiên, trước khi tiêm vaccine BCG cho bản thân hoặc con trẻ nằm ngoài độ tuổi sơ sinh cần tiến hành đánh giá về nguy cơ mắc bệnh lao. Có thể không cần chủng ngừa vaccine phòng lao nếu không có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Với đối tượng có nguy cơ, cần kiểm tra kháng thể kháng lao tự nhiên hoặc tình trạng bị nhiễm trực khuẩn lao thông qua xét nghiệm da Tuberculin (Mantoux) hoặc xét nghiệm kháng thể kháng lao. Hình thức xét nghiệm dưới da để xác định bệnh lao sẽ được tiến hành trước khi chủng ngừa vaccine BCG cho những đối tượng dưới đây:

  • Người từ 6 tuổi trở lên.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi từng cư trú kéo dài hơn 3 tháng ở một quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao.
  • Người đã tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân lao.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh lao trong vòng 5 năm qua.

Xét nghiệm Mantoux được thực hiện để đánh giá mức độ nhạy cảm của cơ thể với dẫn xuất Protein tinh khiết Tuberculin (PPD) khi tiêm vào da. 48 – 72 giờ sau khi tiêm, người ta sẽ đo đường kính của sẩn (vùng cứng) trên da cẳng tay chỗ tiêm được tính bằng đơn vị milimet. Phản ứng càng lớn thì nguy cơ bị nhiễm hoặc mắc bệnh lao càng cao. 

Tùy vào từng đối tượng nguy cơ, kết quả được xem là có khả năng mắc bệnh lao khi kích thước sẩn ở mức 5 mm, 10 mm, 15 mm. Ở trường hợp này không nên chủng ngừa vaccine BCG. Vì nó không mang đến khả năng phòng bệnh hoặc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Nếu kết quả Mantoux dương tính mạnh, bạn cần được đánh giá thêm về tình trạng nhiễm bệnh tại các cơ sở y tế chuyên sâu để tiến hành điều trị. Bạn có thể tiêm vaccine BCG nếu xét nghiệm Mantoux âm tính.

Ngoài ra, có thể tiến hành xét nghiệm đánh giá kháng thể kháng lao IgM và IgG. Trường hợp kháng thể dương tính thì cũng không nên chủng ngừa vaccine BCG. Bạn thấy đấy, người lớn có tiêm phòng lao được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 

nguoi-lon-co-tiem-phong-lao-duoc-khong-3
Xét nghiệm dưới da để xác định bệnh lao sẽ được tiến hành trước khi chủng ngừa vaccine BCG

Đối tượng không nên tiêm vaccine phòng lao

Vaccine BCG không được khuyến cáo cho các đối tượng dưới đây:

  • Người đã được tiêm vaccine BCG.
  • Người có tiền sử mắc bệnh lao.
  • Người có kết quả xét nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao dương tính.
  • Người có phản ứng dị ứng nặng trước đó như phản ứng phản vệ với bất kỳ chất nào đã từng được dùng trong vaccine.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm bệnh lao hoặc có virus lao hoạt động.
  • Những người có triệu chứng nhiễm trùng da tại nơi chủng ngừa vaccine. 
  • Bệnh nhân AIDS, người có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh xuất hiện biểu hiện giả định HIV nặng, trẻ đang chữa trị bằng những phương pháp như hóa trị liệu hoặc dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, thuốc chứa Steroid,… hoặc đối tượng sử dụng kháng thể Immunoglobulin như Pentaglobin, IVIG dưới 3 tháng.
  • Người bị ung thư bạch cầu, hạch bạch huyết hoặc tủy xương, ví dụ như bệnh bạch cầu hay ung thư hạch.
  • Người gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (khi hồi phục có thể chủng ngừa vaccine).
  • Thai phụ.

Vai trò của tiêm vaccine phòng lao

Vaccine phòng lao đang được dùng phổ biến tại nước ta là sản phẩm của Viện vaccine và sinh phẩm Y tế tại Việt Nam. Vaccine được sản xuất từ chủng vi khuẩn sống của Calmette – Guerin. Loại vaccine này có khả năng phòng bệnh lao rất mạnh. Hơn thế nữa, vaccine còn giữ được lâu nếu bảo quản trong điều kiện tốt.

Vaccine BCG sẽ kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào. Nó khiến phản ứng Tuberculin có trong da chuyển từ âm sang dương tính chỉ sau 1 liều tiêm ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh.

Người lớn có tiêm phòng lao được không? Vaccine BCG vẫn có thể tiêm cho trẻ lớn và người trưởng thành chưa từng nhiễm bệnh lao. Xét nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao âm tính sẽ giúp bác sĩ xác định điều này. Liều lượng vaccine BCG chủng ngừa cho người từ 1 tuổi trở lên sẽ cao gấp đôi so với liều lượng khi tiêm cho trẻ sơ sinh (ước tính khoảng 0,1 mg BCG).

nguoi-lon-co-tiem-phong-lao-duoc-khong-4
Vaccine BCG sẽ kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào

Lưu ý khi tiêm vắc xin BCG

Vaccine lao nên được tiêm ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt. Vaccine lao cũng không phải chủng ngừa nhắc lại, chỉ cần tiêm 1 lần. Vaccine BCG được các chuyên gia đánh giá là lành tính, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người dùng. 

Người có cơ địa dị ứng với thuốc, cao tuổi, thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chủng ngừa vaccine BCG phòng bệnh lao. Một số loại thuốc có thể tương tác với vaccine, ví dụ như Aldesleukin, Adalimumab, Aclarubicin,… Do đó, trước khi tiêm vaccine ngừa lao, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết về những loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn thêm. Nếu chủng ngừa vaccine khi đang bị sốt thì sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ. 

Tóm lại, người lớn có tiêm phòng lao được không? Người lớn có thể chủng ngừa lao nếu đáp ứng một số yếu tố về sức khỏe. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và nhận thêm tư vấn từ bác sĩ trước khi tiêm vaccine lao nhé. Nếu còn thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ