Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 12, 2023
Mục Lục Bài Viết
Vết thương là các chấn thương xuất hiện khi da bị rách hoặc xuất hiện trong mô cơ thể. Chúng ta có thể nhận thấy vết thương ngoài da dễ dàng. Thế nhưng nếu vết thương ở một số bộ phận như cơ quan sinh dục, miệng,… thì rất khó nhận biết.
Thời gian lành của vết thương sẽ khác nhau tùy vào mức độ, tình trạng. Nếu vết thương chỉ bị rách nhỏ, xuất hiện do sự mài mòn thì sẽ se mài và khô lại sau 2 – 3 ngày. Trường hợp vết rách sâu hay do bị đâm, thậm chí là mất đi một bộ phận cơ thể thì khó để dự đoán chính xác khoảng thời gian lành lại.
Một số vết thương cũng xuất hiện trên da do bệnh ngoài da hay virus gây nên. Chúng có thể lan rộng khắp cơ thể nếu không tiến hành chữa trị đúng cách, kịp thời. Bệnh nhân HIV vốn có hệ miễn dịch kém thì càng dễ bị bệnh ngoài da. Điều này sẽ khiến vết thương xuất hiện và chúng cũng lâu lành hơn. Vậy người nhiễm HIV vết thương có lành không?
Vết thương của bệnh nhân viêm gan B chắc chắn sẽ lành lại. Thế nhưng thời gian lành thương sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Trong khoảng thời gian chờ vết thương lành, cả bệnh nhân và mọi người xung cần cẩn thận để tránh xảy ra tình trạng lây nhiễm. Vì nếu người lành tiếp xúc với máu, dịch tiết của bệnh nhân thông qua vết thương thì sẽ có nguy cơ rất cao bị lây nhiễm.
So với người bình thường, bệnh nhân nhiễm virus HIV có khả năng bị bệnh ngoài da cao hơn. Dưới đây là những dạng vết thương ngoài da mà bệnh nhân HIV có thể gặp:
Bệnh nhân HIV khi chuyển sang giai đoạn cuối (AIDS) thường gặp bệnh ngoài da Sarcoma Kaposi. Ước tính 20% bệnh nhân AIDS gặp phải loại bệnh này. Người bệnh phải làm Biopsy (sinh thiết) để chẩn đoán chính xác Sarcoma Kaposi.
Bênh nhân sẽ thấy xuất hiện những vết thương trên da và tại miệng khi bị Sarcoma Kaposi. Điểm đặc biệt là chúng không gây ngứa hay đau. Vết thương có màu sắc khá đa dạng như nâu, tím, đỏ sẫm, hồng. Nếu không tinh ý thì có thể nhầm với vết thương do côn trùng cắn hay vết bầm tím. Như vậy sẽ không kịp thời chữa trị khiến bệnh lan rộng hơn.
Sarcoma Kaposi ban đầu chỉ nhỏ như đầu kim. Chúng sẽ dần phát triển lớn hơn và tạo thành u. Cùng với sự phát triển của Sarcoma Kaposi sẽ hình thành thêm những loại u như: U lympho, phổi, dạ dày, gan, nách,… Nếu u đã hình thành thì chỉ có cách thực hiện phẫu thuật với những vùng da xuất hiện vết thương hở mới hình thành. Vùng u thì sẽ cần làm hóa trị.
Dưới đây là những loại về da khác do virus gây ra:
Nhiễm virus Herpes simplex
Virus Herpes simplex sẽ khiến bệnh nhân HIV gặp phải những vấn đề phổ biến trên da như giời leo, mụn rộp. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu như bộ phận sinh dục, gương mặt,… Vùng da mắc bệnh sẽ xuất hiện mụn nước, đỏ, gây ra cảm giác rát, đau như bỏng. Người bình thường dùng thuốc sau 5 – 10 ngày sẽ khỏi. Với người nhiễm virus HIV, vùng tổn thương sẽ ngày càng đau, loét rộng ra. Phải mất gấp 3 – 4 lần thời gian nữa thì vết thương mới có thể lành.
Phương pháp duy nhất để chữa trị là dùng thuốc uống kháng virus kèm theo những loại thuốc bôi ở nơi tổn thương. Qua đó sẽ giúp chúng khô miệng nhanh hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm thuốc kháng sinh nếu vết thương gặp tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Hãy cẩn thận nếu gặp thêm những biểu hiện khác như yếu cơ, đau đầu, sốt. Lúc này, bệnh nhân phải nhập viện ngay để điều trị bằng thuốc kháng virus thông qua đường tiêm.
Bệnh zona
Virus Herpes zoster là nguyên nhân gây ra bệnh zona. Nó cùng nhóm với loại virus gây bệnh thủy đậu cho trẻ nhỏ. Bệnh nhân ban đầu sẽ thấy vùng da nhỏ bị đỏ khi mắc zona. Sau đó, tình đau nhức sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Tiếp theo, bọng nước và mụn nước sẽ xuất hiện tạo thành các chùm khác nhau. Tình trạng lây lan diễn ra rất dễ dàng nếu chạm vào gây trợt loét.
Bệnh nhân dễ bị đau khi bị zona là do virus sẽ tấn công trực tiếp vào dây thần kinh ngoại biên. Để hỗ trợ vùng da khô nhanh hơn, hạn chế tình trạng loét dẫn đến nhiễm trùng, người bệnh cần dùng dung dịch bôi kết hợp với những loại thuốc kháng virus.
U mềm lây
Người nhiễm HIV vết thương có lành không sẽ còn tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân cũng như loại virus đã tấn công, xâm nhập. U mềm lây là một trong những loại virus nguy hiểm. Trẻ em thường gặp u mềm lây hơn người lớn.
Virus này sẽ gây ra tổn thương như hạt trai màu bóng và lớn dần theo thời gian. Điểm đặc biệt là bề mặt tổn thương do u mềm lây gây ra sẽ lõm ở giữa. Nó hoàn toàn không gây ngứa hay đau rát. Nếu không chữa trị kịp thời, vết thương sẽ phát triển, lan tỏa khắp cơ thể. Cắt hay nạo tổn thương là phương pháp điều trị dứt điểm.
Mụn cóc, sùi mào gà
Papilloma virus là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà, mụn cóc. Nó thường xuất hiện ở mặt, tay, chân, thậm chí là tại hậu môn và bộ phận sinh dục. Người bệnh HIV nhiễm loại virus này sẽ có xu hướng lan rộng hơn, thậm chí tiến sâu vào nội tạng như cơ quan sinh dục, trực tràng. Để chữa trị cho bệnh nhân HIV bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, rất khó để chữa trị dứt điểm và chúng cũng dễ tái phát.