Nhận Diện 5 Dấu Hiệu Cơ Thể Thừa Đường Và Cách Xử Lý

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Nhận Diện 5 Dấu Hiệu Cơ Thể Thừa Đường Và Cách Xử Lý

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 4 16, 2024

Đường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động của các chức năng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được lượng được trong khẩu phần ăn, dẫn đến tình trạng dư thừa đường. Cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu những dấu hiệu cơ thể thừa đường thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ăn nhiều đường cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến những hệ lụy sức khỏe đáng lo ngại như sau:

  • Thừa cân, béo phì: Thừa đường làm ức chế tế bào giải phóng chất béo, tăng lượng insulin gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể. Đường là tác nhân làm tăng hormone tạo cảm giác đói, khiến cơ thể muốn ăn và tích tụ chất béo. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bị thừa cân, béo phì.
  • Bệnh tiểu đường: Dư thừa đường dẫn đến hàm lượng insulin trong máu tăng, đây là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Lượng đường thừa làm tích tụ chất béo trong gan, ảnh hưởng đến tế bào beta trong tuyến tụy khiến cơ thể mất khả năng sản sinh insulin.
  • Bệnh tim mạch: Đường tăng cao tác động xấu đến sức khỏe tim mạch, chúng gây tổn thương cho tim và động mạch, tăng mức insulin, tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với người ăn uống cân bằng.
  • Sâu răng: Đồ ngọt là tác nhân chính gây sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng lấy fructose từ đường và tạo thành axit lactic làm hỏng men, gây sâu răng, hôi miệng,…
  • Giảm trí nhớ: Lượng đường tăng cao và protein giảm, gây suy giảm chức năng nhận thức. Theo nghiên cứu của Tạp chí Sinh lý học, ăn nhiều đường khiến hoạt động của não chậm lại dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Trầm cảm: Não cần lượng nhất định glucose và insulin để các cơ quan hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều đường sẽ khiến não bị quá tải glucose và insulin dẫn đến tình trạng âu lo, bồn chồn, nặng hơn thể gây trầm cảm.
Việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến những hệ lụy sức khỏe đáng lo ngại.
Việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến những hệ lụy sức khỏe đáng lo ngại.

Mặc dù, đường đóng vai trò quan trọng giúp duy trì năng lượng, thế nhưng nếu nạp lượng đường quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, sâu răng, giảm trí nhớ, trầm cảm,…Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ thể thừa đường mà bạn cần lưu ý.

5 dấu hiệu cơ thể thừa đường cần lưu ý

Đường tồn tại trong hầu hết các thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhưng nếu nạp quá nhiều đường lại không tốt cho sức khỏe. Những dấu hiệu cơ thể thừa đường dưới đây giúp bạn nhận biết tình trạng dư thừa đường và hạn chế bổ sung chúng nhé.

Thường xuyên có cảm giác đói

Dấu hiệu cơ thể thừa đường thường gặp nhất là bạn luôn trong trạng thái đói bụng. Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu bạn tiêu thụ nhiều calo thông qua nhóm thực phẩm chứa nhiều đường. Nguyên nhân là do đường có thể thỏa mãn vị giác nhưng thực chất chúng không làm cho ta no.

Nếu không có protein, chất xơ và chất béo tốt, cơ thể sẽ tiêu thụ đường nhanh chóng, làm tăng cảm giác đói. Lượng đường cao, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất thông qua việc can thiệp vào leptin (chất ức chế cơn đói), khiến bạn muốn ăn nhiều đường, dễ đói hơn.

Thường xuyên có cảm giác đói là dấu hiệu cơ thể thừa đường.
Thường xuyên có cảm giác đói là dấu hiệu cơ thể thừa đường.

Cảm thấy ủ rũ, khó chịu

Ngoài lý do căng thẳng khiến bạn ủ rũ, khó chịu ra thì việc ăn quá nhiều đường cũng gây nên tình trạng dễ cáu đó.

Ăn nhiều đường có thể khiến tâm trạng khó chịu, tồi tệ hơn, từ đó dẫn đến triệu chứng trầm cảm. Nguyên nhân là do chúng ta nạp quá nhiều đường làm lượng đường trong máu tăng. Nhưng khi cơ thể đã tiêu hao hết lượng đường, mức năng lượng của bạn sẽ giảm xuống, gây nên dấu hiệu cơ thể thừa đường thường gặp là mệt mỏi, uể oải.

Thèm đồ ngọt

Đường nhắm vào trung tâm khoái cảm của não, làm tăng hormone hạnh phúc (dopamine). Nếu bạn thấy thực phẩm hàng ngày không có vị ngọt như trước đây hoặc bạn chỉ cảm thấy món ăn đó trở nên ngon hơn nếu thêm đường vào, thì đó là dấu hiệu cơ thể thừa đường. Do não bộ của bạn đã quen với mức độ ngọt rất cao và khi đã quen với điều đó, bạn sẽ cảm thấy không ngon miệng khi ăn các thực phẩm ít ngọt hơn.

Dấu hiệu cơ thể thừa đường là bạn sẽ cảm thấy không ngon miệng khi ăn các thực phẩm ít ngọt hơn.
Dấu hiệu cơ thể thừa đường là bạn sẽ cảm thấy không ngon miệng khi ăn các thực phẩm ít ngọt hơn.

Sương mù não

Những vấn đề về thần kinh, khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ là dấu hiệu cơ thể thừa đường mà bạn nên chú ý. Một số nghiên cứu cho thấy, mặc dù glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng của não, nhưng nếu dư thừa có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết, làm viêm não và tác động tiêu cực đến chức năng thận.

Đa khoa Phương Nam đã chia sẻ 5 dấu hiệu cơ thể thừa đường trong bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn sớm nhận biết tình trạng của mình và điều chỉnh phù hợp lượng đường nạp vào. Dưới đây là những cách giúp giảm tiêu thụ đường, mời bạn tham khảo.

Cách giảm tiêu thụ lượng đường

Việc cắt giảm lượng đường ra khỏi chế độ ăn uống thường ngày là việc không hề dễ, đặc biệt những đối tượng thường xuyên sử dụng đường với liều lượng cao. Dưới đây là cách giảm tiêu thụ đường đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng.

Tăng cường thực phẩm chất xơ

Ăn nhiều thực phẩm chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn, hạn chế được cơn thèm đường. Ngoài ra, chất xơ còn giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm những tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc cắt giảm đường.

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, hạt và các loại đậu. Khi ăn nhiều chất xơ, bạn nên uống nhiều nước hơn để ngăn ngừa tác dụng phụ khó chịu về tiêu hóa.

Ăn nhiều thực phẩm chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn, hạn chế được cơn thèm đường.
Ăn nhiều thực phẩm chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn, hạn chế được cơn thèm đường.

Bổ sung chất đạm

Protein rất tốt cho những ai đang trong quá trình cắt giảm đường. Bổ sung chất đạm không chỉ làm giảm lượng ghrelin (hormone gây đói), mà còn giúp duy trì lượng đường trong máu bình thường, giảm được những triệu chứng cai đường. Những nguồn protein tốt trong các loại thực phẩm gồm: Thịt bò, cá, trứng, thịt gà, đậu lăng, đậu đen,…

Protein rất tốt cho những ai đang trong quá trình cắt giảm đường.
Protein rất tốt cho những ai đang trong quá trình cắt giảm đường.

Bổ sung thực phẩm giàu men vi sinh

Bổ sung thực phẩm giàu men vi sinh như: Trà kombucha, tương nén, miso, kim chi,…giúp tăng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài công dụng tốt cho đường ruột và khả năng miễn dịch ra, thì theo một số nghiên cứu cho rằng chúng còn hỗ trợ duy trì ổn định lượng đường trong máu, giảm cảm giác thèm đồ ngọt.

Uống đủ nước

Trong quá trình giảm tiêu thụ lượng đường, nếu bạn cảm thấy đói hoặc nhạt miệng hãy uống 1 cốc nước. Vì đôi khi bạn bị nhầm lẫn khát với cơn đói. Những người thường xuyên uống soda hoặc các loại đồ uống chứa nhiều đường, việc uống nước lọc sẽ giúp giảm lượng calo và đường rất hiệu quả.

Uống nước lọc sẽ giúp giảm lượng calo và đường rất hiệu quả.
Uống nước lọc sẽ giúp giảm lượng calo và đường rất hiệu quả.

Dùng chất béo lành mạnh

Để giảm cảm giác thèm đồ ngọt thì bạn hãy ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, chất béo tiêu hóa rất chậm nên tạo cảm giác no lâu. Một số thực phẩm chứa chất béo lành mạnh mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn như: Quả bơ, cá béo, sữa nguyên kem, các loại hạt,…

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nhận ra được những dấu hiệu cơ thể thừa đường, cũng như cách giảm tiêu thụ đường đơn giản, hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay Đa khoa Phương Nam tại số hotline 1800 2222 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ