Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Trai Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Trang chủ > Nhi khoa > Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Trai Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 26, 2021

Bệnh quai bị ở trẻ em trai thường nguy hiểm hơn so với trẻ em gái, bởi tỉ lệ mắc bệnh cao hơn và biến chứng cũng nhiều hơn. Để biết cách chăm sóc các bé trai đúng cách, tránh những hậu quả xấu mà quai bị mang lại, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh quai bị là gì? Biểu hiện bệnh quai bị ở bé trai

Bệnh quai bị là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng cấp tính do virus thuộc dòng Paramyxoviridae gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp, khi tiếp xúc trực tiếp, khi nói chuyện. Do đó, quai bị thường có thể bùng phát thành dịch khi không có biện pháp phòng ngừa. Những người chưa tiêm vắc xin và chưa mắc quai bị lần nào đều có nguy cơ lây nhiễm quai bị.

Thường thì biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em trai và gái đều sẽ giống nhau với các triệu chứng cụ thể như:

Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em trai
Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em trai: đau đầu, đau cơ, đau và sưng tuyến nước bọt, ăn mất ngon, sốt và khô miệng
  • Trẻ bị đau đầu, khô miệng, đau họng, có cảm giác khó nuốt.
  • Cơ thể trẻ mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước, suy nhược cơ thể.
  • Trẻ bị sốt cao liên tục trên 38 độ C, sốt kéo dài 3 – 4 ngày.
  • Cổ họng của trẻ đau rát, khó chịu, có thể bị khàn tiếng.
  • Vùng mang tai có cảm giác đau nhức, miệng bị đau.
  • Sau 1 – 2 ngày phát bệnh, trẻ bị sưng vùng mang tai, có thể sưng 1 hoặc cả 2 bên.
  • 2 bên má sưng to không cân xứng, khiến mặt biến dạng.

Đối tượng bệnh quai bị

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị nhưng trẻ em lại là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Bệnh quai bị ở trẻ em có tỉ lệ lên đến 80%, trong đó bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi và đặc biệt là trẻ từ 6 – 10 tuổi.

Đặc biệt, bé trai có khả năng mắc bệnh quai bị cao hơn bé gái và khả năng gặp phải biến chứng cũng cao hơn. Theo thống kê thì tỉ lệ trẻ em trai gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị gây ra dao động trong khoảng 20 – 30%, trong đó tỉ lệ bé gái bị viêm buồng trứng do quai bị chỉ ở mức 7%.

So sánh bệnh quai bị ở trẻ em trai và bé gái

Bệnh quai bị ở trẻ em trai và gái thường không khác nhau là mấy, tuy nhiên, để giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này, chúng tôi sẽ đưa ra so sánh điểm giống và khác nhau khi bé trai và gái mắc bệnh quai bị, hãy cùng tìm hiểu nhé!

So sánh bệnh quai bị ở nam và nữ
So sánh bệnh quai bị ở nam và nữ: có điểm gì giống và khác nhau?

1. Điểm giống nhau giữa bệnh quai bị ở bé trai và gái

Thường thì khi mắc quai bị, các triệu chứng của bệnh giữa bé trai và gái sẽ giống nhau, cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này sẽ không có biểu hiện cụ thể mà sẽ mất khoảng 17 – 21 ngày ủ bệnh.

Giai đoạn khởi phát: Vào giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao trên 38 độ, đau nhức toàn thân, kén ăn, ngủ kém. Đi kèm với đó có thể bị đau mang tai.

Giai đoạn toàn phát: Sau khi phát bệnh từ 1 – 2 ngày, bệnh sẽ bước vào giai đoạn toàn phát. Lúc này trẻ sẽ xuất hiện biểu hiện sưng tuyến mang tai. Có thể sưng 1 bên hoặc cả 2 bên, nhưng thường sưng 2 bên sẽ phổ biến hơn. Tình trạng sưng khiến khuôn mặt trẻ bị biến dạng, 2 má căng bóng, đỏ, sờ không đau. Tuy nhiên nó sẽ khiến trẻ đau vùng xương hàm, khó khăn khi ăn nhai.

Giai đoạn hết bệnh: Sau khoảng 3 – 4 ngày trẻ bắt đầu hết sốt, 8 – 10 ngày thì mang tai hết sưng. Trẻ sẽ tự khỏi bệnh và vùng mặt trở lại bình thường.

2. Điểm khác nhau giữa bệnh quai bị ở bé trai và gái

Mặc dù triệu chứng bệnh của cả bé trái và gái đều giống nhau nhưng nếu trường hợp xảy ra biến chứng thì sẽ không giống nhau. Cụ thể như sau:

Bé trai Bé gái
Biến chứng Trường hợp quai bị không chữa trị đúng cách có thể khiến bé trai bị viêm tinh hoàn.

Có đến 20% bé trai bị viêm tinh hoàn do mắc quai bị và 0,5 trường hợp bị teo tinh hoàn, gây vô sinh hiếm muộn về sau.

Hiện nay, viêm tình hoàn thường gặp ở lứa tuổi dậy thì còn trẻ em thì ít hơn. Và tỉ lệ viêm 2 bên cũng cực kỳ thấp.

Tình trạng viêm tinh hoàn ở trẻ sẽ xuất hiện sau khi tuyến nước bọt bị viêm khoảng 5 – 7 ngày, lúc này tinh hoàn sẽ bị sưng, đau, sờ vào thấy chắc, da bìu thì bị phù nề, căng, đỏ bóng, một số trường hợp còn bị viêm mào tinh hoàn hay viêm thừng tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn có thể kéo dài 3 – 5 ngày sẽ chỉ thực sự hết sưng đau sau 3 – 4 tuần. Nếu bé trai chỉ bị teo 1 bên tinh hoàn thì sẽ không cần quá lo lắng, bởi bên còn lại sẽ hoạt động bù vào.

Khi gặp phải tình trạng viêm tinh hoàn, phụ huynh cần cho trẻ mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn, nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh quai bị có thể khiến các bé gái bị viêm buồng trứng nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.

Tỉ lệ bé gái viêm buồng trứng do bệnh quai bị thường dao động ở mức 7%.

Dấu hiệu viêm buồng trứng là đau bụng dưới, đau âm ỉ, ra nhiều khí hư, sốt.

Viêm buồng trứng một khi không điều trị có thể gây ra u nang buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu, tắc vòi trứng, dính buồng trứng, giảm chất lượng trứng… Làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con về sau của bé gái.

Bệnh quai bị ở trẻ em trai có nguy hiểm không?

Bệnh quai bị ở trẻ em trai nếu không sớm phát hiện cũng như có biện pháp điều trị hỗ trợ tích cực, phù hợp có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh quai bị ở trẻ em trai có nguy hiểm không
Bệnh quai bị ở trẻ em trai có nguy hiểm không? Có thể gặp biến chứng gây vô sinh, mất thính giác, viêm não, …
  • Gây vô sinh: Bé trai gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh.
  • Mất thính giác: Khi tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nặng có thể gây mất thính giác.
  • Viêm não, viêm màng não: Quai bị trong một số trường hợp còn dẫn đến viêm não, viêm màng não.
  • Biến chứng khác: Bệnh quai bị còn có thể khiến trẻ bị viêm cơ tim, viêm tụy, nhồi máu phổi…

Mách mẹ cách chăm sóc bé trai đúng cách khi bị quai bị tránh biến chứng xấu

Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ cũng như giúp trẻ nhanh khỏe mạnh hơn thì mẹ nên lưu ý cách chăm sóc trẻ bị quai bị như sau:

  • Cần cho trẻ ăn uống thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, (cháo, súp, canh trứng..), bổ sung rau xanh, trái cây nhiều vitamin. Không cho trẻ ăn đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn làm từ nếp (xôi, bánh chưng, thịt gà…).
  • Cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước.
  • Không cho trẻ chạy nhảy, vận động mạnh khi mắc quai bị, tránh gió, tránh nước lạnh.
  • Cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày, có thể dùng khăn ấm để lau người cho trẻ.
  • Đồ dùng cá nhân của trẻ phải được khử khuẩn sạch sẽ mỗi ngày.
  • Trường hợp trẻ bị sốt, đau nhức, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
  • Nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Nam về vấn đề bệnh quai bị ở trẻ em trai có nguy hiểm không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để được giải đáp tận tình hơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Quai Bị Để Nhanh Khỏi Bệnh
Bài viết tiếp theo
Triệu Chứng Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu Ý

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1