Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? Khi nào bạn cần tiêm vacxin?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin? Khi nào bạn cần tiêm vacxin?

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng tám 30, 2024

Tầm quan trọng của vacxin trong việc bảo vệ sức khỏe con người là rất lớn, thế nên người dân ngày càng quan tâm, tìm hiểu để áp dụng phương pháp này cho bản thân. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp, không phải ai cũng đạt được hiệu quả tối đa khi tiêm. Vậy nếu bạn muốn biết những trường hợp nào không nên tiêm vacxin thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Những trường hợp cần thận trọng khi tiêm vaccine

Chúng ta sinh ra là một phiên bản đặc biệt, không ai giống ai và không cơ thể nào giống cơ thể nào cả. Vậy nên cũng không quá khó hiểu khi có rất nhiều người khỏe mạnh, ít bị bệnh, cũng có những người bệnh tật triền miên năm này qua năm khác. Vậy là do đâu? Đó chính là do nền tảng sức khỏe cũng như hệ miễn dịch ở mỗi người khác nhau.

Trước khi tiêm vaccine nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi tiêm
Trước khi tiêm vaccine nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi tiêm

Chính vì sự khác nhau như vậy mà khi áp dụng tiêm vaccine sẽ dẫn đến các kết quả không đồng nhất. Nhiều người sẽ đáp ứng nhanh, hiệu quả tốt nên khả năng kháng bệnh sau khi tiêm vaccine cực cao. Nhưng rất nhiều cơ thể sẽ gặp khó khăn cũng như xảy ra các phản ứng không tốt khi tiêm vaccine xong. Dưới đây là những trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi tiêm vaccine để tránh những tác hại nguy hiểm:

Người bị dị ứng với thành phần của vaccine

Có những cơ địa rất lạ, có thể dị ứng với bất kỳ phương thuốc, hoạt chất nào nạp vào cơ thể. Những người như vậy thường xuất hiện các dị ứng, kích ứng hoặc sốt,… Nếu bạn cũng thuộc nhóm người này thì trước khi tiêm vaccine cần thông báo kỹ càng với bác sĩ để có được phương án, lịch trình tiêm phù hợp nhất.

Nếu lơ là, chủ quan, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ, co giật rất nguy hiểm. Tốt nhất hãy đưa hồ sơ bệnh án của bạn cho bác sĩ xem xét, tham khảo và tìm hướng giải quyết. Vaccine rất tốt nhưng tiêm không đúng cơ địa, sẽ rất nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là đối tượng đặc biệt luôn cần phải theo dõi kỹ càng khi tham gia bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến y tế. Tiêm vaccine cho đối tượng này cũng hết sức thận trọng, mặc dù hiện nay, có rất nhiều dòng vaccine an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú nhưng vẫn có một số loại chuyên biệt vẫn gây một số ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai: Một số loại vaccine không được khuyến cáo tiêm trong thời kỳ mang thai ví dụ như vaccine MMR – sởi, quai bị, rubella. Tuy nhiên, một số dòng lại rất quan trọng cho phụ nữ giai đoạn này đó là vaccine cúm, ho gà có tác dụng bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi những bệnh nguy hiểm.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hầu hết các vaccine an toàn cho phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm sẽ giúp mọi người an tâm hơn.

Trẻ em dưới 2 tháng tuổi

Ngoài bà bầu hay mẹ bỉm sữa thì các bé dưới 2 tháng tuổi cũng là đối tượng cần lưu ý nếu như có ý định tiêm vaccine. Một vài thông tin mà bố mẹ cần phải lưu ý đó là:

Trẻ em dưới 2 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sẽ gặp khó khăn khi tiêm vaccine
Trẻ em dưới 2 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sẽ gặp khó khăn khi tiêm vaccine

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên có khá nhiều loại vaccine không thích hợp cho nhóm tuổi này. Ví dụ, vaccine BCG ngừa lao hoặc vaccine viêm gan B,… Nếu tiêm loại không phù hợp, cơ thể của các bé sẽ không đủ sức để chống lại các tác dụng phụ do vaccine gây ra, nếu cố chấp tiêm, hậu quả rất khó lường.
  • Nếu như bố mẹ muốn áp dụng tiêm vaccine ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng thì cần phải tham khảo rõ các tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ. Quá trình này cần thực hiện nghiêm túc, bài bản để đánh giá sức khỏe, cơ địa của bé có phù hợp với loại vaccine đó không rồi mới tiến hành tiêm.

Người đang mắc bệnh cấp tính

Muốn quá trình tiêm được diễn ra suôn sẻ, an toàn và đạt hiệu quả tối ưu nhất thì chỉ nên áp dụng tiêm cho những người đang khỏe mạnh. Bởi vì các bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh cấp tính sẽ khó đáp ứng việc sản sinh kháng thể cũng như phát huy trọn vẹn hiệu quả của vaccine. Một số lưu ý bao gồm:

  • Nếu bạn đang bị sốt, ho, cảm lạnh, hoặc bất kỳ bệnh cấp tính nào khác, hãy trì hoãn việc tiêm vaccine lại cho đến khi cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn. Bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Hiệu quả của vaccine cũng sẽ bị suy giảm giảm hoặc không đạt được mức bảo vệ mong muốn.
  • Có trường hợp đang mắc bệnh nhưng lại tiêm thêm vacxin khi cơ thể đang yếu cũng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng thêm. Nhưng điều này chắc có lẽ sẽ ít xảy ra bởi vì khi lựa chọn tiêm ở những cơ sở uy tín, bác sĩ sẽ tham vấn tình trạng sức khỏe của bạn rồi mới tiến hành tiêm.

Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong một số trường hợp nhất định với mục đích kìm hãm quá trình tự miễn dịch của cơ thể tấn công một số mô, cơ quan lạ được cấy ghép vào cơ thể như gan, thận, tim,… Tuy nhiên tác dụng của thuốc này lại trái ngược hoàn toàn với tác dụng của vaccine, làm vaccine khi tiêm vào cơ thể không thể kích thích phát triển hệ thống miễn dịch.

Thuốc ức chế hệ miễn dịch sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine
Thuốc ức chế hệ miễn dịch sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine

Một loại kìm hãm, một loại kích thích tăng trưởng thì chắc chắn sẽ không phù hợp với nhau đúng không nào. Vậy nên việc tiêm chủng sẽ không thích hợp với những đối tượng đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch vì nó sẽ làm giảm quá trình tăng kháng thể, khiến hiệu quả tiêm vaccine bị giảm sút.

Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc này, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm nhé. Tất cả để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho bản thân bạn thôi.

Người bị suy giảm miễn dịch

Một trường hợp khác cũng nên thận trọng, cân nhắc khi tiêm vaccine đó là những người đang bị suy giảm miễn dịch. Cụ thể người bị HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư hoặc đang sử dụng hóa trị,… Các cơ thể gặp tình trạng này sẽ dễ tạo ra những phản ứng bất lợi, gây phản ứng ở mức từ nhẹ đến nặng tùy vào trường hợp. 

Người bị suy giảm miễn dịch cũng nên tránh xa các loại vaccine sống giảm độc lực. Vì bản chất trong các loại này vẫn chứa vi khuẩn hoặc virus đã bị làm yếu nhưng hoàn toàn có thể bùng phát và tạo nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêm. Thật sự, tiêm vaccine để phòng bệnh mà lại bị phản ứng ngược lại thì chắc chắn không ai muốn thực hiện. Mọi người nên cân nhắc.

Các trường hợp khác cần thận trọng

Ngoài 6 đối tượng cụ thể bên trên, các bác sĩ, chuyên gia tiêm chủng cũng thường xuyên nhức đầu với các trường hợp tiêm vaccine là những đối tượng sau đây:

Những người bị bệnh tim mạch, hô hấp cũng sẽ không phù hợp để tiêm vaccine
Những người bị bệnh tim mạch, hô hấp cũng sẽ không phù hợp để tiêm vaccine

  • Người có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc vaccine khác.
  • Người mắc các loại bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh thận, bệnh gan…
  • Người cao tuổi, trẻ em hoặc người có sức khỏe yếu.

Nếu không nằm trong 7 nhóm đối tượng đặc biệt bên trên thì chắc chắn bạn sẽ thoải mái tiêm vaccine mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào với cơ thể. Nhưng mà yên tâm vẫn hơn, hãy cứ tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào nhé.

Làm sao để biết mình có nên tiêm vaccine hay không?

Với những người bị ám ảnh bởi các mũi kim thì việc tiêm vaccine với họ giống như một cực hình. Nhưng cũng có nhiều người thích chăm lo cho sức khỏe sẽ hay tìm hiểu các dòng vaccine tốt để áp dụng cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì không phải muốn tiêm là có thể thoải mái tiêm đâu nhé, vì mỗi loại vaccine sẽ có một yêu cầu riêng. 

Bạn chỉ nên tiêm vaccine khi cơ thể khỏe mạnh, không bệnh nền và không uống thuốc
Bạn chỉ nên tiêm vaccine khi cơ thể khỏe mạnh, không bệnh nền và không uống thuốc

Cách tốt nhất trước bất kỳ lần tiêm nào, hãy trình bày các hồ sơ bệnh án của bạn cho bác sĩ tham khảo. Thông qua thông tin này, bác sĩ sẽ nắm được tình hình sức khỏe, thể trạng, bệnh nền, từ nó mới đưa ra quyết định có tiêm hay không. Bên cạnh đó, một vài thông tin dưới đây cũng khá quan trọng, nên ghi chú khi tiêm:

  • Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể: Hãy tự cân nhắc rằng bạn có đang khỏe mạnh không? Bạn có đang bị bệnh hoặc đang sử dụng thuốc gì không? Nếu đáp ứng đủ các yếu tố này thì mới nghĩ đến việc tiêm vaccine bạn nhé. Vì lúc này tiêm sẽ an toàn và đảm bảo hiệu quả hơn. Còn trường hợp đang mắc các bệnh cấp tính, đang trong quá trình dùng thuốc ức chế miễn dịch, hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì hiệu quả tiêm sẽ không đạt mức cao nhất.
  • Lịch sử tiêm chủng: Nếu đã từng tiêm chủng trong quá khứ, hãy nhớ lại xem cơ thể có phản ứng gì hay không, có đảm bảo hiệu quả cao hay gặp bất kỳ vấn đề gì không. Nếu an toàn thì hãy trình bày cho bác sĩ để tiến hành tiêm vaccine.
  • Lý lịch gia đình: Cuối cùng, trường hợp mà trong gia đình của bạn có người bị kích ứng, phản ứng khi tiêm vaccine thì bạn cũng không nên quá vội vàng. Những tình trạng này có thể mang tính di truyền và rất có thể, bạn có khả năng cũng bị giống như thế. Vậy phải làm sao? Hãy trình bày cho bác sĩ để được tư vấn xem có phù hợp để tiêm hay không.

Tiêm vacxin là phương pháp an toàn, đem lại nhiều lợi ích mang tính vi mô – vĩ mô và thật tuyệt vời khi ngày càng nhiều người nhận ra được điều này. Nếu bạn cũng muốn tiêm thì hãy tham khảo kỹ tất cả các thông tin trong bài viết “Những trường hợp nào không nên tiêm vacxin” trên đây để xem mình có phù hợp không nhé. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, góp phần tạo nên một xã hội khỏe mạnh, phát triển.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người