Có Nên Nội Soi Dạ Dày Và Đại Tràng Cùng Lúc Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Có Nên Nội Soi Dạ Dày Và Đại Tràng Cùng Lúc Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 18, 2023

Nội soi được đánh giá là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất những bệnh lý trong ống tiêu hóa (thực quản – dạ dày – tá tràng, ruột non, đại tràng). Phương pháp này giúp bác sĩ nhìn rõ hệ thống tiêu hóa thông qua camera nên dễ dàng phát hiện những bệnh lý tổn thương như u bướu, dị vật, viêm loét, dị dạng mạch máu,… Vậy liệu có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc không?

Nội soi dạ dày là gì?

Để biết câu trả lời có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được không chúng ta cần nắm rõ khái niệm của hai phương pháp này trước. 

Nội soi dạ dày là gì?
Nếu gặp các biến chứng liên quan về tiêu hóa bạn nên thực hiện nội soi dạ dày

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Nội soi dạ dày là kỹ thuật thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng) bằng cách đưa một thiết bị soi mềm nhỏ qua thực quản vào bên trong dạ dày. Dụng cụ soi có gắn chiếu sáng, camera thu hình trực tiếp và hiển thị lên màn hình.

Vì điều khiển được thiết bị nội soi đi sâu vào ống tiêu hóa, nên bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương nhỏ chỉ vài milimet. Nội soi dạ dày còn giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó nuốt, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng,…

Khi bạn có đủ các triệu chứng về tiêu hóa, dạ dày sẽ được bác sĩ thăm khám, chỉ định thực hiện kỹ thuật nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày qua đường miệng hoặc đường mũi. Bệnh nhân có thể lựa chọn không gây mê hoặc gây mê (nội soi không đau). 

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa cũng như phát hiện sớm ung thư đại trực tràng. Kỹ thuật chẩn đoán này dùng thiết bị nội soi mềm cho phép bác sĩ quan sát được phía bên trong đại tràng (trực tràng, đại tràng Sigma, đại tràng xuống, đại tràng lên, đại tràng ngang, manh tràng và phần cuối của ruột non).

Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng giúp phát hiện những dị vật, khối u, vùng viêm,…

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Nội soi đại tràng giúp phát hiện được các bất thường như dị vật, loét, polyp, khối u, các vùng bị viêm hay chảy máu,… Đây cũng là một trong những kỹ thuật hiệu quả để tầm soát ung thư đại tràng, phát hiện sớm và cắt bỏ tổn thương tiền ung thư, polyp hay khối u nhỏ trong đại tràng.

Ống nội soi mềm với kích thước nhỏ có gắn một camera ở ngay đầu thiết bị nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát, ghi hình trong lòng đại tràng. Kỹ thuật này thường được bác sĩ chỉ định nhằm khảo sát toàn bộ đại tràng và đoạn cuối của ruột non.

Cũng như nội soi dạ dày, bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi gây mê hay không gây mê. Với phương pháp nội soi gây mê bệnh nhân cần phải khám tiền mê và làm một số xét nghiệm máu, điện tim đồ khi cần thiết.

Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cùng lúc được không?

Từ những thông tin trên, bạn có thể tiến hành nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc để tráng gây mê 2 lần.

Nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cùng lúc được không?
Thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có được không?

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Các bác sĩ cũng cho biết thêm nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc không làm tăng thêm biến chứng tuy nhiên thời gian gây mê sẽ kéo dài hơn khoảng 12 – 20 phút (so với lúc thực hiện từng phương pháp).

Những rủi ro có thể xảy ra sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Mặc dù nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được giới chuyên môn đánh giá là an toàn nhưng cũng có khả năng gây ra một số rủi ro như:

  • Làm rách hoặc gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
  • Chảy máu ở ngay vị trí lấy mẫu mô.
  • Xuất huyết dạ dày.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc an thần dẫn đến một số vấn đề liên quan đến tim mạch và hô hấp.
  • Đau rát cổ họng, gặp vấn đề trong việc ăn uống hoặc nói chuyện.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Sốt trên 380C.

Các triệu chứng trên thường biến mất sau 1 – 2 ngày và không gây nguy hiểm đối với tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh nhân đừng quá chủ quan với sức khỏe của bản thân. Khi gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cũng như đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Lưu ý sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Sau khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc, bệnh nhân cần lưu ý đến một số vấn đề sau nhằm phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra:

  • Sau khi thực hiện nội soi tiêu hóa, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện hoặc cơ sở thăm khám khoảng 1 – 2 tiếng nhằm theo dõi sức khỏe cũng như đủ thời gian để thuốc gây mê/an thần hết tác dụng.
  • Sau khi nội soi 1 – 2 tiếng, bệnh nhân nên uống một ít nước lọc để làm giảm chứng đau cổ họng. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng những thực phẩm được chế biến lỏng, mềm như súp, cháo loãng,…
  • Kỹ thuật nội soi thường khiến bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, đau rát cổ họng, nuốt nước bọt khó, chán ăn. Vì vậy người bệnh nên hạn chế chơi thể thao mạnh, lái xe,…
  • Bệnh nhân cũng xuất hiện cảm giác buồn nôn kéo dài trong 1 – 2 ngày. Nếu triệu chứng này kéo dài hơn 3 ngày, bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở thăm khám để được hỗ trợ.

Trước khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc cần chuẩn bị gì?

Nội soi tiêu hóa là kỹ thuật đạt hiệu quả cao khi dạ dày rỗng và đại tràng đã được làm sạch. Với bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào còn lại trong ống tiêu hóa có thể che khuất tầm nhìn quan sát, khó phát hiện dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng hơn là làm ảnh hướng đến kết quả nội soi.

Trước khi nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc cần chuẩn bị gì?
Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn trước khi thực hiện nội soi

Do đó, trước khi tiến hành nội soi tiêu hóa, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu một số vấn đề sau:

  • Điều chỉnh việc sử dụng thuốc: Bệnh nhân cần tạm ngưng sử dụng thuốc trước ngày nội soi hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thông báo những loại thuốc mà bản thân đang sử dụng với bác sĩ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn: Trước khi nội soi, bệnh nhân cần dùng thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và không nên ăn sau 21 giờ đêm trước đó.
  • Chỉ nên uống nước lọc với lượng vừa phải.
  • Tuyệt đối không ăn hoặc uống thực phẩm có màu vì chúng gây khó khăn trong việc quan sát lớp niêm mạc.
  • Điều chỉnh thuốc nhuận tràng: Một vài trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc nhuận tràng ở dạng dung dịch lỏng hoặc viên nén trước đêm nội soi tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc xổ: Việc dùng thuốc xổ sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng vào buổi tối hoặc sáng trước khi thực hiện nội soi với mục đích làm trống trực tràng dưới.

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có thể mang lại nhiều lợi ích cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người