Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 25, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trực tràng là đoạn cuối của ruột già thường dài khoảng 20 – 30 cm. Chức năng chính của trực tràng là nơi lưu giữ phân, các chất thải từ quá trình tiêu hóa và tham gia đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.
Trực tràng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể do đó nếu cơ quan này gặp vấn đề người bệnh không những gặp khó khăn trong việc thải phân mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Nội soi trực tràng là kỹ thuật đưa thiết bị nội soi đã gắn camera qua hậu môn, vào trực tràng để quan sát bề mặt bên trong trực tràng. Nhờ vào hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện ra các tổn thương ở trực tràng như polyp, viêm loét, xuất huyết niêm mạc, khối u lành tính/ác tính,… Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành sinh thiết lấy bệnh phẩm trong lúc thực hiện nội soi hoặc can thiệp loại bỏ polyp, cầm máu, lấy dị vật,… nếu cần thiết.
Căn cứ vào đặc điểm của ống nội soi, phương pháp nội soi trực tràng được chia thành hai loại là nội soi ống cứng và nội soi ống mềm.
Trước đây, khi chưa có thiết bị nội soi ống mềm, phương pháp nội soi bằng ống cứng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi thiết bị nội soi mềm ra đời và mang lại nhiều ưu điểm vượt trội thì nó nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi cũng như là sự lựa chọn của nhiều bác sĩ nội soi.
Ống nội soi trực tràng ống mềm thường có đường kính khoảng 1,3 cm, dài khoảng 65 cm, thân ống mềm, được làm bằng chất liệu đặc biệt để uốn theo các đoạn khúc khuỷu của ruột. Với thiết kế như vậy, ống nội soi dễ dàng di chuyển trong lòng ruột, hạn chế gây tổn thương, đau và khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, những kỹ thuật điều trị qua nội soi mềm được thực hiện dễ dàng nhờ kênh sinh thiết và hệ thống kín bơm hút bằng máy. Điều này giúp khắc phục nhược điểm lớn nhất của nội soi ống cứng là phải mở nắp để đưa dụng cụ vào. Khi đó, ống sẽ hở và làm thoát hơi ra bên ngoài, khiến lòng ruột bị xẹp xuống, gây khó khăn cho việc quan sát, chẩn đoán các tổn thương.
Nội soi trực tràng là phương pháp dùng để chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến vùng trực tràng – hậu môn như xuất huyết trực tràng, viêm loét, polyp trực tràng, ung thư trực tràng, rò hậu môn, trĩ,…
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi trực tràng nếu có một trong số những dấu hiệu dưới đây:
Ngoài ra, những người đã hoặc đang điều trị polyp, viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng, bệnh Crohn,… cũng cần nội soi trực tràng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tiến triển bệnh.
Đặc biệt, nội soi trực tràng là kỹ thuật giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư trực tràng ở những đối tượng có nguy cơ cao như người bệnh trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư trực tràng, polyp có tính chất gia đình.
Cho đến hiện nay vẫn chưa có chống chỉ định tuyệt đối cho nội soi trực tràng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối đến sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc hoặc không chỉ định nội soi cho những trường hợp sau:
Quy trình nội soi trực tràng bao gồm 3 bước sau:
Những triệu chứng vừa kể trên là biểu hiện khá bình thường và sẽ sớm biến mất nên bệnh nhân không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng bị đau bụng dữ dội, đi tiểu ra máu nhiều, sốt, chóng mặt,… người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay để được kiểm tra.
Nắm được những gì nên ăn, cần kiêng gì sau khi nội soi sẽ giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng khó chịu và giúp sức khỏe đường ruột tốt hơn.
Sau nội soi, bệnh nhân cần ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Lưu ý là để nguội thực phẩm trước khi dùng, trong quá trình chế biến không nêm nếm quá nhiều gia vị.
Bệnh nhân cũng nên dùng thêm các loại trái cây để bổ sung khoáng chất, vitamin nhằm tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên chọn trái cây cứng, khó tiêu hoặc có vị chua vì dễ gây kích ứng đường ruột.
Sau nội soi, tốt nhất là bệnh nhân nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Lượng thức ăn ít sẽ giúp việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Sau khi nội soi, bệnh nhân cần tránh tiêu thụ thực phẩm chua, có hàm lượng axit cao. Đồng thời không nên ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ, đóng hộp, bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, có cồn hay chứa chất kích thích.
Nội soi trực tràng là một phương pháp chẩn đoán dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao. Do đó, có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này.
Tuy nhiên bệnh nhân cần cân nhắc lựa chọn thực hiện nội soi trực tràng tại cơ sở uy tín để đạt kết quả chính xác và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh qua sử dụng chung thiết bị nội soi. Nếu bạn vẫn chưa chọn lựa được cơ sở y tế uy tín nào thì có thể tham khảo dịch vụ nội soi trực tràng tại Đa khoa Phương Nam.
Đa khoa Phương Nam tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ nội soi tiêu hóa hàng đầu của cả nước. Đa khoa quy tụ nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa – Nội tiêu hóa – Nội soi tiêu hóa. Với trang thiết bị hiện đại và quy trình thực hiện đạt chuẩn Sở Y Tế, các thiết bị đều được xử lý vô khuẩn trước khi nội soi nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Chi phí cho một buổi nội soi trực tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trang thiết bị được sử dụng, trình độ chuyên môn của bác sĩ, có cắt polyp hay tiến hành các thủ thuật khác hay không,… Tuy nhiên mức giá phương pháp này không cao vì chỉ thăm khám ở một đoạn ruột ngắn là trực tràng, thời gian tiến hành nhanh chóng và cũng hiếm khi gây ra quá nhiều khó chịu cho người bệnh.
Kỹ thuật nội soi trực tràng có thể gây khó chịu, đau thốn nhẹ vùng bụng dưới và khiến bệnh nhân muốn đi đại tiện. Tuy nhiên, vì thiết bị nội soi chỉ đưa vào vùng trực tràng một đoạn ngắn 15 – 20 cm nên đa số bệnh nhân có thể chịu đựng được mà không cần phải tiến hành gây mê trước khi thủ thuật.
Khác với phương pháp nội soi đại trực tràng toàn bộ, việc thực hiện nội soi trực tràng diễn ra nhanh chóng. Quy trình nội soi chỉ mất khoảng từ 5 – 10 phút, tùy vào việc có can thiệp cắt polyp, cầm máu, sinh thiết,… hay không mà thời gian sẽ kéo dài hơn.
Nội soi trực tràng không yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi nội soi mà chỉ cần bơm một ống thuốc (Fleet Enema, Golistin Enema,…) và đi tiểu trước lúc soi.