Các Cách Phục Hồi Chức Năng Hậu Covid Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Trang chủ > Covid - 19 > Hậu Covid - 19 > Các Cách Phục Hồi Chức Năng Hậu Covid Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 10, 2022

Dịch Covid gây ra hệ lụy lớn cho xã hội. Đa phần các trường hợp F0 hiện nay đều hồi phục sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên trong số đó, có những bệnh nhân phải đối mặt với di chứng hậu Covid, ảnh hưởng đến chức năng của các hệ cơ quan, đặc biệt là đường hô hấp. Thế nên việc áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng hậu Covid cho đường hô hấp đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé.

Các triệu chứng thường gặp hậu Covid-19

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp phục hồi chức năng hậu Covid, chúng ta hãy cùng xem qua một số di chứng thường gặp sau khi âm tính với SARS-CoV-2 nhé. Đại dịch Covid đã tước đi mạng sống của rất nhiều người. F0 dù khỏi bệnh vẫn có nguy cơ mắc phải những di chứng nặng nề, còn gọi là hội chứng hậu Covid, biểu hiện qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Chức năng vận động bị suy giảm.
  • Yếu chi thể.
  • Đau mỏi cổ vai, nhức cơ xương khớp.
  • Mất ngủ, chóng mặt, đau đầu.
  • Khó thở.
phuc-hoi-chuc-nang-hau-covid-1
Khó thở là triệu chứng hậu Covid thường gặp

Tác dụng của phương pháp phục hồi chức năng hậu Covid

Phục hồi chức năng hậu Covid là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện tinh thần và sức khỏe cho bệnh nhân. Đây là giai đoạn thứ 2 sau khi đã chữa trị và âm tính với Covid. Phương pháp phục hồi chức năng giúp bệnh nhân khỏe mạnh một cách toàn diện, để thuận lợi quay về cuộc sống bình thường.

Sau khi xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân có thể điều trị phục hồi chức năng hậu Covid. Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán mức độ di chứng hậu Covid. Từ đó đưa ra phương pháp chữa trị hữu hiệu và phù hợp nhất để chức năng của cơ thể được cải thiện nhanh chóng. Tác dụng của cách phục hồi chức năng hậu Covid cụ thể là: 

  • Giúp bệnh nhân dễ thở, nâng cao sức mạnh các cơ hô hấp, tăng cường chức năng hô hấp của phổi.
  • Nâng cao tầm vận động khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ để hỗ trợ cải thiện chức năng vận động. 
  • Làm cơ mềm hơn, giúp tình trạng đau cổ vai, mỏi cơ thuyên giảm. 
  • Hỗ trợ làm giảm tình trạng mất ngủ, chóng mặt, đau đầu.
phuc-hoi-chuc-nang-hau-covid-3
Các bài tập phục hồi chức năng hậu Covid mang đến nhiều công dụng hữu ích

Các phương pháp phục hồi chức năng hậu Covid

Dưới đây là một số phương pháp phục hồi chức năng hậu Covid hiệu quả, bạn hãy tham khảo nhé:

 Tập luyện cơ hô hấp 

  • Tập luyện cơ hít vào: Tập cùng dụng cụ phế dung kế. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn cho phép, hãy ngồi trên ghế thẳng lưng để luyện tập những động tác này. Giữ phế dung kế thẳng đứng phía trước mặt. Thở ra bình thường. Tiến hành ngậm chặt dụng cụ ở giữa môi. Hít vào từ tốn để nâng cao cái chỉ, giữ yên nó ở giữa hai mũi tên. Giữ cái chỉ ở khoảng cách được hướng dẫn tối thiểu từ 4 – 6 giây. Tốt hơn hết là giữ càng lâu càng tốt. Lúc gần hết hơi thì thả dụng cụ và bắt đầu thở ra. Hít thở vài nhịp bình thường sau đó lặp lại khi khỏe hẳn. 
  • Tập luyện cơ thở ra: Thực hiện với dụng cụ thở ra có kháng trở (thay thế bằng bong bóng). Hãy hít thở vài nhịp bình thường. Hít sâu rồi thở ra và thổi vào dụng cụ. Cố gắng giữ hơi, duy trì càng lâu càng tốt. Thả dụng cụ khi thấy gần hết hơi và hít sâu. Hít thở vài nhịp bình thường sau đó lặp lại khi khỏe hẳn để góp phần phục hồi chức năng hậu Covid. 
  • Tập luyện cả 2 nhóm hít vào và thở ra: Kết hợp cả hai bài tập hít vào và thở ra với kháng trở. Hãy hít thở vài nhịp bình thường. Hít sâu tương tự như lúc thực hiện bài tập luyện cơ hít vào. Đến khi dung tích phổi đạt mức tối đa thì đổi dụng cụ thở ra có kháng trở. Bắt đầu thở ra gắng sức kéo dài cho đến khi cảm thấy gần hết hơi thì thả dụng cụ. Hít thở vài nhịp bình thường sau đó lặp lại khi khỏe hẳn. 

 Tập luyện kiểm soát nhịp thở

  • Thở mím môi: Hít thở một vài nhịp bình thường. Thở ra từ từ khi mím môi, cố gắng kéo dài hơi thở càng lâu càng tốt. Hít sâu vào khi bạn cảm thấy gần hết sức. Hít thở vài nhịp bình thường sau đó lặp lại khi khỏe hẳn. 
  • Thở tùng thùy phổi: Hít thở thông qua kiểu mím môi. Đặt tay đề kháng ở vùng phổi cần luyện tập. Có thể thay thế bằng khăn đề kháng. Người bệnh hậu Covid thường có kiểu thở ngực, do đó nên chú trọng đề kháng vùng hạ sườn. Hít thở vài nhịp bình thường sau đó lặp lại khi khỏe hẳn. 
  • Thở cơ hoành (thở bụng): Có thể tiến hành bài tập phục hồi chức năng hậu Covid này ở tư thế ngồi hoặc nằm. Đặt một tay lên vùng bụng và tay còn lại đặt lên ngực để cảm nhận cũng như điều khiển, kiểm soát hơi thở. Tiếp theo tiến hành hít thở kiểu mím môi. Hít sâu vào sao cho căng bụng. Sau đó thở ra cho xẹp bụng xuống. Hít thở vài nhịp bình thường sau đó lặp lại khi khỏe hẳn.
phuc-hoi-chuc-nang-hau-covid-2
Thở cơ hoành (thở bụng) cũng là bài tập phục hồi chức năng hậu Covid hữu ích
  • Tập ho: Bệnh nhân ngồi. Tiến hành hít sâu hết sức. Nín thở để đóng nắp thanh môn. Hóp bụng lại và đẩy hơi lên ngực. Sau đó đẩy nhiều hơi và ho thật mạnh. Bạn chỉ nên ho 1 lần rồi hoàn toàn thả lỏng. Hít thở vài nhịp bình thường sau đó lặp lại khi khỏe hẳn. 
  • Huffing: Bệnh nhân ngồi. Nếu thấy vùng hầu họng có đờm thì áp dụng kỹ thuật này. Thở vài nhịp theo kiểu mím môi. Há miệng và mở nắp thanh môn rồi thở ra một hơi duy nhất mạnh hết sức. Dịch tiết và lượng đàm được tống xuất ra khoang họng kèm theo cơn ho tự nhiên. Nếu tống xuất đàm thành công, người bệnh hãy hít thở vài nhịp bình thường. Trường hợp chưa tống xuất được đàm nhớt, bạn nên nghỉ mệt sau vài nhịp và thực hiện lại không quá 3 lần.
  • Thở chu kỳ chủ động: Đầu tiên, bạn cần thở nhẹ nhàng có kiểm soát trong khoảng 20 – 30 giây. Tiếp theo căng giãn lồng ngực, dùng mũi hít thật sâu. Sau đó nín thở khoảng 2 – 3 giây rồi thở ra từ tốn, lặp lại 3 – 5 lần. Cuối cùng hà hơi, hít thật sâu, tiến hành nín thở 2 – 3 giây rồi tròn miệng hà hơi đẩy mạnh dòng khí thoát ra ngoài. Lặp lại khoảng 1 – 2 lần.  
  • Tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: Với Spiroball, bệnh nhân cần thở hết ra ngoài. Ngậm ống và hít thật sâu, thực hiện sao cho ống màu vàng nằm bên trong khoảng mặt kính trong. Phần màu trắng nâng lên đến đâu thì đó là số ml khí đã hít được. Với bóng, hãy hít vào thật sâu, nín thở rồi ngậm miệng và thổi ra hết. Thực hiện sao cho quả bóng càng căng càng tốt. Sau đó, tháo quả bóng để toàn bộ hơi thoát ra và lặp lại động tác. 

 Tập luyện sức bền

  • Đi bộ, đạp xe, bơi lội: Tiến hành bài tập phục hồi chức năng hậu Covid này khi bạn đã kiểm soát được nhịp thở. Khi di chuyển mỗi ngày người bệnh không còn cảm thấy khó thở. Dấu sinh hiệu ổn định. Nhịp tim tối đa (bằng 220 – số tuổi). Bắt đầu với nhịp tim mục tiêu (bằng 40 – 60% nhịp tim tối đa). Khi nhịp tim của bệnh nhân đạt đến nhịp tim mục tiêu thì hãy giảm dần cường độ tập luyện. Lúc hoàn toàn hết mệt thì hãy tiếp tục thực hiện bài tập. 
phuc-hoi-chuc-nang-hau-covid-4
Đạp xe là cách tập luyện sức bền hữu hiệu

Tóm lại, di chứng hậu Covid cần được can thiệp y tế tổng thể và cải thiện thông qua các chương trình luyện tập phục hồi chức năng. Những bài tập phục hồi chức năng hậu Covid cần được duy trì trong khoảng 6 – 12 tháng để mang đến hiệu quả rõ rệt. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Các Bài Tập Thở Hậu Covid Hữu Ích Nhất - Xem Ngay Thôi!
Bài viết tiếp theo
Di Chứng Hậu Covid Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản Không? Vì Sao?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1