Quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân sự theo thông tư mới nhất cụ thể như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao? Có cần lưu ý gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo thông tư mới nhất
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là việc mà doanh nghiệp phải thực hiện hằng năm.
Đặc biệt, dựa trên quy định khám sức khỏe định kỳ được ghi rõ trong Điều 152 của Luật Lao động 2012 thì các tổ chức, doanh nghiệp, công ty phải có trách nhiệm thực hiện việc này. Cụ thể như sau:
Tổ chức/cá nhân người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động, kể cả đó là người đang tập nghề hay học nghề.
Ngoài ra, riêng với lao động là nữ phải được khám sản phụ khoa. Những người làm việc trong môi trường độc hại, làm công việc nặng nhọc, lao động cao tuổi, chưa thành niên hoặc bị khuyết tật thì phải được khám sức khỏe tối thiểu 6 tháng/lần.
Bên cạnh đó, những người làm việc ở môi trường có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp thì doanh nghiệp phải cho người lao động khám bệnh nghề nghiệp. Người lao động nếu bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp nếu vẫn có thể tiếp tục làm việc thì phải được bố trí công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Quy định khám sức khỏe định kỳ nêu rõ mỗi năm người lao động phải được khám sức khỏe 1 – 2 lần.
Về quy định khám sức khỏe định kỳ, Điều 21, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 cũng đã đề cập rất chi tiết. Cụ thể:
Người sử dụng lao động phải cho người lao động tiến hành khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần. Những người khuyết tật, chưa thành niên, cao tuổi, làm công việc nguy hiểm, nặng nhọc hay độc hại phải khám sức khỏe tối thiểu 6 tháng/ lần.
Lao động nữ phải được khám sản phụ khoa. Người làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thì phải được khám bệnh nghề nghiệp để kịp thời phát hiện bệnh.
Doanh nghiệp phải cho người lao động khám sức khỏe trước khi chuyển họ sang vị trí có công việc nặng hơn, độc hại, nguy hiểm hơn. Hơn nữa, nếu người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp hay bị tai nạn lao động thì cần được khám sức khỏe tổng quát đầy đủ trước khi quay trở lại làm việc.
Quy định khám sức khỏe định kỳ theo thông tư 19/2016/TT-BYT cũng ghi rõ:
Người lao động phải được khám sức khỏe, quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp từ thời điểm nhà tuyển dụng thuê lao động và phải đảm bảo thực hiện trong suốt quá trình người lao động làm việc.
Nữ giới cần được khám sản – phụ khoa khi khám sức khỏe định kỳ.
Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty gồm những gì?
Thông thường, quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty sẽ được thực hiện đầy đủ theo thông tư 14 của Bộ Y tế với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Khám thể lực, khai thác tiền sử bệnh
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp.
Tiếp đến khai thác tiền sử bệnh tật nếu có.
Bước 2: Tiến hành khám lâm sàng
Sau khi kiểm tra thể lực, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho mọi người. Cụ thể:
Khám mắt: Kiểm tra thị lực, tầm soát bệnh về mắt.
Khám da liễu: Khám tình trạng da, tầm soát các bệnh về da.
Trường hợp phát hiện bệnh trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc, điều trị cho người lao động. Cuối cùng là trả hồ sơ khám sức khỏe cho người lao động.
Quy trình khám sức khỏe định kỳ được tiến hành hết sức nghiêm ngặt.
Người lao động cần chuẩn bị gì khi khám sức khỏe định kỳ?
Để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi thì bên cạnh việc nắm rõ quy định khám sức khỏe định kỳ bạn cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ sau:
Cần chuẩn bị hồ sơ hoặc mẫu giấy khám sức khỏe định kỳ đúng theo mẫu. (Thường thì hồ sơ này sẽ do doanh nghiệp quản lý).
Mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Nếu được yêu cầu mang theo ảnh 4×6 thì cũng phải mang theo.
Trường hợp người lao động muốn khám sức khỏe riêng lẻ thì nên chuẩn bị giấy giới thiệu của doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả khám, hồ sơ khám sức khỏe thường sẽ được gửi thẳng về cho doanh nghiệp và hồ sơ này do công ty quản lý.
Ngoài ra, lưu ý là khi đi khám sức khỏe định kỳ bạn nên nhịn ăn ít nhất 8 – 12 tiếng và không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá,… Đặc biệt, nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai thì không được khám phụ khoa.
Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ khi đi khám sức khỏe định kỳ.
Mong rằng những thông tin trên đây về quy định khám sức khỏe định kỳ sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn vấn đề nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 0868 666 968 – 1900 633 698 để nhận tư vấn tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!