Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 10, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu cách dùng rau diếp cá trị mỡ máu, chúng ta hãy cùng xem xét về thành phần dinh dưỡng của loại rau này nhé. Theo y học hiện đại, thành phần của rau diếp cá có chứa Vitamin C, khoáng chất, Methylnonylketon, Quercetin,… Chúng làm ức chế hoạt động của vi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, giảm khí hư, thúc đẩy vết thương chóng lành, giúp niêm mạc âm đạo phục hồi sớm, loại bỏ các góc tự do gây hại, ngăn ngừa ung thư,… Cụ thể:
Thông qua các công dụng hữu ích kể trên, rau diếp cá trở thành một trong những thảo dược được dùng để trị bệnh huyết trắng cũng như những vấn đề về phụ khoa khác ngay tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp trên chỉ được ứng dụng khi triệu chứng bệnh diễn biến nhẹ. Bạn nên chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nếu bệnh trở nặng.
Diếp cá vốn là loại thảo dược tự nhiên lành tính, thường được dùng để ăn sống, sắc thuốc hoặc ép nước uống. Theo Đông y, lá diếp cá có tính hàn, vị chua cay, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Bên cạnh đó, loại rau này còn sở hữu một số công dụng khác như:
Bên cạnh các công dụng kể trên, rau diếp cá còn là loại thảo dược hỗ trợ chữa bệnh mỡ máu hữu hiệu. Rau diếp cá sở hữu một lượng lớn các chất Cellulose, giúp khử mỡ và giảm mỡ máu nhanh chóng. Bạn cũng có thể tiến hành xay nhuyễn và ép rau diếp cá lấy nước uống hàng ngày. Rau diếp cá trị mỡ máu là phương pháp được ứng dụng phổ biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy uống rau diếp cá mỗi ngày trong 12 tuần giúp làm giảm mức LDL-C xuống 10% và tăng HDL-C lên 27%. Bạn có thể ăn sống rau diếp cá hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau như canh, nước ép, làm gỏi,… Dưới đây là một số công thức nước ép diếp cá hỗ trợ cải thiện bệnh mỡ máu cao:
Bên cạnh cách dùng rau diếp cá trị mỡ máu, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thực phẩm khác để hỗ trợ chữa bệnh lý này mà không cần uống thuốc, ví dụ như:
Nấm hương
Nấm hương có ít mỡ, Albumin cao, sở hữu 16 loại Axit Amin, nhiều Axit béo không bão hòa, Cellulose, Sterol thực vật, sinh tố, muối vô cơ và những chất hạ mỡ khác. Nấm hương có hàm lượng dưỡng chất vô cùng phong phú, được dùng nhiều trong các món ăn. Ngoài hương vị thơm ngon, loại nấm này còn mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe như chống độc, chống u, tiêu thực mỡ, tốt với bệnh nhân cao huyết áp.
Hàm lượng Cellulose của nấm hương hỗ trợ phòng bí đại tiện, thúc đẩy vị tràng co bóp, giảm bớt sự hấp thụ Cholesterol của tiểu tràng. Nấm hương còn thúc đẩy quá trình phân giải Cholesterol. Ăn nấm hương thường xuyên còn có thể làm hạ thấp lượng Triglixerit và Cholesterol, hỗ trợ hạ mỡ máu.
Mộc nhĩ đen
Chất keo thực vật đặc biệt của mộc nhĩ đen làm chất béo ở đường ruột bài tiết ra ngoài, giúp tràng vị co bóp mạnh hơn, giảm bớt việc hấp thụ mỡ có trong thức ăn. Chất keo này cũng phòng ngừa chứng béo phì và hạ mỡ trong máu. Do đó, bên cạnh việc ăn, uống rau diếp cá trị mỡ máu, bạn nên bổ sung thêm mộc nhĩ đen vào khẩu phần nhé.
Măng tre
Lượng Axit Amin trong măng tre rất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng dinh dưỡng của măng tre rất phong phú, gồm có Carotene, Sắt, Canxi, mỡ, Protein, Vitamin B1, B2. Măng tre là loại rau lý tưởng để hạ thấp Cholesterol, đường và mỡ trong máu, đồng thời gia tăng Cellulose.
Tuy nhiên, chất Glycocid trong măng tươi có khả năng biến thành Axit Cyanhydric gây độc. Dùng quá nhiều măng đắng hoang dại chưa qua chế biến kỹ lưỡng có thể gây ra tình trạng chóng mặt, đau đầu,… Do đó, trước khi chế biến măng bạn cần thái lát mỏng, xé thành những sợi nhỏ và ngâm trong nước sạch qua đêm. Hãy ngâm măng vào nước vôi trong rồi tiến hành luộc bỏ vài lần nước để lọc cặn. Hãy để hở nắp khi luộc măng.
Rau câu
Axit béo không bão hòa trong rau câu có khả năng loại bỏ chất Cholesterol bám tại thành huyết quản. Cellulose trong rau câu có thể điều tiết vị tràng giúp Cholesterol bài tiết ra ngoài. Điều này sẽ hạn chế tình trạng hấp thu Cholesterol. Bạn thấy đấy, dùng rau diếp cá trị mỡ máu không phải là cách duy nhất mang đến công dụng hữu hiệu. Bạn hoàn toàn có thể dùng thêm rau câu để cải thiện tình trạng mỡ máu nhé.
Bí đao
Thành phần của bí đao không chứa chất béo. Nhiều chị em còn dùng bí đao như một món ăn giúp giảm cân, giữ dáng. Tỷ lệ thành phần nước cao và các dưỡng chất có trong bí đao rất hữu ích với cơ thể, tương tự như những loại sinh tố, nguyên tố vi lượng. Axit Malonic trong bí đao có thể khử chất mỡ thừa và hạ mỡ trong máu.
Sắn dây
Sắn dây chứa nhiều Sắt, Canxi, Cellulose thô, Protein. Sắn dây không chứa chất béo trong thành phần và hỗ trợ giảm béo. Sắn dây làm hạ thấp nồng độ Triglyceride và Cholesterol trong máu, có thể hỗ trợ giảm mỡ, hạ huyết áp.
Cà tím
Cà tím chứa nhiều sinh tố P, có công dụng làm gia tăng thêm độ dính tế bào, ngăn ngừa tiểu huyết quản xuất huyết, nâng cao tính đàn hồi của vi huyết quản. Bên cạnh đó, cà còn ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao, giúp hạ thấp Cholesterol, hỗ trợ chữa trị phụ trợ các chứng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, mỡ cao trong máu, khạc ra máu,…
Trà giảo cổ lam 5 lá
Bên cạnh rau diếp cá trị mỡ máu, nhiều người cũng tin tưởng chọn dùng trà giảo cổ lam 5 lá. Nó là một trong những dược liệu cổ quý hiếm, mang đến cho bệnh nhân bị mỡ máu cao công dụng hữu ích.
Nhiều nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam 5 lá có tác dụng hạ mỡ máu mạnh mẽ nhờ và 100 loại Saponin trong thành phần, sở hữu cấu trúc tương tự nhóm Damaran của nhân sâm. Uống trà giảo cổ lam 5 lá mỗi ngày sẽ giúp bạn hạ Cholesterol toàn phần có trong máu. Đồng thời làm giảm Triglycerid, tăng HDL (Cholesterol tốt), giảm HDL (Cholesterol xấu) với hiệu quả được ghi nhận từ 67 – 93%.
Bạn nên chọn dùng loại trà giảo cổ lam 5 lá tự nhiên, sạch, được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất khép kín bằng công nghệ hiện đại để giữ lại các hoạt chất hữu ích một cách tối đa. Bạn nên uống trà giảo cổ lam mỗi ngày để hạ mỡ máu hiệu quả nhé.