Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tám 23, 2022
Mục Lục Bài Viết
Theo Đông y, rau diếp cá có mùi tanh, vị chua, tính mát, mang đến tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Cụ thể, rau diếp cá có những công dụng dưới đây:
Diếp cá là một trong tám loại thảo dược hữu ích được ứng dụng trong việc chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Theo y học hiện đại, rau diếp cá sở hữu hoạt chất Flavonoid. Hoạt chất này hỗ trợ nâng cao sức bền của thành mạch. Bên cạnh đó, chúng cũng làm giảm áp lực động mạnh và cải thiện chứng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau diếp cá cũng giúp chống táo bón, nhuận tràng.
Dưới đây là cách uống rau diếp cá trị suy giãn tĩnh mạch để mang đến hiệu quả tối ưu:
Nước rau diếp cá có mùi tanh và vị chua đặc trưng. Do đó, bạn có thể thêm một ít đường hoặc muối rồi khuấy đều để dễ uống hơn. Lưu ý, bạn cần kiểm soát lượng đường và muối cho phù hợp, tránh lạm dụng. Bạn cũng không nên uống nước rau diếp cá quá nhiều. Để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bạn chỉ nên uống từ 500 – 700 ml/ngày.
Bên cạnh việc dùng rau diếp cá trị suy giãn tĩnh mạch, bạn cũng nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm hữu ích khác, cụ thể gồm có:
Vitamin C, E rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và tạo ra năng lượng. Nhất là với những người bị suy giãn tĩnh mạch. Bạn hãy ưu tiên bổ sung Vitamin C từ các loại trái cây như đu đủ, ổi, quýt, cam,… để giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, gia tăng độ bền mao mạch và tĩnh mạch đồng thời ngăn ngừa hiện tượng phá hủy tĩnh mạch.
Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin E như dầu mầm lúa mì, hạt óc chó, hạt dẻ,… là nguồn dưỡng chất góp phần bảo vệ tĩnh mạch, chống oxy hóa. Đặc biệt, Vitamin E có thể phân giải được chất béo. Nó là hoạt chất hỗ trợ làm chậm quá trình lưu thông máu. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin E vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh giãn tĩnh mạch gây ra.
Ngoài rau diếp cá trị suy giãn tĩnh mạch, các thực phẩm chứa Flavonoid cũng mang đến cho bệnh nhân nhiều lợi ích. Flavonoid (nhất là Rutin) giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức bền của thành mạch. Điều này giúp hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Flavonoid là yếu tố cần thiết hỗ trợ bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch hấp thụ dưỡng chất Vitamin C tốt hơn. Flavonoid có nhiều trong các loại rau màu xanh sẫm như nụ hoa hòe, cải xoong,…
Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như bí đỏ, súp lơ, ngũ cốc, đậu,… Chất xơ giúp người bệnh tránh bị táo bón, tác động trực tiếp đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bạn thấy đấy, một số thực phẩm rất hữu ích cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Điển hình là rau diếp cá trị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, cũng có một số thực phẩm người mắc bệnh lý này nên kiêng, cụ thể như sau:
Tinh bột và đường
Bạn nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột khi bị giãn tĩnh mạch. Vì chúng làm giảm hoạt động của các chất chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, đường còn là tác nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, kích thích tăng cân, làm gia tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
Các chất kích thích
Bệnh nhân giãn tĩnh mạch nên hạn chế dùng các chất kích thích không hữu ích, điển hình là thuốc lá, rượu bia,…
Thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào
Dùng món chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm bệnh giãn tĩnh mạch diễn ra nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do cơ thể tích nước dẫn đến các bệnh mạch vành, gan nhiễm mỡ,… Đây cũng chính là nguyên nhân làm cản trở quá trình lưu thông máu, về lâu dài sẽ dẫn đến các biến chứng tiêu cực.
Nhìn chung, bạn có thể dùng rau diếp cá trị suy giãn tĩnh mạch. Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc vận động, tập luyện cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh. Nhiều bạn đọc thắc mắc giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Hãy để Đa khoa Phương Nam giải đáp giúp bạn nhé.
Trên thực tế, đi bộ là một trong những bài tập hữu ích nhất cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Vì áp lực và thể tích của cơ thể sẽ thay đổi khi bạn đi bộ. Nếu bạn đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không xuất hiện dòng chảy tĩnh mạch.
Tuy nhiên, máu từ đám rối tĩnh mạch bên dưới gót chân và mặt lòng bàn chân sẽ đẩy lên tĩnh mạch sâu của cẳng chân khi nhấc cao gót chân lên. Lúc này, hoạt động co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch tại vùng đùi. Dòng máu ấy sẽ tiếp tục chảy về tĩnh mạch cao hơn và hướng đến tim.
Bơm tĩnh mạch sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi bạn đi bộ. Các chuyên gia cũng đã đo được lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu khi chân tích cực vận động cao hơn so với lúc đứng yên. Điều này hỗ trợ máu đẩy về tim tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch do ứ đọng. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên đi bộ đúng cách, cụ thể như sau:
Một nghiên cứu y khoa cũng cho biết: Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mãn tính nhưng đi bộ ít hơn 10 phút/ngày sẽ có nguy cơ gặp tình trạng loét chân cao hơn so với nhóm người hoạt động thể chất tích cực. Do đó, bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch được khuyến cáo nên đi bộ mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện 30 – 45 phút/lần và lặp lại nhiều lần trong ngày.