Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng Năm 4, 2024
Mục Lục Bài Viết
Tiền đình là một trong những cơ quan có chức năng giúp thăng bằng cho cơ thể. Cơ quan tiền đình thuộc hệ thần kinh, nằm phía sau hai bên ốc tai với chức năng chính là duy trì tư thế, cử chỉ, phối hợp cử động đầu, mắt và toàn thân. Khi thực hiện bất kỳ động tác gì, tiền đình cũng sẽ nghiên lắc theo để giữ thăng bằng cho toàn bộ thân người.
Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền, nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não hay các tổn thương khác trong khu vực tai trong, não. Việc này khiến cho tiền đình mất chức năng giữ thăng bằng, cơ thể bị loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,…
Những triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần, xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và khả năng lao động.
Có 2 loại rối loạn tiền đình thường gặp:
Rối loạn tiền đình gây mất thăng bằng cho cơ thể, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, nhiều người thắc mắc rằng “Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?”. Cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu câu trả lời nhé!
Thông thường, rối loạn tiền đình chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi biến mất. Tuy nhiên, trong thời gian phát bệnh, các triệu chứng có thể khiến người bệnh khó đi lại, dễ bị té ngã do chóng mặt, dẫn đến chấn thương xương hoặc nặng hơn ảnh hưởng đến sọ não.
Một số bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường xuyên xuất hiện những cơn chóng mặt, choáng váng có đi kèm nguy cơ tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tầm soát, đánh giá và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
Nhìn chung rối loạn tiền đình không phải bệnh quá nguy hiểm, thế nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài triệu chứng của rối loạn tiền đình mà người bệnh cần lưu ý.
Rối loạn tiền đình sẽ có triệu chứng tương tự như các bệnh lý thường gặp như đau đầu, dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình sẽ có cảm giác bị chao đảo, quay cuồng, choáng váng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, nhiều trường hợp không thể đứng lên được do mất thăng bằng.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là do dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương hoặc hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép. Hầu hết các trường hợp sau khi được nghỉ ngơi thì dấu hiệu trên cũng được thuyên giảm.
Do bị chóng mặt nên người bệnh bị mất thăng bằng khi di chuyển, luôn cảm thấy loạng choạng trong mỗi bước đi. Nhiều lúc muốn đi phải bám víu vào người hoặc vật khác mới đi được.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do sự tắc nghẽn của tiểu não, toàn bộ tiền đình, mắt và ngoại tháp gây ra.
Người bị rối loạn tiền đình gặp khó khăn trong việc tập trung, lo lắng quá mức, đầu óc người bệnh luôn trong trạng thái mơ hồ, lâng lâng, một số trường hợp còn bị run rẩy, tê bì tay chân, đau đầu,…
Ngoài những triệu chứng nêu trên, người bệnh còn bị hoa mắt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, ù tai, tim đập nhanh, buồn nôn, tăng hoặc giảm huyết áp. Một số trường hợp còn bị run rẩy, tê tay chân, đau đầu,…
Nếu người bệnh có những triệu chứng vừa nêu trên, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Nhiều người thắc mắc “đâu là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình?”, dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình được phân chia thành 2 dạng chính và một số nguyên nhân khác bao gồm:
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương bao gồm: Hạ huyết áp, nhồi máu tiểu não, u tiểu não, xơ cứng rải rác, hội chứng Wallenberg, bệnh Parkinson, Migraine,…Người bệnh rối loạn tiền đình do nhân tiền đình não gây ra, tiểu não bị tổn thương khó chữa lành hơn những nguyên nhân khác.
Tình trạng này ít gặp và không có quá nhiều triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên người bệnh cần chú ý các dấu hiệu bất thường để thăm khám kịp thời.
Qua đó ta thấy được, rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hạn chế sự phát triển của bệnh, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn chặn diễn tiến của bệnh.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và bệnh rối loạn tiền đình nói riêng. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng cũng như các thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiền đình.
Để cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ ra, chúng ta nên lưu ý một số nguyên tắc dinh dưỡng từ các chuyên gia như sau:
Khi bị rối loạn tiền đình, các tế bào sẽ bị suy giảm chức năng do thiếu hụt năng lượng từ chất dinh dưỡng. Vì thế, người bệnh cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sau:
Cải bó xôi
Cải bó xôi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người bệnh rối loạn tiền đình. Thành phần nổi bật có trong cải bó xôi là magie, có tác động lên hệ thần kinh, giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt hiệu quả.
Ngoài magie, trong cải bó xôi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, C, E, K, ..giúp tăng cường sức đề kháng và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung cải bó xôi vào chế độ ăn hàng ngày, song không nên ăn quá nhiều, vì loại rau này có nguy cơ gây bệnh gout và sỏi thận.
Đậu nành
Đậu nành chứa hàm lượng vitamin K cao, đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ thần kinh, chống lại bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, trong đậu nành còn chứa chất béo omega-3 làm giảm triệu chứng tim mạch, lưu thông khí huyết, từ đó giảm ảnh hưởng của bệnh rối loạn tiền đình đối với sức khỏe.
Mặc dù đậu nành rất tốt cho sức khỏe cũng như người mắc bệnh rối loạn tiền đình, tuy nhiên không nên dùng quá nhiều vì nó có thể gây cản trở việc hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Bông cải xanh
Trong bông cải xanh chứa lượng lớn vitamin A, không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp lưu thông khí huyết, cải thiện huyết áp. Nhờ đó, các vấn đề về thiếu oxy và máu ở người bị rối loạn tiền đình cũng được cải thiện, giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Nhiều bệnh nhân ăn bông cải đúng cách đã cải thiện đáng kể những triệu chứng của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng,…Tuy nhiên, người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn đưa bông cải vào chế độ ăn hàng ngày.
Khoai tây
Bên cạnh các loại rau xanh, tinh bột là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi người, đặc biệt người bệnh rối loạn tiền đình. Khoai tây rất giàu vitamin A, C giúp làm giãn mạch máu, giảm stress và tăng cường hoạt động của não bộ.
Triệu chứng rối loạn tiền đình được cải thiện đáng kể nhờ vào thành phần kukoamine có trong khoai tây. Bạn nên thường xuyên ăn khoai tây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế ăn khoai tây mọc mầm hoặc ngả màu để tránh gây độc cho hệ thần kinh.
Các loại quả họ cam, quýt
Người bị rối loạn tiền đình không nên bỏ qua các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,…vì đây là những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cà chua
Cà chua chứa nhiều vitamin A, C không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn giảm cảm giác mất thăng bằng, choáng váng do rối loạn tiền đình gây ra. Ngoài ra, các vấn đề về thiếu máu, tăng huyết áp, lượng đường cao cũng được cải thiện đáng kể.
Bạn nên ăn cà chua chín để đạt hiệu quả tốt nhất, vì cà chua sống chứa nhiều melanin không tốt cho hệ thần kinh.
Vậy là chúng ta đã biết thêm về những thực phẩm cho người rối loạn tiền đình, dưới đây là vấn đề nhiều người quan tâm “Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?”, mời bạn tham khảo bài viết để có đáp án nhé.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như loại bệnh, mức độ bệnh, thời gian phát bệnh cũng như phương pháp điều trị bệnh. Bệnh có hoàn toàn khỏi hết không, tùy thuộc vào người bệnh điều trị đúng phương pháp, đủ liệu trình theo chỉ định của bác sĩ.
Vì thế, để điều trị triệt để bệnh, việc mà bệnh nhân cần làm là đến đúng chuyên khoa, chẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tiền đình ngày càng tăng cao và ai cũng có thể mắc bệnh này. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Do đó, khi cơ thể có các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng hay mất ngủ bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên chủ động bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cùng biện pháp phòng bệnh rối loạn tiền đình để tránh những biến chứng không mong muốn.