Siêu âm thai được xem là phương pháp an toàn, hiệu quả giúp đánh giá, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Để đạt kết quả chính xác khi thực hiện thủ thuật này mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề. Trong đó, siêu âm 4D có được ăn sáng không là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm nhất. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu những vấn đề trên ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé!
Bác sĩ cho rằng khi thực hiện siêu âm 4D không cần nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, nếu tuần thai còn quá nhỏ thì mẹ bầu cần uống nhiều nước và nhịn đi tiểu. Vì như vậy bộ phận bàng quang sẽ căng lên, giúp sóng siêu âm có thể đi nhanh, tương tác với bào thai tốt hơn. Từ đó kết quả thu được cũng rõ ràng, chi tiết.
Sở dĩ mẹ bầu không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện siêu âm 4D vì kết quả sẽ ít bị ảnh hưởng từ việc có ăn hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo buổi siêu âm diễn ra thuận lợi và đạt kết quả chính xác cao, thai phụ tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như nước ngọt có ga, nước trái cây, thuốc lá, bia, rượu, trà, cà phê,…
Tuy nhiên, siêu âm 4D có được ăn sáng không còn tùy thuộc vào mục đích thăm khám, siêu âm của mẹ bầu, cụ thể như sau:
Mẹ bầu nên ăn: Khi thực hiện siêu âm bình thường, hỗ trợ cho quá trình thủ thuật diễn ra dễ dàng, thai nhi trở nên năng động, quan sát bé yêu rõ hơn ở nhiều góc độ,… Mẹ bầu nên ăn nhẹ trước buổi thăm khám từ 45 – 60 phút.
Mẹ bầu không nên ăn: Bên cạnh việc siêu âm nếu bác sĩ chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm xét nghiệm máu, nước tiểu thì chị em không nên ăn sáng trước khi siêu âm. Tuy nhiên, ngay sau khi các thủ thuật hoàn tất chị em nên ăn ngay để tránh tình trạng hạ đường huyết, dễ ngất xỉu thậm chí là ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Đối với trường hợp lần đầu đi siêu âm để chẩn đoán việc mang thai thì mẹ bầu không nên ăn trước thăm khám, tuy nhiên cần lưu ý những yếu tố dưới đây:
Uống nhiều nước đồng thời nhịn tiểu giúp bàng quang căng nước sẽ cho hình ảnh rõ nét, độ chuẩn xác cao.
Tránh tiêu thụ đồ uống có ga, bia, rượu và thuốc lá tối thiểu 12 tiếng trước khi siêu âm. Vì các chất này sẽ gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả siêu âm.
Quá trình siêu âm 4D
Bên cạnh vấn đề siêu âm 4D có được ăn sáng không thì nhiều chị em cũng quan tâm đến quá trình thực hiện phương pháp này.
Quá trình siêu âm 4D
Siêu âm 4D là một phương pháp thăm khám nhằm phát hiện dị tật thai nhi không gây đau đớn và xâm lấn. Do đó, khi thực hiện thủ thuật này mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. Ngoài ra, thai phụ cũng cần đi tiểu trước khi đi siêu âm.
Thời gian siêu âm mỗi người sẽ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng người mẹ, tư thế của thai nhi, tình trạng bệnh lý và cử động ở bé, lượng nước ối.
Quy trình siêu âm 4D gồm các bước như sau:
Mẹ bầu nằm trên giường siêu âm, kéo váy hoặc áo để lộ phần bụng.
Bác sĩ tiến hành bôi gel lên vùng bụng để tạo môi trường sóng siêu âm, thu lại kết quả rõ nét.
Chuyên gia sản khoa đặt thiết bị lên bụng, di chuyển để thu được hình ảnh của thai nhi dưới nhiều góc độ.
Thời gian thực hiện siêu âm 4D thông thường dao động từ 30 – 40 phút hoặc lâu hơn tùy vào mỗi trường hợp.
Siêu âm 4D giúp bác sĩ chẩn đoán, đo lường các chỉ số sau:
Vị trí – tuổi thai.
Kích thước thai nhi.
Trọng lượng thai.
Đo độ mờ da gáy.
Giới tính thai nhi.
Đánh giá hình thái thai nhi.
Phát hiện điểm bất thường ở thai nhi.
Thời điểm siêu âm 4D
Chúng ta đã biết siêu âm 4D có được ăn sáng không. Vậy nên siêu âm 4D vào thời điểm nào? Siêu âm 4D có thể phát hiện dị tật thai nhi lên tới 80 – 85%. Vào những thời điểm quan trọng, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp này, cụ thể như sau:
Tuần thai thứ 20 – 25:
Thời điểm này siêu âm 4D có thể giúp xác định được các dị tật của thai nhi:
Về đầu – mặt – ống thần kinh: Sứt môi – hở hàm ếch, không phân chia não trước, não úng thủy, giãn hố sau, bất sản thể chai, thoát vị màng não tủy,…
Về lồng ngực – tim – phổi: Bệnh lý lồng ngực (thoát vị hoành, hẹp lồng ngực,…), bệnh lý phổi (tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tuyến nang, phổi biệt lập), bệnh lý tim mạch (nguồn gốc động mạch, thông liên thất, thiểu sản tâm thất phải – tâm thất trái, đảo gốc động mạch, thất phải 2 đường ra,…).
Cơ quan trong ổ bụng: Bệnh lý về cơ quan tiết niệu (bất sản thận, thận đa nang, thiểu sản thận,…), bệnh lý ống tiêu hóa (hẹp tá tràng, thoát vị rốn,…).
Bệnh lý về chân tay – cơ quan vận động: Tay chân khoèo, thiếu sản xương quay, bất sản xương sụn,…
Tuần thai thứ 30 – 32:
Thời điểm này có thể phát hiện ra các dị tật xuất hiện muốn về bệnh lý não, tim mạch,…
Một số lưu ý khi siêu âm 4D
Ngoài vấn đề siêu âm có được ăn sáng không thì chị em cũng đừng bỏ qua một số lưu ý khi thực hiện thủ thuật này để đạt kết quả chính xác nhất.
Uống nhiều nước và nhịn tiểu
Khi thai nhi ít tuần mẹ bầu cần uống nhiều nước, nhịn tiểu trước thời gian thực hiện thủ thuật. Do sóng siêu âm sẽ truyền qua chất lỏng nên kết quả sẽ chính xác hơn. Hình ảnh thu được cũng rõ nét hơn.
Đi tiểu trước khi siêu âm
Mẹ bầu không cần phải nhịn tiểu nếu như thực hiện siêu âm bằng đầu dò âm đạo khi tuần thai nhỏ. Ngược lại, trước khi siêu âm đầu dò thai phụ cần phải đi tiểu để bàng quang rỗng.
Khi thai đạt từ 14 tuần trở lên cũng không cần phải nhịn tiểu vì lúc này bé đã đủ lớn để bác sĩ có thể đánh giá, chẩn đoán sự phát triển.
Mặc đồ rộng rãi thoải mái
Mẹ bầu cũng cần lưu ý là nên mặc đồ rộng rãi mỗi khi đi siêu âm để quá trình thăm khá diễn ra thuận lợi hơn.
Như vậy, Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc siêu âm 4D có được ăn sáng không. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển cũng như phát hiện điểm bất thường của thai nhi. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222.