Siêu Âm Đầu Dò Bị Ra Máu Có Sao Không?

Trang chủ > Siêu Âm > Siêu Âm Đầu Dò Bị Ra Máu Có Sao Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 10, 2023

Kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp thăm khám phổ biến. Vậy siêu âm đầu dò bị ra máu có sao không? Khi đi thăm khám cần lưu ý những gì? Siêu âm đầu dò có giúp phát hiện ra các bệnh lý phổ biến hay không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam giải đáp thắc mắc trên trong bài viết này bạn nhé!

Phương pháp siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm dùng để khám thai hoặc kiểm tra các bệnh phụ khoa cho phụ nữ. Đây là kỹ thuật hiện đại, không sử dụng bức xạ nên khó gây tổn hại cho thai nhi. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu vẫn lo lắng khi siêu âm đầu dò bị ra máu có sao không? 

Phương pháp siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp phổ biến để thăm khám sức khỏe nữ giới

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật dùng dụng cụ đầu dò chuyên dụng, thăm khám tại vùng kín của nữ giới. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị siêu âm có cấu tạo dài (được bọc cao su) và thoa gel đưa vào vùng kín của phụ nữ để kiểm tra tử cung, buồng trứng, âm đạo.

Phương pháp siêu âm này giúp xác định triệu chứng phụ khoa ở nữ giới đồng thời phát hiện thai nhi trong những tháng đầu tiên. Vì giai đoạn này, em bé chỉ mới là tế bào nhỏ nên sử dụng kỹ thuật thăm khám thành bụng sẽ khó phát hiện ra được. Từ đó hỗ trợ mẹ bầu lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ ngay từ sớm.

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?

Mỗi loại hình siêu âm đều sẽ có ưu và nhược điểm nhất định. Mặc dù phương pháp này mang lại nhiều lợi thế nhưng nhiều người vẫn còn ái ngại vì nó thăm khám qua đường âm đạo. Đối với thai phụ, họ cũng lo sợ việc đưa thiết bị siêu âm vào bên trong tử cung gây ảnh hưởng tới thai nhi. Hoặc vô tình mang tác nhân nhiễm bệnh xâm nhập vào cơ quan sinh dục.

Siêu âm đầu dò bị ra máu có làm sao không luôn là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Theo các bác sĩ khoa sản thì đây là phương pháp siêu âm hoàn toàn an toàn, không gây đau đớn.

Siêu âm đầu dò bị chảy máu có sao không?
Siêu âm đầu dò có thể khiến nữ giới ra máu

Đối với sản phụ, kỹ thuật siêu âm đầu dò không gây ra tổn thương đến thai nhi. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sĩ không đưa hẳn đầu dò vào cổ tử cung nên không làm ảnh hưởng đến vùng này. 

Thỉnh thoảng, việc siêu âm đầu dò mang lại cảm giác không thoải mái như tức bụng, gây cọ xát mạnh vào thành âm đạo làm chảy máu. Hiện tượng này được đánh giá là bình thường, sẽ hết sau 12 – 24 tiếng. Ngoài ra, nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, lượng máu ra ngày càng nhiều, màu thâm đen,… thì bạn có thể yên tâm.

Siêu âm thai đầu dò về bị ra máu có sao không?

Như đã đề cập ở phần trên, siêu âm đầu dò an toàn, không gây đau đớn, tổn hại đến thai nhi. Tùy theo cơ địa mà siêu âm thai đầu dò về ra máu hay không. Có người xuất huyết ngay sau khi đưa đầu dò vào vị trí thăm khám. Trong khi đó những trường hợp khác về nhà mới xuất hiện biểu hiện trên. Vì thế hãy an tâm nếu cơ thể ra máu tại vùng kín bạn nhé. Sau khoảng 1 ngày sẽ không còn chảy máu nữa. Nếu cơ thể vẫn tiếp tục xuất huyết sau 24 tiếng thì bạn nên liên hệ bác sĩ ngay.

Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo?

Siêu âm đầu dò âm đạo dùng để xác định việc mẹ bầu có mang thai hay không ở giai đoạn đầu. Đây cũng là phương pháp đánh giá những bất thường tại tử cung, vòi trứng, buồng trứng ở nữ giới. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến cơ quan sinh sản bạn cần thực hiện phương pháp siêu âm ngay, cụ thể như sau:

  • Xuất hiện các cơn đau nhiều lần trong ngày tại vùng xương chậu, bụng dưới.
  • Chị em có kinh nguyệt không đều, đau dữ dội khi đến ngày.
  • Nghi ngờ u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
  • Chảy máu vùng kín giữa chu kỳ hành kinh mà không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu, đau bụng dưới khi đang quan hệ.
  • Viêm nhiễm vùng kín, khí hư có mùi hôi.
  • Thai phụ.
Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo?
Thai phụ thường thực hiện siêu âm đầu dò

Ngoài ra, thai phụ cần phải thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò vì những lý do dưới đây:

  • Xác định chính xác vị trí thai nhi ở tuần thứ 4 – 5.
  • Sàng lọc trường hợp thai ngoài tử cung.
  • Đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 – 8. Đồng thời phát hiện sớm hoạt động của tim thai.

Những lưu ý khi siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò cũng giống như các phương pháp thăm khám khác, chị em cần lưu ý một số điều dưới đây để hỗ trợ bác sĩ thực hiện dễ dàng hơn:

Một số lưu ý khi thăm khám siêu âm đầu dò

  • Đi vệ sinh trước khi siêu âm để bàng quang rộng.
  • Mặc trang phục thoải mái, ưu tiên váy để thuận tiện cho việc thăm khám.
  • Giữ tâm lý ổn định, thả lỏng cơ thể, thư giãn.
  • Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, đảm bảo chất lượng, tay nghề.
Những lưu ý khi siêu âm đầu dò
Cần diện trang phục thoải mái khi đi siêu âm

Chuẩn bị gì trước khi siêu âm đầu dò

  • Phương pháp siêu âm đầu dò không yêu cầu thai phụ cần chuẩn bị gì nhiều.
  • Tùy thuộc vào lý do thăm khám với sự chỉ định của bác sĩ, các mẹ nên đi vệ sinh trước khi thực hiện kỹ thuật này. 
  • Nếu cần làm đầy bàng quang, mẹ có thể uống nước trước khi siêu âm 30 phút đến 1 tiếng.
  • Việc thăm khám không gây đau đớn, nhưng có thể hơi khó chịu.
  • Siêu âm đầu dò bị ra máu được xem là trạng thái bình thường sau khi thăm khám nên không cần quá lo lắng. Nếu dấu hiệu này kéo dài quá 24 tiếng, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Siêu âm đầu dò xong bị ra dịch màu nâu

Đôi khi phụ nữ xuất hiện dịch màu nâu sau khi thực hiện siêu âm đầu dò. Điều này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu của một trong số những trường hợp dưới đây:

Có thai

Trong những tuần đầu tiên, mẹ bầu thường cảm thấy âm đạo xuất hiện nhiều khí hư màu nâu. Tình trạng này sẽ biến mất hay kéo dài phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Bác sĩ phụ khoa cho biết thai phụ ra khí hư màu nâu là bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể liên quan đến một số bệnh ở vùng kín.

Trong giai đoạn mang thai, nồng độ Hormone Estrogen của phụ nữ sẽ biến đổi. Do đó sự dịch chuyển máu ở âm đạo cũng bị ảnh hưởng. Lưu lượng máu lúc này sẽ tăng lên và làm cho khí hư trong âm đạo tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải đi thăm khám sớm nếu tình trạng xuất hiện dịch màu nâu kéo dài.

Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa được xem là một trong những lý do khá phổ biến khiến âm đạo tiết ra dịch màu nâu khi mang thai. Để phân biệt được bệnh lý này với các biểu hiện sinh lý khác, mẹ bầu cần kiểm tra mùi hôi của khí hư. Theo bác sĩ, hiện tượng khí hư có mùi hôi, vùng kín khó chịu,… là những dấu hiệu cơ bản cho thấy chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa.

Siêu âm đầu dò âm đạo có thể phát hiện được bệnh gì?

Siêu âm đầu dò âm đạo không chỉ hỗ trợ nhận biết sớm thai nhi trong giai đoạn đầu, mà còn giúp phát hiện các bệnh lý, bao gồm:

U xơ cổ tử cung

U xơ cổ tử cung là loại u lành tính phổ biến ở tử cung. Phụ nữ thường mắc căn bệnh này khoảng 30 – 45 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 20% phụ nữ trên 35 tuổi mắc u xơ tử cung nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

Đa số bệnh nhân đi thăm khám khi bụng to ra, cảm giác nặng bụng dưới, ra máu vùng âm đạo bất thường, khối u to chèn ép bàng quang gây tiểu nhiều lần, tiểu khó, táo bón,… Bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò có thể giúp đánh giá số lượng, vị trí, hình dạng, kích thước,… qua đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Siêu âm đầu dò âm đạo có thể phát hiện được bệnh gì?
U xơ cổ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ

Polyp nội mạc tử cung

Bệnh này được hình thành do tăng sinh khu trú mô nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của Estrogen. Phụ nữ nên đi khám khi xuất hiện các triệu chứng như rong huyết, rong kinh, tăng tiết âm đạo. Nhiều trường hợp không có dấu hiệu mà chỉ phát hiện tình cơ khi đi thăm khám định kỳ hoặc kiểm tra vô sinh.

U nang buồng trứng

Thông thường, u nang buồng trứng không có dấu hiệu rõ rệt, đa số trường hợp phát hiện ra do khám tiền sản, kiểm tra vô sinh, bàng quang,… hoặc khi xuất hiện biến chứng cấp gây đau. Siêu âm cũng giúp đánh giá đặc điểm, kích thước phản âm trong lòng u, có vách ngăn trong lòng u hay không, xuất hiện nhiều thùy,… qua đó giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.

Lạc tuyến nội mạc

Lạc tuyến nội mạc thường xảy ra khi lạc tuyến cơ tử cung hoặc lạc tuyến nội mạc ở buồng trứng, có nhiều trường hợp xuất hiện tại vùng chậu sâu. Phụ nữ thường đi thăm khám khi gặp triệu chứng đau đầu kéo dài liên quan đến kỳ kinh nguyệt hoặc khám vô sinh, đau vùng chậu mãn tính, đau khi quan hệ, đại tiểu tiện,…

Kỹ thuật siêu âm giúp đánh giá kích thước, vị trí, phản âm cũng như ranh giới của khối lạc tuyến nội mạc với các cơ quan vùng chậu. Nhờ đó giúp bác sĩ tiến hành đánh giá được tình trạng bệnh nhân để có phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm nhiễm vùng chậu là một nhóm bệnh lý đa dạng. Viêm cơ quan sinh dục xảy ra sau khi nhiễm khuẩn ở âm đạo, âm hộ, cổ tử cung. Nữ giới thường có dấu hiệu như sốt, đau vùng chậu, ra huyết, mủ âm đạo,…

Kết quả hình ảnh siêu âm sẽ cho ra kết quả thể hiện sự viêm nhiễm như tổ chức phù nề, thâm nhiễm, ứ mủ, tụ dịch, dải dính,… Ngoài ra, kỹ thuật thăm khám trên cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định, theo dõi diễn biến của bệnh lý viêm nhiễm để giúp các bác sĩ lâm sàng đánh giá hiệu quả điều trị.

Hầu như khi tiến hành dùng kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo không gây đau đớn, khó chịu. Toàn bộ quá trình thường chỉ mất từ 15 – 20 phút. Một số trường hợp sau khi làm siêu âm đầu dò bị ra máu tuy nhiên điều này khá bình thường, không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nếu biểu hiện trên kéo dài hơn 24 tiếng cần đến gặp bác sĩ thăm khám, điều trị. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Làm Sao Biết Được Kết Quả Siêu Âm Ổ Bụng Bình Thường?
Bài viết tiếp theo
Siêu Âm Đầu Dò Âm Đạo Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Ra Sao?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1